Một số các tiêu chí đánh giá quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại địa bàn chi cục thuế đồ sơn – kiến thụy thành phố hải phòng (Trang 37 - 40)

Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ

1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ

1.4.2. Một số các tiêu chí đánh giá quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Tiêu chí đánh giá quản lý nợ thuế

- Tỷ lệ thuế nợ trên tổng số thuế thu được Tỷ lệ nợ thuế (%) = Tổng số nợ thuế đến cuối kỳ

Tổng số thuế thu được trong kỳ x 100

Chỉ tiêu này so sánh tỷ lệ giữa số nợ thuế và số thuế thu trong kỳ. So sánh tỷ lệ này giữa các năm cho biết năng lực thu thuế tăng lên hay giảm đi. Tỷ lệ này tăng lên có thể do tổng số nợ thuế tăng hoặc số thuế thu được ít đi, khi đó đánh giá hiệu quả thu thuế kém đi. Hoặc tỷ lệ này tăng còn do tốc độ tăng nợ thuế nhanh hơn tốc độ tăng của số thuế thu trong kỳ, khi đó cũng đánh giá hiệu quả thu giảm. Theo như thống kê trong công tác thuế, con số này kiểm soát ở mức 5%.

- Tỷ lệ thuế nợ không có khả năng thu

Tỷ lệ thuế nợ không có khả năng thu (%)

= Tổng số thuế nợ không có khả năng thu

Tổng số thuế nợ x 100

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng thuế nợ thì có bao nhiêu đồng không có khả năng thu. Nếu tỷ lệ này cao, tăng lên hàng năm phản ánh khả năng thất thoát ngân sách có xu hướng càng tăng và ngược lại.

- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ đã thu hồi Tuổi nợ bình

quân (ngày)

= Tổng số ngày thực tế phát sinh của các khoản nợ

Tổng số thuế nợ

Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của một khoản nợ từ lúc phát sinh cho tới lúc hoàn thành nghĩa vụ nộp vào NSNN. Tuổi nợ này thấp cho thấy CQT đã giải quyết vấn đề liên quan đến các khoản nợ này nhanh chóng. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu yêu cầu giảm hàng năm, phản ánh hiệu suất, hiệu quả trong công việc được cải thiện.

- Tỷ lệ các trường hợp nợ thuế Tỷ lệ trường hợp

nợ thuế (%)

= Tổng số trường hợp nợ

Tổng số trường hợp nộp x 100

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 người nộp thuế thì có bao nhiêu người nợ. Chỉ tiêu này phản ánh được mức độ phổ biến nợ tại địa bàn. Nếu tỷ lệ này cao, tăng lên thì cơ quan quản lý cần phải tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết kịp thời vì chứng tỏ nợ thuế đã lan rộng. Còn nếu tỷ lệ này thấp, tập trung ở một số trường hợp nhất định thì cũng làm cơ sở cho CQT xem xét giải quyết, tháo gỡ khó khăn nếu có.

Việc CBCC QLNT tiến hành thu thập, xây dựng được càng nhiều các chỉ tiêu thì việc đánh giá công tác QLNT sẽ càng sát với thực tiễn. Mỗi chỉ tiêu nợ thuế được theo dõi qua các năm sẽ phản ánh được sự thay đổi, tình hình biến động trong các khoản thuế nợ, từ đó CQT xem xét hỗ trợ, chấn chỉnh, hoặc có thể thay đổi một số

phương thức trong quá trình thực hiện đôn đốc sao cho hiệu quả thực hiện quản lý là tốt nhất.

Một số các chỉ tiêu khác có thể bao gồm như: Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn, tỷ lệ chi phí hành chính trung bình cho một khoản nợ, tỷ trọng của từng khoản nợ chia theo thời gian trên tổng các trường hợp,…

Một lưu ý nữa là các con số theo dõi cần bảo đảm nguyên tắc thống kê, có ý nghĩa, theo dõi các con số bằng cả số tuyệt đối và tương đối. Theo dõi cùng đối tượng thống kê, phạm vi về không gian, thời gian,…

Bên cạnh đó là một số các chỉ tiêu định tính. Đây là những chỉ tiêu khó có thể đo lường, khó khăn trong tính toán, đánh giá ý nghĩa bằng con số cụ thể. Cụ thể như:

-Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác QLNT trong việc hướng dẫn pháp luật, thái độ phục vụ, đôn đốc, sự linh hoạt trong giải quyết công việc, cải cách thủ tục hành chính.

-Sự chuyển biến về ý thức của NNT. Ở đây chúng ta có thể xét thông qua tỷ lệ đối tượng nợ thuế năm sau so với năm trước hoặc tỷ lệ đối tượng đối tượng phải áp dụng CCNT năm sau so với năm trước. Tỷ lệ này giảm thì sự chuyển biến mang tính tích cực và ngược lại.

Tiêu chí đánh giá cưỡng chế nợ thuế - Tỷ lệ thành công của các cuộc CCNT Tỷ lệ các trường hợp cưỡng

chế nợ thành công (%)

= Tổng số trường hợp CCNT thành công

Tổng số trường hợp CCNT x 100

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả trong các cuộc CCNT, trong 100 cuộc cưỡng chế thì có bao nhiêu cuộc cưỡng chế thành công. Tỷ lệ này cao chứng tỏ công tác tổ chức CCNT có hiệu quả tốt. Thông qua chỉ tiêu này có thể chia ra chi tiết tỷ lệ thành công của từng biện pháp áp dụng, để từ đó có cơ sở linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

- Tỷ lệ thu hồi số tiền nợ thuế từ CCNT Tỷ lệ thu hồi

thành công (%)

= Tổng số tiền thu được từ CCNT

Tổng số tiền phải thu từ các trường hợp CCNT x 100

Chỉ tiêu này đo lường được tỷ lệ thu hồi thành công tiền thuế từ các trường hợp phải áp dụng CCNT. Trong 100 đồng cần thu thông qua CCNT thì đã thu được bao nhiêu đồng vào NSNN. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

- Tỷ lệ chi phí hành chính liên quan CCNT Tỷ lệ chi phí hành

chính (%)

= Tổng chi phí hành chính dùng cho CCNT

Tổng số tiền thu được bằng CCNT x 100

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng thuế nợ thông qua CCNT thì cần bao nhiêu đồng chi phí liên quan. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 100% thì cho thấy hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng phương pháp CCNT là không ổn, phi hiệu quả. Mặc dù nhiều cuộc CCNT cần chấp nhận tỷ lệ lớn 100% này để đảm bảo tính răn đe cho các đối tượng vẫn còn thiếu ý thức trách nhiệm trong nghĩa vụ thuế. Nhưng nếu tính tổng thể thì không thể chấp nhận tỷ lệ này.

Cũng tương tự QLNT thì CCNT cũng có những tiêu chí mang tính định tính như:

phản ánh sự chuyển biến ý thức khi bị áp dụng CCNT, tiêu chí phản ánh năng lực giải quyết công việc của CQT.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại địa bàn chi cục thuế đồ sơn – kiến thụy thành phố hải phòng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)