2.3.1 Cơ sở pháp lý
Thực trạng chung về công tác đào tạo THCN và dạy nghề trên cả nước:
Hiện nay, cả nước có 285 trường Trung cấp chuyên nghiệp trong đó công lập 238 trường và ngoài công lập có 47 trường. Ngoài ra còn có 446 cơ sở giáo dục tham gia đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Trong những năm trở lại đây, chúng ta nhận thấy số lượng học sinh, học và tốt nghiệp ở các trường THCN và dạy nghề đã tăng lên đáng kể tuy nhiên số lượng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nhìn chung sự gia tăng của tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp . Thêm một nghịch lý nữa đó là số lượng kỹ sư, cử nhân được đào tạo lại lớn hơn rất nhiều so với đào tạo nghề điều đó dẫn đến một thực trạng là " thừa thầy, thiếu thợ".
Hiện nay qui mô đào tạo nghề ở nước ta tăng lên đáng kể tuy nhiên để thu hút được học sinh thì cần phải quan tâm đến chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo .
2.3.2 Đánh giá chung về công tác đào tạo
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng Công nghiệp Việt Hung chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
2.3.2.1 Điểm mạnh
- Trong những năm qua chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng lên, số học sinh ra trường đi làm đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Điều đó được thể hiện ở chỗ hơn 80% học sinh sau khi ra trường có việc làm ngay và có thu nhập ổn định.
- Qui mô đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được nhà trường hết sức trú trọng. Đội ngũ giáo viên của nhà trường không ngừng được nâng lên về số lượng mà cả mặt chất lượng. Điều đó được thể hiện ở chỗ có trên 80 người có trình độ sau đại học chiếm 25% .
2.3.2.2 Điểm yếu
* Về đội ngũ Thầy Cô: Đội ngũ giáo viên về cơ bản là đạt chuẩn, tuy nhiên đa số là lực lượng giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác thường tốt nghiệp ở các trường không phải là trường sư phạm nên nghiệp vụ sư phạm , khả năng truyền đạt kiến thức còn nhiều hạn chế.
* Về giáo trình, giáo án: Hiện nay tất cả các môn học đều có giáo trình lưu hành nội bộ cho học sinh tham khảo. Tuy nhiên có thể thấy chất lượng và nội dung của giáo trình là chưa cao, chưa logic, chưa hệ thống. Mặt khác hàng năm việc cập nhật kiến thức mới để bổ xung hiệu chỉnh giáo trình cho phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật là chưa làm được. Giáo trình chỉ mang tính sao chép, chưa có tính sáng tạo.
- Về giáo án : Mặc dù tất cả các giáo án đều phải được thông qua tổ môn khi lên lớp song việc soạn giáo án của giáo viên chưa được các giáo viên quan tâm . Giáo án chưa nêu bật được nội dung cụ thể cần truyền đạt, cũng như việc phân phối thời gian cho các nội dung cần truyền đạt là chưa hợp lý.
Đó là nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài giảng của giáo viên là chưa cao.
Trong trường hợp này cần phải có sự kiểm tra thường xuyên hơn của phòng đào tạo, Phòng Thanh tra kiểm tra cũng như của chủ nhiệm khoa.
* Về công tác quản lý các hoạt động dạy và học: Chất lượng giảng dạy của một số giáo viên ở một số môn chưa cao, do chậm đổi mới tư duy, chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, thời gian đào tạo đã lâu, kiến thức bị lạc hậu lại không thường xuyên tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy cùng lúc với nhiều môn học và nhiều hệ đào tạo điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy. Ngoài ra số giáo viên trẻ chiếm tỷ trọng lớn, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động giảng dạy, nặng về lý thuyết trong khi tay nghề lại không vững. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng chất chất lượng đào tạo.
* Về chất lượng đầu vào: Chất lượng đầu vào là không cao, mặt bằng kiến thức của học sinh là không đồng đều . Hơn nữa thái độ và ý thức học tập của HScòn thấp điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng đào tạo.
* Về cơ sở vật chất: Về cơ bản là tương đối tốt tuy nhiên còn nhiều thiết bị máy móc cũ, lạc hậu không đáp ứng đươc nhu cầu học tập trong giai đoạn mới. Thư viện nhà trường về cơ bản đã đáp ứng đủ số lượng đầu sách cho học sinh tham khảo tuy nhiên thư viện còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu tại chỗ của học sinh.
Tóm lại mặc dù chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung đã được nâng lên và đã đáp ứng được một phần nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Nhưng nhìn một cánh tổng thể vẫn còn nhiều bất cập cần phải được sửa đổi, bổ xung như chất lượng tuyển sinh đầu vào không đồng đều, CSCV, máy móc được đánh giá cao trong hệ thống các trường đào tạo nghề trong cả nước, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhưng chưa đi vào chiều sâu, máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu và chất lượng thấp chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu đào tạo. Các phần mềm giảng dạy tiên tiến hầu như không được áp dụng, chưa có mạng nội bộ để giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn. Các phòng thí nghiệm mới hoạt động ở dạng mô hình, mô phỏng.
Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn nhiều bất cập, hạn chế vềkỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp .
Qua việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung. Nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tồn tại, phát triển và nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung.
Chương iii:
Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng
công nghiệp việt hung