Giới thiệu chung về kinh tế xã hội huyện phúc thọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚC THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

2.1. Giới thiệu chung về kinh tế xã hội huyện phúc thọ

Huyện Phúc Thọ nằm phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km; giáp với các huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây. Huyện có diện tích tự nhiên 117km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã và 01 Thị trấn, chia làm 2 vùng (vùng đồng và vùng bãi); có Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421; có 3 sông chảy qua là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích; là vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử, cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có 193 năm; nhân dân sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp - TTCN phát triển còn chậm.

Phúc Thọ là vùng đất hiếu học, nhiều người đỗ đạt, thành danh. Đến nay huyện có 07 cá nhân và 13 xã, thị trấn được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Năm 2000 Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ được Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; năm 2011 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Gần đây nhất, vì đã có thành tích đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Huyện vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch Nước trao tặng đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng huyện (03/8/1954 - 03/8/2014).

Thang Long University Libraty

39

Huyện có 2 tôn giáo chính: Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Toàn huyện có 86 di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng (44 cấp quốc gia, 42 cấp tỉnh), trong đó có đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ những năm 1960 và hiện nay đã được công nhận là di tích cấp quốc gia hạng đặc biệt. Đảng bộ huyện có 45 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 23 đảng bộ xã, thị trấn, 06 đảng bộ cơ quan và 16 chi bộ trực thuộc với 7.028 đảng viên. Trên địa bàn có 77 trường học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Giáo dục thường xuyên) và có 223 cơ quan, doanh nghiệp.

Toàn huyện có 81 làng, trong đó 61 làng có nghề, 5 làng được công nhận là làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng khắp trong và ngoài khu vực như: đậu phụ Linh Chiểu, rau muống tiến vua Sen Chiểu, tương đỗ Thượng Cốc, bánh bún Hát Môn, thú nhồi bông Tam Hiệp. Hiện nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hy vọng trong thời gian tới, Huyện sẽ có bước phát triển mới và là điểm đến của các nhà đầu tư và khách du lịch.

2.1.2. Hiện trạng Kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ

Phúc Thọ với đặc điểm tự nhiên của vùng châu thổ sông Hồng đất đai bằng phẳng, phù sa màu mỡ do được bồi tụ phù sa của ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích nên có nhiều tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng bình quân 5,1%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh lúa, ngô là hai cây lương thực chủ đạo, Phúc Thọ còn có thế mạnh về sản xuất đậu tương và các loại rau quả. Hàng năm, nơi đây cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận hàng chục nghìn tấn rau, đậu, quả các loại.

Phúc Thọ có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 56% diện tích đất tự nhiên. Trong những năm

40

qua, huyện luôn xác định tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Bên cạnh việc chuyển đổi 317 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang thả cá, trồng cây ăn quả, cỏ nuôi bò sữa, hoa, cây cảnh… việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã được huyện quan tâm đúng mức. Hiện nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa (Phúc Hòa, Phụng Thượng, Ngọc Tảo), vùng sản xuất rau (Võng Xuyên), ngô (Vân Nam, Vân Hà, Vân Phúc), đậu tương (Phụng Thượng, Phúc Hòa, Xuân Phú), vùng trồng cây công nghiệp (Hiệp Thuận)…. Thành công nhất trong sản xuất nông nghiệp ở nơi đây là Phúc Thọ đã trở thành điển hình về trồng cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính với diện tích đất canh tác hàng năm ổn định ở mức 4.000 ha.

Khai thác thế mạnh của vùng đất bãi, Phúc Thọ không ngừng phát triển chăn nuôi. Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa. Đến nay, tổng đàn trâu bò của huyện có khoảng 9 nghìn con, trong đó có 400 bò sữa, đàn lợn có 87 nghìn con và 820 nghìn gia cầm.

Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo chiều sâu, huyện đã xây dựng 2 trại nuôi lợn nái ngoại ở Võng Xuyên và Thượng Cốc, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung. Tận dụng mặt nước ao đầm, hồ, mỗi năm huyện cung cấp cho thị trường 700 – 800 tấn cá.

Hiện nay, toàn huyện có 215 trang trại với diện tích 404ha gồm 11 trang trại cây hàng năm, 23 trang trại cây ăn quả, 82 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại thủy sản, 82 trang trại tổng hợp; huyện có 309 vườn trại với diện tích 122ha gồm trồng cây hàng năm 18ha, trồng cây lâu năm 41ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản 56ha, hoa cây cảnh 7ha. Hầu hết các diện tích chuyển đổi đạt giá trị trên 100 triệu/ha/năm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, Phúc Thọ đã rất quan tâm đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành

Thang Long University Libraty

41

nghề chính như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.

Giai đoạn từ 2010 -2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần. Năm 2010, nông nghiệp: 34,5% (năm 2014: 29,1%; dự kiến năm 2015:

39%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: 36,2% (năm 2014: 37,8%; dự kiến năm 2015: 39%); thương mại, dịch vụ: 29,3% (năm 2014: 33,1%; dự kiến năm 2015: 34%). Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh qua các năm: năm 2010 đạt 10,5 triệu đồng/người/năm; năm 2014 đạt 25,2 triệu đồng/người/năm; năm 2015 phấn đấu đạt 28 triệu đồng/người/năm, tăng 2,7 lần so với năm 2010; đặc biệt Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa có bước bứt phá. Huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đến hết năm 2014, công tác dồn điền đổi thửa toàn huyện đạt 3708 ha, bằng 100,6% so với kế hoạch; có 10 xã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành một trong sáu huyện dẫn đầu của Thành phố về thành tích này, được Uỷ ban nhân dân thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc. Dự kiến đến hết năm 2015 huyện có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 17/22 xã, đạt trên 77%. Chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền, đổi thửa đã tạo điểm nhấn trong thành quả chung về phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua, đã góp phần thay đổi nhận thức, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc.

Là một địa phương phân lũ (1/2 số xã nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ quốc gia) với nhiều tuyến đê dài trong đó có những đoạn rất xung yếu nên

42

công tác xây dựng củng cố cơ sở hạ tầng trong huyện có vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Phúc Thọ đã xây dựng được nhiều công trình phục vụ cho sản xuất, dân sinh với tổng giá trị lên tới 165 tỷ đồng. Hầu hết đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, khang trang sạch đẹp.

Hệ thống đê, kè, cống, kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện có đập Đáy, kênh Cẩm Đình – Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy, với cảnh quan đẹp, hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng làng, gia đình, đơn vị văn hóa được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp. Đến nay, toàn huyện có 82% hộ gia đình, 65 làng và 32% số đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt với 18/23 xã, thị trấn có điểm bưu điện – văn hóa.

Công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đảm bảo.

Thực hiện phương châm xã hội hóa giáo dục, công tác giáo dục – đào tạo được tất cả các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, hiệu quả, giúp cho môi trường giáo dục được cải thiện, chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)