TIẾT 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

Một phần của tài liệu giao an tuan 26 (Trang 25 - 29)

- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- Củng cố biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- Có ý thức trong việc sử dụng đúng biện pháp thay thế từ ngữ trong khi viết văn.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết đoạn văn.

III.Các hoạt động dạy-dọc A. Kiểm tra bài cũ 5’

- Kiểm tra 2 học sinh : Cho học sinh làm lại bài tập 2 và bài tập 3 tiết luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Truyền thống.

- Học sinh 1 làm bài tập 2.

- Học sinh 2 làm bài tập 3.

B. Bài mới

HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bt:

25’

Bài 1. Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập và đọc đoạn văn (Giáo viên đưa bảng phụ viết đoạn văn lên).

-1 học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.

- Giáo viên giao việc : +Các em đọc lại đoạn văn .

+Chỉ rõ người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

+ Chỉ ra tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế .

-Cho học sinh làm bài (Giáo viên đánh thứ tự các số câu trên đoạn văn bảng phụ).

- Học sinh dung bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bi tập 2 . Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

-Cho HS làm việc theo cặp, đại diện cặp báo cáo kết quả

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng .

Bài 1. Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) ? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?

Cc từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”

 Câu 1: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi .

 Câu 2:Tráng sĩ ấy

 Câu 3: Người trai làng Phù Đổng

 Tác dụng của việc dung từ ngữ thay thế : tránh lặp lại từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.

- Lớp nhận xét

Bài tập 2 . Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.

- HS làm việc theo cặp, đại diện cặp báo cáo kết quả:

- Có thể thay các từ ngữ sau:

- Câu 2 : thay Triệu Thị Trinh bằng Người thiếu nữ họ Triệu.

- Câu 3 : từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.

C. Củng cố- Dặn dò 5’

-Thay thế từ ngữ để liên kết câu có tác dụng gì ?

- Dặn học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.

- Cả lớp đọc trước nội dung tiết Luyện từ và câu ở tuần 27.

- Câu 4 : từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.

- Câu 5 : để nguyên không thay.

- Câu 6 : người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.

- Câu 7 : bà thay cho Triệu Thị Trinh.

--- TOÁN

TIẾT 129: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS củng cố lại cách cộng, trừ nhân , chia số đo thời gian.

- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ , nhân, chia số đo thời gian vận dụng giải đợc các bài toán.

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ

II. Các hoạt động dạy- học . A. Kiểm tra bài cũ: 5’

H: Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?

B. Bài mới:

-Giới thiệu bài - ghi đầu bài Hướng dẫn HS luyện tập 25’

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài?

- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập, cho HS dưới lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

H: Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong các dãy tính?

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài,cho lớp làm bài vào vở.

Bài 1: tính:

a) 17giờ 53phút + 4giờ 15phút =21giờ 68phút hay 22giờ 8phút

b) 45ngày 23giờ – 24ngày 17giờ = 21ngày 6giờ c) 6giờ 15phút × 6 = 36giờ 90phút hay 37giờ 30phút

d) 21phút 15giây : 5 = 4giờ 15phút Bài 2. HS đọc đề bài.

-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

-HS nhận xét và chữa bài trên bảng.

a) (2giờ 30phút + 3giờ 15phút ) × 3 = 5giờ 45phút × 3 = 15giờ 135phút hay 17giờ 15phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút × 3

= 2giờ 30phút + 9giờ 45phút

= 11giờ 75phút hay 12giờ 15phút b) ( 5giờ 20phút + 7giờ 40phút) : 2 = 12giờ 60phút : 2

= 6giờ 30phút

5giờ 20phút + 7giờ 40phút : 2

-Nhận xét

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.

-GV gọi HS nêu cách làm.

- Cho lớp nhận xét.

GV đánh giá kết quả.

Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài -Yêu cầu HS đọc thời gian đi và thời gian đến.

-Đối với trường hợp tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai GV gợi ý cho HS:

H: Thời gian xuất phát 22 giờ và thời gian đến 6 giờ cho em biết điều gì?

H: Vậy muốn tính thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai ta làm thế nào?

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài,cho lớp làm bài vào vở.

C. Củng cố -Dặn dò: 5’

-Muốn cộng số đo thời gian ta làm thếnào?

- Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?

-Chuẩn bị bài :Vận tốc

= 5giờ 20phút + 3giờ 50phút

= 9giờ 10phút

Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

- HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả.

Hẹn : 10 giờ 40 phút

Hương đến : 10giờ 20phút Hồng đến : muộn 15 phút Hương chờ Hồng: …? phút A. 20phút B. 35phút C. 55phút D. 1giờ 20phút

Đáp án B: 35phút Bài 4 : HS đọc đề bài

- HS đọc thời gian đi và thời gian đến.

- Tàu xuất phát 22 giờ của ngày hôm trước tàu đến Lào Cai lúc 6 giờ sáng ngày hôm sau.

(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

8giờ 10phút – 6giờ 5phút = 2giờ 5phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:

17giờ 25phút – 14giờ 20phút = 3giờ 5phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:

11giờ 30phút – 5giờ 45phút = 5giờ 45phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24giờ – 22giờ) + 6giờ = 8giờ.

******************************

KỂ CHUYỆN

TIẾT 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục đích yêu cầu

- Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.

- Củng cố, ôn lại cách viết hoa tên ngời, tên địa lí nớc ngoài; làm đúng các bài tập.

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* GDHS quyền được tham gia ( kể câu chuyện truyền thống đoàn kết của dân tộc VN), quyền được giáo dục về các giá trị ( truyền thống yêu nước của dân tộc)

II. Đồ dùng dạy - học

- Sách, báo, truyện nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc Việt Nam, sách truyện đọc lớp 5

III.Các hoạt động dạy-học A. Kiểm tra bài cũ :5’

- Kiểm tra 2 học sinh : Cho học sinh kể chuyện Vì muôn dân.

- Giáo viên hỏi : Câu chuyện nói về điều gì?

- Nhận xét B. Bài mới.

- Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài 1’

HĐ1:Hướng dẫn kể chuyện: 8’

- Giáo viên, cho hs đọc đề, nêu yêu cầu - Giáo viên gạch dưới những tữ ngữ quan trọng.

- Cho học sinh đọc gợi ý trong sách giáo khoa.

- Giáo viên lưu ý học sinh : Các câu chuyện trong phần gợi ý những câu chuyện đã được nghe, được học. Đó chỉ là những gợi ý để các em tìm hiểu yêu cầu của đề bài, các em có thể kể câu chuyện không có trong sách, miễn sao đúng chủ đề.

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh.

- Cho hs nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện em sẽ kể.

HĐ2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện ( 22’)

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện trong nhóm.

- Cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. Sau mỗi câu chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Gv theo dõi, uốn nắn

- Cho học sinh thi kể trước lớp.

- Cho đại diện các cặp lên thi kể và nói về ý nghĩa câu chuyện mình kể.

- Giáo viên nhận xét + khen những học sinh chọn đđược chuyện hay, trả lời câu hỏi của các bạn chính xác.

- 2hs kể lại chuyện Vì muôn dân.

- Ca ngợi ông Trần Hưng Đạo. Ông đã vì nghĩa mà bãi bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

- 1 học sinh đọc đề bài.

Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam .

- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý - Lắng nghe

- Ví dụ : Em muốn kể câu chuyện Trí nhớ thần đồng. Truyện viết về ông Nguyễn Xuân Ôn thuở nhỏ, rất ham học và có trí nhớ thần đồng ….

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.

Sau mỗi câu chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện các cặp lên thi kể và nói về ý nghĩa câu chuyện mình kể.

C. Củng cố- Dặn dò 4’

-Gọi 1-2 học sinh kể chuyện hay lên kể lại cho cả lớp nghe.

- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.

- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia để học tuần sau.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

*********************************

THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu giao an tuan 26 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w