Các nguyên tắc thực hiện lớp học đảo ngược

Một phần của tài liệu Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 23 - 30)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC 14 1.1. Tổng quan dạy học đảo ngược

1.2. Các nguyên tắc thực hiện lớp học đảo ngược

1.2.1 Cơ sở lý luận chung của mô hình lớp học đảo ngược

Như đã đề cập ở trên, lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học kết hợp, do đó về mặt lí luận, mô hình này dựa trên cơ sở lí thuyết về học tập tích cực (active

learning). Cụ thể là quan điểm dạy học chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác (Vygotsky,1978). Mô hình này cũng giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập vì người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ sự truyền đạt tri thức của thầy cô. Nếu nhìn từ góc độ nhận thức theo thang cấp độ nhận thức của Bloom thì phương thức dạy học này giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc : ghi nhớ, hiểu(giai đoạn tiếp cận với tài liệu), và sau đó là ứng dụng, phân tích, tổng hợp (giai đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức thông qua hoạt động học tập do GV tổ chức trên lớp).

Mô hình lớp học đảo ngược nhờ vào phương tiện lưu trữ của ICT, bài giảng có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi người học hiểu bài. Vì vậy mô hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thông tin kiến thức. Những SV tiếp thu chậm có nhiều cơ

22

hội để tiêu hóa kiến thức thông tin. SV không phải lo lắng về áp lực hoàn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều thời gian để thảo luận và làm bài trên lớp.

Đối với GV, phải thay đổi vai trò của mình từ truyền thụ sang hướng dẫn, quản lý để tạo ra một môi trường học tập năng động cho người học.

1.2.2. Phương phá p dạy học đảo ngược trên nền tảng ICT và quá trình truyền thông

Phương pháp dạy học truyền thống.

- Phương tiện dạy học như thế nào thì tương ứng với PPDH như thế. Phương tiện dạy học là công cụ lao động của thầy và trò. Nó cùng với thầy trò hợp thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội. C. Mác viết: “Công cụ lao động là thước đo của sự phát triển kinh tế và của sự tiến bộ xã hội... Chiếc cối xay chạy bằng sức gió đã đẻ ra các lãnh chúa phong kiến, chiếc máy cơ khí chạy bằng sức nước đẻ ra các nhà tư bản công nghiệp”.

Tương tự, cái thước kẻ và cái chõng tre đẻ ra các cụ đồ nho dạy học bằng phương pháp gõ đầu trẻ. Khi con người chế ra phấn trắng bảng đen thì hình thành PPDH truyền thống và kèm theo nó là môn học “Lý luâ ̣n và phương pháp da ̣y ho ̣c” như hiện nay, được xem như là mô ̣t môn nghiê ̣p vu ̣ sư pha ̣m, mô ̣t chứng chỉ hành nghề

không thể thiếu được của các giảng viên.

Triết học Mác nói rằng “Lượng đổi thì chất đổi. Lượng thay đổi một cách tuần tự còn chất thì thay đổi một cách nhảy vọt”. Phạm trù về mối tương quan giữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt đúng trong mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và PPDH

Theo [9] dạy ho ̣c theo phương pháp truyền thống, phấn trắng bảng đen đã hình thành môn ho ̣c “Lý luâ ̣n và phương pháp da ̣y ho ̣c”, được xem như là mô ̣t môn nghiê ̣p vu ̣ sư pha ̣m, mô ̣t chứng chỉ hành nghề không thể thiếu được của GV bấy lâu nay. Ứng dụng IT & Internet trong giảng dạy sẽ phải hình thành môn ho ̣c lý luâ ̣n da ̣y ho ̣c mới, là sự phát triển bâ ̣c cao của môn lý luâ ̣n da ̣y ho ̣c truyền thống nhưng có sự “lồng ghép IT” và mang những nét đă ̣c thù riêng theo “công thức” :

23

Phương pháp dạy học mới (sử dụng IT) = phương pháp dạy học truyền thống + phương tiện dạy học (sử dụng IT ) + kỹ năng dạy học (sử dụng IT)

Phương tiện dạy học được phân loại thành hai tầng cơ bản: tầng 1 là các đa phương tiện (hay còn gọi là mulitmedia) như văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh, hoạt hình, phim, trò chơi, mô phỏng… mang thông tin về nội dung học tập.

Tầng 2 là các dịch vụ Internet để truyền tải thông tin tới người học như Thư điện tử, trang web, diễn đàn, tin nhắn, xem phim trực tuyến, mạng xã hội, hội nghị trực tuyến.Nếu trong dạy học truyền thống, người giáo viên truyền tải nội dung học tập trực tiếp thì theo phương pháp dạy học mới, phương tiện dạy họcsẽ vừa chứa đựng nội dung học tập, vừa thay thế chức năng truyền tải nội dung của giáo viên tới người học như mô tả hình 1.1.

Trong hình1.2, chúng ta có thể thấy người học ở vị trí trung tâm, là chỗ giao nhau của mọi con đường kiến thức. Các kiến thức đến người học không chỉ trực tiếp từ các giáo viên mà bài giảng của giáo viên có thể từ hệ thống mạng máy tính, sách vở, hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn, ...

Hình1.2. Mô hình người học là trung tâm

Hoạt động dạy trực tiếp của các giáo viên chỉ là một phần của môi trường học tập đó. Sự hoàn thiện này đòi hỏi nhiều phương tiện truyền thông khác nhau (truyền thông đa phương tiện – multimedia communication), mà việc áp dụng IT trong dạy

24

học cũng chỉ là một phần trong môi trường học tập mà thôi. Phân tích trên cho thấy

"dạy" đồng nghĩa với “dạy cách học” chứ không phải “dạy kiến thức”, vì kiến thức sẽ đến với người học từ nhiều nguồn khác nhau – không nhất thiết kiến thức, kỹ năng phải luôn luôn đến với người học là từ người dạy!. Như vậy, bản chất dạy học ngày nay khác với bản chất dạy học trước đây. Việc đổi mới về mặt nhận thức đó không có nghĩa là phủ nhận các giá trị truyền thống của hệ thống giáo dục cũ mà đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử.

1.2.3. Chuyển từ cách dạy “một cho tất cả” sang “cá nhân hóa” người học Trong lớp học truyền thống (có sử dụng ICT hay không sử dụng ICT), giáo viên dành phần lớn thời gian áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau để giúp người học nắm được những khái niệm mới. Phương pháp phổ biến nhất là giảng dạy trực tiếp (direct instruction). Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phong cách học và sở thích của người học được mặc định là giống nhau. Đây là cách dạy “một cho tất cả” (one-size-fit-all), việc học các kiến thức mới bao giờ cũng bắt đầu từ giáo viên, còn người học chỉ tiếp nhận bị động. Như vậy, vấn đề lớn nhất của lớp học truyền thống là không cá nhân hóa việc học về khả năng, thời gian, phong cách học.

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của Internet, sinh viên dễ dàng có được các học liệu (sách, bài viết, bài giảng ở dạng video, v.v) tốt nhất mà không cần sự trợ giúp của giáo viên. Những tài nguyên này mang lại cho người học những giá trị lớn khác bởi họ có thể học bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Điều đó có nghĩa, sử dụng ICT trong dạy học, dù không nhận được hoặc nhận được ít sự giúp đỡ của giáo viên, người học vẫn có thể tự học các khái niệm mới theo khả năng tiếp thu và sở thích cá nhân của từng người, tức là “cá nhân hóa” người học .

1.2.4 Học ở nhà, làm bài tập trên lớ p

Theo mô hình giáo du ̣c truyền thống: ho ̣c sinh đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài tâ ̣p và tất cả ho ̣c viên trong mô ̣t lớp phải tuân theo li ̣ch ho ̣c chung. “Dạy học đảo ngược” hỗ trợ cách da ̣y truyền thống theo cách thức mới: Các SV tự học thông qua việc xem demo và các video do Thầy soạn, hoặc SV tự tìm hiểu qua các phương tiện nghe nhìn (hình 1.1) và làm bài tâ ̣p ở nhà theo chỉ định của giáo viên, còn thời

25

gian đến lớp giáo viên hướng dẫn thảo luận, giải bài tâ ̣p khó và giáo viên kiểm tra trình đô ̣ tiếp thu của người ho ̣c để hướng dẫn nô ̣i dung ho ̣c tiếp. Tức là hình thức tổ

chức hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c thay đổi : Ho ̣c ở lớp, làm bài tâ ̣p ở nhà

Chuyển thành : Tự học ở nhà qua bài giảng trực tuyến cùng trao đổi qua internet, đến lớp làm bài tập.

Phương thức này vẫn duy trì phương pháp da ̣y ho ̣c truyền thống, thầy trò giáp mă ̣t nhau, nhưng nô ̣i dung kiến thức được tăng lên gấp nhiều lần. Sinh viên giỏi có thể

tự ho ̣c theo tiến đô ̣ riêng với giới ha ̣n cho phép tùy theo khả năng tiếp thu của từng người, tức là đã từng bước thực hiê ̣n cá nhân hóa người ho ̣c.

Dạy học đảo ngược là một hình thức chuyển từ không gian học theo nhóm sang không gian học cá nhân và không gian nhóm trở thành môi trường học tập động và tương tác mới mà nhà giáo dục hướng dẫn người sinh viên khi họ áp dụng các khái niệm và tham gia một cách sáng tạo vào các vấn đề. Bốn yếu tố của học đảo ngược:

môi trường linh hoạt, văn hóa học, nội dung có chủ ý, nhà giáo dục chuyên nghiệp.

Học tập đảo ngược có thể được coi là biệt dược để chữa những vấn đề của lớp học truyền thống.

1.2.5. Khai thác thế mạnh ICT lớp học trực tuyến và ưu điểm lớp ho ̣c truyền thống trong “dạy học đảo ngược”

- Ưu điểm lớn nhất của lớ p ho ̣c truyền thống là khi GV và SV gặp nhau trên lớp cùng thảo luận,GV tâm huyết cù ng các bạn SV nhiệt tình xung quanh sẽ ta ̣o nên môi trường giao tiếp lý tưởng để hoàn thiê ̣n nhân cách người học. Tuy nhiên, trong lớp học truyền thống, việc trao đổi thảo luận thường chỉ giới hạn giữa giáo viên và một vài sinh viên có tính hướng ngoại cao. Trong các môi trường trao đổi trực tuyến, khi mở một diễn đàn, tất cả người học đều được tham gia hết mức có thể và bao nhiêu lần tuỳ ý. Nhờ trao đổi thông tin thường xuyên qua mạng, nên tăng cường các mối quan hệ giữa giáo viên với học viên cũng như giữa học viên với nhau hình thành một tinh thần tập thể vững chắc, giúp quá trình học tập diễn ra tốt hơn.

26

- Trong dạy học trực tuyến, công nghệ ICT cho phép đưa lên mạng nhiều loại tài liệu giảng dạy khác nhau như: bài tập tương tác, mô phỏng, hình ảnh động, phân chia không gian làm việc ảo,... giúp người học tự do khai thác và sử dụng theo nhu cầu và nhịp điệu làm việc của mình. SV chỉ cần nhấp chuột là đã gửi được lời đề nghị giúp đỡ. Giáo viên có thể cung cấp nhiều công cụ học tập tương tác khác nhau (bài tập có phản hồi tức thời, trình chiếu PowerPoint, các phương tiện “nhấp chuột là mở”,...). Có thể liên hệ được với giáo viên và bạn học cùng lớp qua điện thư bất cứ lúc nào. Sinh viên có thể sử dụng điện thư, phòng chat hay diễn đàn để thực hiện các cuộc thảo luận tự phát hay có hẹn trước mà không cần bận tâm nhiều đến các trở ngại không gian và thời gian như trong lớp học truyền thống.

- Trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về phía sau.

Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp/nhóm và học từ bạn cùng nhóm.Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội để giải thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội dung sư phạm, với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống.

1.2.6. Xây dựng câu hỏi TNKQ và dạy học tương tác trong lớp học đảo ngược Nguyên tắc chung : Trong lớp học đảo ngược, GV đến lớp không dạy lại những nội dung đã có trên e-learning mà tập trung xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm phát huy tối đa giờ học trên lớp (face to face ), tức là xây dựng đề cương hỗ trợ tương tác giữa GV và SV, giữa SV với SV. Các biện pháp phải gây được sự hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của SV. Phải tạo được tình huống tương tác giữa người học, người dạy và môi trường.

Ví dụ khi đến lớp, căn cứ vào phản hồi của SV sau khi tự học qua e-learning, GV biết những nội dung kiến thức SV dễ tiếp thu, những nội dung kiến thức khó SV không hiểu….mà quá trình dạy qua E-learning, không thể khắc phục được, GV sẽ phải giải quyết khi thực hiện trên lớp qua các hình thức: trả lời câu hỏi TNKH, làm bài tập, tương tác giữa GV với SV và giữa SV với nhau để làm rõ những nội dung khó hiểu.

27

Một trong những biện pháp quan trọng đó là xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá xem SV có tự học ở nhà không, đánh giá khả năng giải quyết tình huống của SV và hình thành và phát triển NL người học.

Sử dụng câu hỏi là một trong những “cầu nối” cho sự tương tác giữa GV và SV trong quá trình dạy học trên lớp. Hệ thống câu hỏi của GV có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của SV. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, GV chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để SV suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích SV động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Sử dụng câu hỏi giúp GV không chỉ kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của SV mà còn thu được những thông tin ngược để điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp. Thông qua câu hỏi, GV tổ chức quá trình tương tác, trao đổi, quan hệ giữa GV, SV và môi trường. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho SV từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Với những ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì việc sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi này với sự hỗ trợ của CNTT trong quá trình dạy học sẽ tăng cường các tương tác giữa người học với môi trường, giúp quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao. Một hệ thống câu hỏi TNKQ được soạn và trình chiếu bằng phần mềm Powerpoint trước hoặc sau mỗi giờ học trên lớp nhằm củng cố lại kiến thức vừa học và có tác dụng rất tốt để gây hứng thú học tập cho SV.

Trong quá trình sử dụng câu hỏi, sự tương tác giữa GV và SV được tăng cường, vì khi GV hỏi thì SV phải tập trung cao độ để nghe, hiểu câu hỏi. Khi đưa ra câu hỏi, tùy theo mục đích của câu hỏi đó mà GV cần dành thời gian để cho SV suy nghĩ và trả lời. GV phải biết đánh giá và thu nhận thông tin phản hồi từ câu hỏi để có sự điều chỉnh hoạt động dạy học khi cần thiết. Khi thấy SV chưa tìm ra câu trả lời thìGV giảm dần độ khó của câu hỏi đó bằng cách đưa thêm câu hỏi gợi ý, hướng dẫn, giúp SV tìm ra câu trả lời.

28

Để có những câu hỏi mở tốt, câu hỏi phải trung tính, có nghĩa câu hỏi cho phép thu thập được nhiều thông tin về ý kiến, kiến thức, cảm xúc và giá trị nêu ra trong tình huống, không phải là một gợi ý, sự hạn chế hay hướng dẫn. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vấn đề. Đồng thời, cần sử dụng từ hỏi đúng và rõ ý hỏi, mặt khác phải phù hợp với nội dung, chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lí, văn hóa, vốn từ, trình độ của người được hỏi.

Theo phương pháp dạy truyền thống, dự giờ để đánh giá GV chủ yếu là xem GV dạy thế nào, các bước dạy ra sao. Trong dạy học đảo ngược, đánh giá GV chuyển sang xem SV do GV hướng dẫn học thế nào? GV đặt câu hỏi thảo luận có phù hợp tương thích nội dung bài học không, có phù hợp với khả năng tiếp thu của SV hay không?

Tạo tình huống DHTT nhằm tác động vào nhân tố người dạy trong DHTT, giúp người dạy biết cách tạo các tình huống DHTT cùng với việc lựa chọn PPDH một cách phù hợp với từng nội dung bài học và đối tượng SV tạo ra được các tình huống tương tác mang dụng ý sư phạm, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của SV. Qua đó, sẽ tạo được tương tác giữa người học – người dạy – môi trường đó là nền tảng cơ bản để tiến hành DHTT có hiệu quả.

Ngoài ra, hiện nay SV các trường ĐH được học theo học chế tín chỉ trong đó yêu cầu về tự học rất cao. SV không chỉ phải học tự học trước khi lên lớp mà còn được giao các phần việc cụ thể để độc lập làm việc trong một thời gian được xác định cho mỗi học phần. Do đó, với mỗi môn học, GV đều phải có tài liệu hướng dẫn tự học, còn SV sau khi tự nghiên cứu phải báo cáo kết quả với GV. Vì vậy có thể biên soạn thêm một số phần liên hệ để SV đào sâu bên cạnh bài giảng e-learning có sẵn.

Một phần của tài liệu Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)