CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TC VIỆT NAM
2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại công ty
2.2.1. Thực trạng động lực lao động tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ TC Việt Nam
Tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ TC Việt Nam có thể nhận thấy rõ động lực làm việc của người lao động qua phiếu thăm dò, khảo sát mà tác giả đã tiến hành điều tra bảng hỏi với 120 phiếu khảo sát thu về hợp lệ, kết quả như sau:
39
2.2.1.1. Đánh giá mức độ hài lòng của NLĐ với công việc
Để đánh giá mức độ hài lòng với công việc, tác giả tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6 Khảo sát mức độ hài lòng về công việc
Chỉ tiêu Hoàn toàn
hài lòng Hài lòng
Không có ý kiến rõ
ràng
Không hài lòng
Hoàn toàn không hài
lòng
Số người 25 57 12 17 9
Tỷ lệ (%) 20,8 47,5 10 14,2 7,5
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn NLĐ của công ty đều cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của bản thân chứng tỏ các biện pháp tạo động lực lao động giúp NLĐ yên tâm làm việc làm việc, muốn gắn bó với công ty, tự nguyện nỗ lực làm việc vì sự phát triển chung. Điều này đạt được một phần nhờ công ty đã quan tâm đến công tác tạo động lực, khuyến khích NLĐ cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn số ít NLĐ chưa cảm thấy hài lòng với công việc. Vì vậy, công ty cần chú trọng đến nhóm đối tượng này trong quá trình tạo động lực.
2.2.1.2. Tính chủ động, sáng tạo trong công việc của NLĐ
Trong Công ty hiện nay tác giả nhận thấy rằng: Tính chủ động, sáng tạo trong công việc của NLĐ là chưa cao. Nguyên nhân của việc người lao động không chủ động trong công việc là do bản thân NLĐ mang nặng tâm lý mình là người đi làm thuê nên chỉ hoàn thành những công việc được giao.
Tiến hành khảo sát mức độ tự nguyện, chủ động trong công việc của người lao động tại công ty, tác giả đã thu được kết quả sau:
Bảng 2.7: Kết quả điều tra về sự chủ động, sáng tạo trong công việc Đơn vị: , % STT Nội dung Nhân viên Công nhân Quản lý Tổng
1 Vì thu nhập 71,68 63,16 12,28 67,18
2 Vì yêu công việc 23,45 26,31 42,86 25,48
3 Vì sự thăng tiến của bản thân 4,87 10,53 42,86 7,34
Tổng 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
40
Theo số liệu bảng trên thể hiện: 100% NLĐ được hỏi đều trả lời là có sự sáng tạo và chủ động trong công việc. Tuy nhiên khi đi vào câu hỏi chi tiết hơn về mức độ chủ động, sáng tạo trong công việc thì đã có tỷ lệ chênh lệch khác biệt như sau: có 67,18% là vì thu nhập: 25,48% là vì yêu công việc, chỉ có 7,34% chủ động, tự nguyện làm việc vì sự thăng tiến của bản thân.
Vậy để khắc phục vấn đề này Công ty cần phải giúp cho người lao động những điều sau:
- Có trách nhiệm với bản thân cũng như trách nhiệm với tập thể.
- Có ý thức làm chủ trong công việc.
Để đạt được điều này bên cạnh việc dùng các biện pháp khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần thì Công ty nên tổ chức các khóa đào tạo, và chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sao cho khi tham dự: NLĐ phải tự mình giải quyết và khám phá vấn đề; NLĐ buộc phải vận động trí não để giải quyết vấn đề; NLĐ phải tự mình giải tỏa các thắc mắc của bản thân, không ỷ lại vào người khác.
2.2.1.3. Kỷ luật lao động
Tình hình chấp hành kỷ luật lao động của công ty được NLĐ thực hiện chưa thực sự tốt. Trong công ty vẫn còn hiện tượng đi sớm, về muộn, sử dụng thời gian của công ty để giải quyết việc cá nhân. Tinh thần, thái độ làm việc của NLĐ còn chưa cao, chưa tự giác gắn trách nhiệm của mình với công việc do vậy vẫn còn hiện tượng khi lãnh đạo công ty đi công tác, nhân viên bỏ ca làm việc tụ tập đi uống rượu ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc.
2.2.1.4. Lòng trung thành của NLĐ trong tổ chức
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là may mặc, ngành này khá phổ biến, nhiều Công ty trên cùng địa bàn cùng kinh doanh nên các yếu tố như: Thu nhập, môi trường và điều kiện làm việc cũng luôn được NLĐ so sánh với các Công ty khác. Tuy nhiên, công việc của NLĐ trong Công ty tương đối ổn định, thu nhập so với mặt bằng chung là đạt được nguyện vọng của NLĐ nên số lượng NLĐ xin nghỉ việc không nhiều, mức độ gắn bó với công ty tương đối cao. Thông qua kết quả khảo sát về dự định trong tương lai của NLĐ, tác giả tổng hợp lại như sau:
41
Bảng 2.8: Khảo sát mức độ gắn bó với công ty
Tiêu chuẩn Người lao động
Số người (người) Tỷ lệ (%)
Gắn bó 87 72
Tìm việc khác 12 10
Không biết 21 18
(Nguồn: kết quả từ phiếu khảo sát)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy mức độ gắn bó của NLĐ với công ty khá cao chiếm 72%, tuy nhiên trong số NLĐ được hỏi, tỷ lệ người có ý định tìm vệc khác vẫn chiếm 10%, Công ty nên tìm hiểu và có giải pháp hợp lý để số NLĐ này yên tâm ổn định tâm lý làm việc.