Thực trạng quyết định hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 46 - 49)

BLHS năm 2015 quy định ba loại hình phạt áp dụng đối với tội CYGTT hoặc GTT cho sức khỏe của người khác. Bao gồm: Cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tù chung thân. Đây là những hình phạt có thể nói đáp ứng được các yêu cầu về phòng chống tội phạm. Vai trò của hình phạt là răn đe, giáo dục người dân có ý thức hơn về mặt pháp luật. Tuy nhiên thực tiễn xét xử trên địa bàn TPHCM cho thấy do chưa hiểu đúng quy định của pháp luật nên có những trường hợp quyết định hình phạt chưa thật thỏa đáng.

Tác giả lấy một vụ án cụ thể để làm rõ điều này:

Vụ án thứ 5.

Bản án số 297/2019/HSPT ngày 5/7/2019 của TAND TPHCM có nội dung như sau:

Khoảng 18 giờ 30 ngày 10/01/2017, Phạm Thị Diễm Th đứng

nói chuyện với chị Nguyễn Thị T (người bán trái cây bên cổng bệnh viện Nhi Đồng I) thì nhìn thấy chị Nguyễn Ngọc Thanh H (là người có mâu thuẫn cá nhân với Th từ trước) đang đứng với chị Phạm Thị Bích D (là em gái của Th)

40

trước hẻm 399 đường L, Phường T, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh, Th liền băng qua đường gặp chị H và giữa hai bên xảy ra cự cãi với nhau. Th dùng dao con dao (đã lấy của chị T trước đó) chém chị H, chị H giơ tay trái lên đỡ nên bị Th tích ở mu bàn tay trái. Lúc này người nhà của Th chụp con dao lại và vứt đi thì Th tiếp tục lấy con dao (của chị Phạm Thị Bích D) đâm về phía chị H, chị H dùng tay trái đỡ và nắm lại con dao nên bị thương tích.

Sau đó được mọi người can ngăn, đưa chị H đi cấp cứu và báo Công an Phường 9, Quận 10 lập hồ sơ chuyển đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 10 xử lý.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về Th tích số 40/TgT.17 ngày 06/02/2017 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận:

chị Nguyễn Ngọc Thanh H bị Th tích ở tay trái với “…- Tỉ lệ tổn thương cơ thể do Th tích gây nên hiện tại là 04%...”

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 21/2018/HS-ST ngày 17/4/2019 của Tòa án nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Tuyên bố: bị cáo Phạm Thị Diễm Th phạm tội “Cố ý gây thương tích”.

- Căn cứ vào điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm s, b khoản 1 Điều 51;

Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Phạm Thị Diễm Th;

Xử phạt bị cáo Phạm Thị Diễm Th 01 (một) năm cải tạo không giam giữ.

Ngày 25 tháng 4 năm 2019, người bị hại chị Nguyễn Ngọc Thanh H có đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo Phạm Thị Diễm Th.

Đại diện VKSND TPHCM phát biểu, kết luận đối với vụ án: Với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm xét thấy, bản án sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo Phạm Thị Diễm

41

Th về tội “Cố ý gây Th tích” là có căn cứ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Về nội dung kháng cáo của người bị hại Nguyễn Ngọc Thanh H xét thấy, mức án cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo Phạm Thị Diễm Th là tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội và nhân thân của bị cáo, tại phiên tòa phúc thẩm người bị hại không bổ sung tình tiết mới. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của người bị hại Nguyễn Ngọc Thanh H, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại phần nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm liên quan đến nội dung kháng cáo của bị hại Nguyễn Ngọc Thanh H như sau: HĐXX phúc thẩm nhận thấy, bị cáo Phạm Thị Diễm Th đã dùng dao là hung khí nguy hiểm chém bị hại trong lúc đôi bên cãi nhau là có tính côn đồ, thể hiện sự xem thường kỷ cương và trừng phạt của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo hình phạt cải tạo không giam giữ là có phần nhẹ thiếu tính răn đe nên cần thiết phải tăng nặng hình phạt mới đủ cải tạo, giáo dục đối với bị cáo và răn đe phòng ngừa tội phạm chung cho xã hội. Do vậy, chấp nhận một phần kháng cáo của người bị hại, sửa bản án sơ thẩm theo hướng áp dụng hình phạt tù tương xứng với tính chất, mức độ, động cơ phạm tội và nhân thân của bị cáo.

Theo quan điểm của tác giả, nhận định của HĐXX phúc thẩm là hoàn toàn hợp lý. Trong quá trình điều tra cho thấy mặc dù lúc chị Th đâm vào mu bàn tay của H và lúc này người nhà của Th đã chụp lấy con dao và vứt đi nhưng Th lại tiếp tục có hành vi lấy con dao đâm về phía H. Với hành vi này của Th thể hiện tính hung hăng và côn đồ. Do đó, cần phải áp dụng tình tiết

“có tính chất cồn đồ” là tình tiết tăng nặng và có hình phạt đủ nghiêm khắc răn đe đối với hành vi của Th. Việc áp dụng sai các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự dẫn đến việc áp dụng hình phạt không thỏa đáng, làm cho bản án bị kháng cáo, kháng nghị kéo dài thời gian cũng như giảm hiệu quả trong

42

hoạt động phòng chống tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)