Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.7. Nghiên cứu trường hợp
3.7.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm đợt 2
Trước khi tiến hành thực nghiệm đợt 2, SV đã được học học phần PPDH Toán TH A, về mặt lí thuyết thì SV đã đƣợc trang bị các KN: KN lập kế hoạch DH, KN trình bày kế hoạch bài học và KN triển khai kế hoạch bài học. Tuy nhiên, qua trao đổi với chúng tôi, các SV này thừa nhận mình còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch bài học, cụ thể: các em thường gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu bài học, không biết thiết kế và tổ chức các hoạt động DH, không biết dự đoán những khó khăn của HS trong DH.
SV Nguy n Phan Thúy Quỳnh nói: “Khi xác định mục tiêu DH, chúng em thường dựa trên các giáo án có sẵn trong sách GV hoặc tải trên mạng mà làm theo, chúng em hiểu về nó không rõ ràng, còn rất mơ hồ.”
Khi đƣợc hỏi về việc thiết kế bổ sung hệ thống bài tập thì SV Ca Thị Bích Trâm nói: “Chúng em không nghĩ tới việc thiết kế bổ sung hệ thống bài tập. Chúng em chỉ rèn luyện sao cho có thể giải được các bài tập trong SGK, các sách tham khảo là được rồi, còn việc thiết kế mới bài tập chắc là phải chờ giảng dạy nhiều năm có kinh nghiệm rồi chúng em sẽ làm.”
Giai đoạn đầu của quá trình thực nghiệm, các SV này vẫn còn nhút nhát ít đƣa ra ý kiến của mình, chƣa tích cực tham gia trong các buổi seminar. Tuy nhiên, ở các giai đoạn tiếp theo, các em đã thường xuyên phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận và đƣa ra những nhận xét của cá nhân trong các buổi làm việc theo nhóm, khả năng di n đạt của các em đƣợc cải thiện đáng kể.
Sau thực nghiệm đợt 2, 02 SV này đã có sự tiến bộ r rệt không chỉ ở kết quả học tập, mà còn phát triển đƣợc các KNDH cần thiết, các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong các hoạt động giảng dạy.
Trong thời gian thực tập tại trường TH, các em được đánh giá cao, cả 02 SV đều được xếp loại xuất sắc. GV Nguy n Ngọc Hà, trường TH thị trấn Mỹ Thọ 1, nhận xét về giờ dạy của các em: “Các em chuẩn bị bài chu đáo, nghiêm túc, sử dụng đồ dùng DH có hiệu quả, tiết học nhẹ nhàng tự nhiên, phát huy được tính tích cực của HS, có sáng tạo trong điều chỉnh nội dung tài liệu học tập, xử lí tốt các tình huống sư phạm”.
Bảng 3.14. Kết quả học tập của các SV nghiên cứu trường hợp
STT Họ và tên
Điểm thi PPDH Toán
TH B
RLNVSP thường xuyên 2
1 Nguy n Phan Thúy Quỳnh 3 3
2 Ca Thị Bích Trâm 3 3
Qua quan sát, theo d i quá trình các em học tập, rèn luyện, đồng thời qua trao đổi với GV hướng dẫn thực tập sư phạm của các em ở trường TH, chúng tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ tích cực:
- Các em có thể xác định mục tiêu của bài học mà không cần dựa vào sách GV, internet hay bất kì tài liệu hướng dẫn nào khác. Mặc dù, thỉnh thoảng mục tiêu DH của bài học mà các em đƣa ra chƣa thật sự đầy đủ.
- Kế hoạch bài học mà các em thiết kế đã cho thấy sự cẩn thận, biết
quan tâm đến liên hệ với thực ti n đời sống của HS, có dự kiến nhiều phương án DH, biết quan tâm đến phân hóa đối tƣợng HS.
- Qua quan sát giờ thực hành giảng dạy của các em, chúng tôi nhận thấy mặc dù các em chƣa thật sự tự tin khi đứng lớp, nhƣng các em vẫn làm chủ đƣợc lớp học, làm r đƣợc trọng tâm bài học, phát huy đƣợc tính tích cực của HS.
Đối với những SV có học lực trung bình nhƣ Ca Thị Bích Trâm và Nguy n Phan Thúy Quỳnh thì những kết quả trên đây là rất đáng khích lệ.
Qua kết quả nghiên cứu trường hợp ở 2 đợt thực nghiệm (đợt 1 và đợt 2) cho phép chúng tôi khẳng định các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất không chỉ có những tác động tích cực trên kết quả đại trà, mà khi nghiên cứu trường hợp riêng lẻ chúng ta cũng thấy đƣợc tính hiệu quả của nó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày một số thực nghiệm nhằm minh họa và kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của một số biện pháp sƣ phạm đã đề ra. Chúng tôi chia làm 3 đợt thực nghiệm, ở mỗi đợt thực nghiệm những nội dung khác nhau và đều đƣợc đánh giá ở cả hai mặt định tính và định lƣợng.
Ngoài ra, chúng tôi còn chọn 02 SV trong các đợt thực nghiệm 1 và 2 để tiến hành nghiên cứu trường hợp. Thực nghiệm đã đạt được một số kết quả tích cực:
- Kết quả đợt thực nghiệm thứ nhất cho thấy SV đã nắm đƣợc dạng và phương pháp giải tương ứng của các dạng toán SH ở TH, có các KN cần thiết trong DH giải toán SH: KN giải toán, KN phân tích nguyên nhân và tổ chức khắc phục sai lầm của HS trong giải toán SH.
- Kết quả đợt thực nghiệm thứ hai cho thấy SV đã biết cách xây dựng tình huống thực ti n gần gủi với HS trong DH, nắm đƣợc các kiến thức về câu hỏi và biết sử dụng câu hỏi trong DH một cách hợp lí. SV nắm đƣợc quy trình thiết kế bài toán thực ti n và biết cách thiết kế bổ sung hệ thống bài toán thực ti n phù hợp với HS. SV biết thiết kế và tổ chức DH theo tiếp cận NL HS (một xu hướng DH mới), biết quan tâm đến liên hệ với đời sống thực ti n, quan tâm đến phân hóa đối tƣợng HS và chú trọng tạo điều kiện cho HS tự tìm tòi, phát hiện kiến thức trong DH. SV hiểu r cách đánh giá bằng nhận xét, biết đánh giá, biết đƣa ra những nhận định cụ thể kèm theo những nguyên nhân và hướng hỗ trợ cho HS, biết động viên, khuyến khích HS.
- Kết quả đợt thực nghiệm thứ ba cho thấy hình thức DH các học phần về Toán cao cấp nhƣ đã đề xuất giúp SV hiểu đƣợc quan điểm xây dựng nội dung SH trong chương trình môn Toán ở TH, đồng thời bước đầu hình thành và phát triển cho SV KN xác định cơ sở toán học của nội dung DH và KN phân tích chương trình.
Qua đó chúng tôi có thể kết luận giả thiết khoa học của đề tài là có cơ sở khoa học, các biện pháp đã đề xuất là hiệu quả và khả thi, có thể áp dụng trong việc phát triển NLDHSH nói riêng, NLDH môn Toán nói chung cho SV ngành GDTH, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đạt đƣợc những kết quả chính sau:
- Đề cập một cách hệ thống các quan niệm, các vấn đề có tính lí luận và các nghiên cứu trước đây liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án như NL, NLSP, NLDH của GV và của SV sƣ phạm; làm r những thành tố cơ bản trong NLDH và NLDH môn Toán của GVTH, đồng thời cũng làm r đƣợc đặc điểm dạy và học SH ở TH.
- Làm r NLDHSH của SV ngành GDTH với 6 NL thành tố và đƣa ra một số tiêu chí để đánh giá NLDHSH của SV ngành GDTH.
- Đã tiến hành khảo sát và phân tích để xác định thực trạng về vấn đề phát triển NLDHSH của SV ngành GDTH ở một số trường đại học ở các vùng, miền khác nhau trên toàn quốc.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực ti n, luận án đã làm r định hướng xây dựng các biện pháp sư phạm. Từ đó, đề xuất 03 nhóm biện pháp với 09 biện pháp sƣ phạm cụ thể để phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH. Các ví dụ đƣợc trình bày trong nội dung các biện pháp nhằm minh họa cho cách thức thực hiện các biện pháp sƣ phạm.
- Đã tiến hành thực nghiệm tại 3 thời điểm đối với một số biện pháp sƣ phạm thuộc 3 nhóm biện pháp đã nêu. Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá theo các phương pháp định tính, định lượng, đồng thời sử dụng kết quả của việc tiến hành nghiên cứu trường hợp để kiểm tra sự đúng đắn, tính hợp lí và khả thi của những biện pháp sƣ phạm đã đề ra. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy các biện pháp sƣ phạm đã tác động đến các khâu trong quá trình đào tạo và tạo được một môi trường sư phạm thuận lợi để phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH.
- Có một số bài báo đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành có
uy tín. Nội dung của các bài báo có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung của luận án.
Những kết quả trên đã bước đầu chứng tỏ giả thiết khoa học của luận án đề ra là chấp nhận đƣợc, mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đã hoàn thành.
2. KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với các trường đại học có đào tạo ngành GDTH:
- Cần thay đổi tư duy trong thiết kế chương trình đào tạo, chuyển từ thiết kế chương trình theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL.
- Cần phân phối thời lượng của các học phần trong chương trình đào tạo SV ngành GDTH một cách hợp lí, chú trọng tăng thời gian rèn luyện tay nghề cho SV ngành GDTH.
- Đặc biệt chú trọng bồi dƣỡng tay nghề cho giảng viên, tạo mối quan hệ chặt chẽ với các trường TH. Trường TH là môi trường tốt nhất để phát triển NLDH cho SV, là nơi phản ánh r nét nhất kết quả đầu ra của chương trình đào tạo ngành GDTH.
- Cần tăng cường cơ sở vật chất, các phòng học, phòng thực hành bộ môn cho SV ngành GDTH. Với đặc thù nghề nghiệp, SV ngành GDTH phải thực hành, rèn luyện nhiều KN, với nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. SV rất cần những phòng học chức năng có kết nối internet, có các phương tiện đồ dùng DH phong phú… để họ có thể thực hành các KN nghề nghiệp đƣợc d dàng và thực tế hơn.
- Nhà trường cần phải nâng cao nhận thức cho SV trong việc rèn luyện tay nghề. Ngay từ năm thứ nhất SV cần được định hướng để ý thức được tầm quan trọng của việc rèn KN nghề, để từ đó SV đầu tƣ công sức, thời gian vào quá trình rèn luyện.
2. Đối với giảng viên:
- Giảng viên cần nhận thức đầy đủ công cuộc Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, phải cập nhật và thay đổi PPDH theo hướng phát triển NL người học.
- Thường xuyên trao đổi chuyên môn, tham gia sinh hoạt học thuật với đồng nghiệp, tự học, tự nghiên cứu, theo d i những xu hướng, những kết quả nghiên cứu mới thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình ở trong nước và trên thế giới để nâng cao trình độ.
- Cần nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của việc phát triển NLDHSH cho SV; ý thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phát triển NLDHSH cho SV. Bên cạnh việc rèn luyện cho SV các KN nghề cơ bản, giảng viên cần chú trọng rèn luyện cho SV các KN khác nhƣ: KN xác định cơ sở toán học của nội dung DH, KN thiết kế tình huống, bài tập thực ti n… Đặc biệt là các giảng viên không thuộc bộ môn PPDH, khi DH các học phần về Toán cao cấp, giảng viên cần chú trọng liên hệ với nội dung SH ở TH.
3. Đối với SV:
- Phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển NLDHSH cho bản thân nhằm đầu tƣ công sức, thời gian vào việc học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc.
- Phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của tất cả các học phần trong chương trình đào tạo, hiểu được vai trò, mối liên hệ của chúng với việc hình thành và phát triển NLDHSH cho bản thân.
- Phải tận dụng tối đa thời gian kiến tập, thực tập sư phạm ở trường TH để học hỏi kinh nghiệm của GVTH và có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dƣỡng.
- Luôn có ý thức nâng cao nhận thức, trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỉ luật, có ý chí, nghị lực trong học tập.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguy n Thị Trúc Minh (2017), “Rèn luyện kĩ năng vận dụng phối hợp phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học”, Tạp chí giáo dục (404).
2. Nguy n Thị Trúc Minh (2018), “Thực trạng phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở một số trường đại học”, Tạp chí giáo dục (427).
3. Nguy n Thị Trúc Minh (2018), “Những thành tố của năng lực dạy học số học của sinh viên ngành giáo dục tiểu học”, Tạp chí giáo dục (429).
4. Nguy n Thị Trúc Minh, Lê Tuấn Anh (2018), “Phát triển năng lực hiểu biết về nội dung số học và giải thích cơ sở toán học của nội dung số học trong SGK toán tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học thông qua dạy học các học phần toán”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội (63).
5. Nguyen Thi Truc Minh (2018), “Training designing skill and organizing arithmetic teaching activities for primary pedagogy students towards developing students’ competence”, Vietnam Journal of Education (volume 05).
6. Nguy n Thị Trúc Minh (2019), “Một số biện pháp phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH”, Tạp chí giáo dục (450).
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Nguy n Nhƣ An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và qui trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - giáo dục, Luận án Phó tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sƣ phạm Hà nội.
[2] Lê Thị Lan Anh (2013), Xây dựng quy trình dạy học phát hiện theo thuyết kiến tạo ở TH, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
[3] O.A.Ap-đu-li-na (1963), Bàn về KN sư phạm, NXBGD, Hà Nội.
[4] O.A.Ap-đu-li-na (1976), Về kỹ năng sư phạm (trong “Những vấn đề đào tạo về giáo dục đại cương cho GV tương lai” Matxcơva). Bản dịch viết tay của Đinh Loan Luyến – Lê Khánh Bằng, Tổ Tƣ liệu ĐHSPHN I.
[5] O.A.Ap-đu-li-na (1978), Hình thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm trong việc tổ chức công tác giáo dục HS, tuyển tập báo cáo Minsk- NXB Giáo dục Hà nội (Nguy n Đình Chỉnh dịch 1980).
[6] Nguy n Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà (2017), Dạy và học tích cực (Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học), NXB Đại học Sƣ phạm.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kềm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/1006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình GDPT tổng thể trong Chương trình GDPT mới, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Phương pháp giảng dạy đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
[10] Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học ban hành theo quyết định số 14/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[13] Bộ giáo dục và Đào Tạo (2018), Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[14] Bernd Meier, Nguy n Văn Cường(2014), Lí luận dạy học hiện đại, NXB ĐHSP.
[15] Nguy n Văn Cường, Bernd Meier (2011), Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, Đại học Potsdam, CHLB Đức.
[16] Nguy n Cang (1999), Lịch sử Toán học, NXB Trẻ.
[17] Nguy n Văn Cường, Nguy n Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo GV”, Tạp chí Giáo dục (80), tr. 15-17.
[18] A.G. Côvaliôp, (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 2, NXB GD Hà nội.
[19] Cục Đào tạo - Bồi dƣỡng GV (1982), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho SV các trường sư phạm, Hà Nội.
[20] Cudơminna N.V. (1961), Hình thành các NL sư phạm, NXB ĐH Tổng hợp Lê nin grat.
21 Vũ Quốc Chung (chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguy n Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB Giáo dục.
[22] Vũ Quốc Chung (chủ biên), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (tài liệu thử nghiệm đào tạo GV tiểu học trình độ cao đẳng và đại học), tập 1, 2, NXB ĐHSP.
[23] Trần Việt Cường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần PPDH môn Toán (những nội dung cụ thể) góp phần rèn luyện NL sư phạm cho SV khoa Toán, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.