QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

- Quan điểm tổng hợp: Nghiên cứu phải dựa trên nhiều công đoạn, từ phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, cho đến các định hướng phát triển và điều kiện môi trường cụ thể của địa phương.

Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện Thuỷ Nguyên.

- Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kỳ đều phải trải qua quá trình hình thành và phát triển theo thời gian. Như vậy, việc nghiên cứu lãnh thổ phải dựa trên quan điểm lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện lãnh thổ trong quá khứ; đồng thời, đưa ra những định hướng phát triển lãnh thổ trong tương lai. Từ đây, chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện của quá trình biến đổi sử dụng đất trong giai đoạn hiện tại và diện mạo của khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.

- Quan điểm phát triển bền vững: Với mục tiêu định hướng sử dụng đất lâu dài được đặt ra cho huyện Thủy Nguyên, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng. Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa ra những chính sách quản lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững.

1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất tại thời điểm hiện trạng để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ đó có để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các các năm để thấy được sự biến

33 động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đưa ra đánh giá về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ sự đóng góp của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng luận văn.

- Phương pháp bản đồ và GIS: Sử dụng bản đồ trên thực địa và trong phòng, là căn cứ không gian cho đề xuất các phương án định hướng sử dụng đất. Phương pháp bản đồ được thực hiện với sự trợ giúp của công nghệ GIS. Các phần mềm GIS là MapInfo và Microstation được sử dụng để biên tập và thành lập các các bản đồ chuyên đề.

1.3.3. Các bước nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: thu thập các tài liệu, số liệu, bao gồm các tài liệu về phát triển bền vững, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, hiện trạng bảo vệ môi trường, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên, các quy hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên; các định hướng phát triển chung của thành phố Hải Phòng,…

- Bước 2: Điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu.

- Bước 3: Xây dựng định hướng sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2020.

Kiểm nghiệm thực tế

THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU

ĐIỀU TRA

TRONG PHÒNG NGOẠI NGHIỆP

CẤP THIẾT TỪ THỰC TIỄN

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

Hình 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)