Một số liên kết kinh tế khu vực thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích hội nhập và liên kết kinh tế khu vực thị trường chung nam mỹ (mercosur) triển vọng hợp tác kinh tế việt nam – mercosur (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết kinh tế khu vực

1.2.1. Một số liên kết kinh tế khu vực thế giới

1.2.1.1. Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại, đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC đã đạt mức tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ của các nền kinh tế thành viên tăng gần gấp 4 lần, với tốc độ tăng trưởng trung bình

6,9%/năm. Lượng vốn FDI, cả hai chiều vào và ra, của các nền kinh tế thành viên APEC tăng trung bình hơn 10%/năm, trong đó các nền kinh tế đang phát triển đóng góp ngày càng nhiều. Tăng trưởng GDP thực trong APEC đạt trung bình 3,9%/năm, nhanh hơn phần còn lại của thế giới, trong khi mức tăng trưởng tính trên đầu người đạt 3,1%.

Về thuận lợi hóa kinh doanh, chi phí giao dịch thương mại trong khu vực giảm đáng kể qua các lần cắt giảm ở mức 5% vào các năm 2006, 2010 và 10% vào năm 2015. Về hợp tác kinh tế-kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực, với tổng giá trị 23 triệu USD.

Bên cạnh đó, APEC phát huy vai trò là diễn đàn khởi xướng các ý tưởng về những vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới, định hướng, điều phối với các khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực, góp phần xây dựng cấu trúc hợp tác đa tầng nấc và tạo năng động trong liên kết kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

1.2.1.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN tạo dựng được một nền tảng hợp tác vững chắc; đạt được mức độ liên kết và hội nhập nhất định trong tất cả các lĩnh vực; xây dựng được hệ thống thể chế ban đầu với nền tảng là Hiến chương ASEAN và các văn kiện quan trọng khác, cùng với một lộ trình cụ thể hướng tới xây dựng Cộng đồng với kết quả khả quan.

ASEAN hiện nỗ lực thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, trong đó, triển khai kế hoạch tổng thể ở cả ba trụ cột Cộng đồng và về kết nối ASEAN. ASEAN đã triển khai được 98% các dòng hành động trong Kế hoạch tổng thể của trụ cột Chính trị-An ninh, 88,3% trong trụ cột Kinh tế, 72% trong trụ cột Văn hóa-Xã hội, đồng thời triển khai 14/15 sáng kiến thuộc 5 lĩnh vực chiến lược của Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025. Ngoài ra, ASEAN cũng đang trao đổi về Chiến lược hợp nhất về cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại.

ASEAN có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hongkong (Trung Quốc). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASEAN cũng cơ bản hoàn thành dỡ bỏ thuế cho 98,6% các dòng sản phẩm, Trong đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trung bình của các thành viên ASEAN-6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) là 99,3% và của 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là 97,7%.

1.2.1.3. Liên minh Châu Âu (EU)

Trong hơn 60 năm tồn tại và phát triển, Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực phát triển và có vai trò to lớn trong đời sống chính trị và kinh tế thế giới. EU đã xây dựng được khối liên kết phát triển về mọi mặt, là hình mẫu cho sự phát triển của liên kết kinh tế khu vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU trong năm 2022 được đánh giá đạt những kết quả khả quan hơn so với dự báo do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra hồi tháng 7-2022 (2,7%), với mức tăng trung bình 3,3% trên toàn EU, 3,2% đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tuy nhiên, vào nửa cuối năm 2022, Eurozone bước vào giai đoạn khó khăn hơn. Tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, như giá năng lượng tăng cao, sức mua của các hộ gia đình bị giảm sút, chi phí sinh hoạt tăng, thương mại toàn cầu chậm lại và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đã khiến EU, Eurozone và hầu hết các quốc gia thành viên rơi vào suy thoái.

Bên cạnh cuộc khủng hoảng năng lượng, các nền kinh tế EU còn phải chứng kiến tình trạng lạm phát ở mức cao kỷ lục. Năng lượng tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra lạm phát hàng đầu, với giá lương thực tiếp tục tăng mạnh. Giá thực phẩm chế biến và chưa chế biến (bao gồm rượu và thuốc lá) tăng rõ rệt kể từ tháng 6-2022 (8,9%), với mức 13,1% vào tháng 10-2022. Sự tăng tốc diễn ra trên diện rộng, đặc biệt mạnh ở các sản phẩm sữa, bánh mì và ngũ cốc, cho thấy sự mất giá của đồng euro và áp lực từ việc tăng chi phí đầu vào liên quan đến năng lượng, vận chuyển và tiền lương. Trước

khi lạm phát gia tăng gần đây, mức tăng giá ở EU đã được giữ ở mức tương đối thấp, với tỷ lệ lạm phát duy trì dưới 3% trong khoảng thời gian từ tháng 1-2012 đến tháng 8-2021. Đến tháng 12-2022, tỷ lệ lạm phát ở EU giảm xuống 10,40% so với mức 11,1% vào tháng 11-2022.

Một phần của tài liệu Phân tích hội nhập và liên kết kinh tế khu vực thị trường chung nam mỹ (mercosur) triển vọng hợp tác kinh tế việt nam – mercosur (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)