CHƯƠNG 4: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
3. Chính sách tiền tệ
3.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra
❖ Nguyên tắc xây dựng chính sách tiền tệ:
- Không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư - Không thể có đầu tư nếu không có tiết kiệm
- Không thể có tiết kiệm nếu không có sự ổn định về giá cả và tiền tệ
❖ Cơ chế tác động của CSTT:
- Thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT - Thay đổi số nhân tiền
- Thay đổi cơ số tiền (MB)
- Thay đổi đầu tư vào nền kinh tế - Thay đổi mức thất nghiệp - Thay đổi thu nhập
❖Các loại chính sách tiền tệ (CSTT):
- CSTT thắt chặt: Hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Áp dụng khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao
- CSTT mở rộng: Khuyến khích đầu tư, gia tăng việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Áp dụng khi nền kinh tế đi vào suy thoái 3.2 Mục tiêu của CSTT
❖Mục tiêu cuối cùng - Tỷ lệ việc làm cao - Tăng trưởng kinh tế - Ổn định giá cả - Ổn định lãi suất
- Ổn định các thị trường tài chính - Ổn định thị trường ngoại hối
❖Xung đột giữa các mục tiêu CSTT:
- Giảm lạm phát → thực hiện CSTT thắt chặt → lãi suất tăng → giảm tổng cầu → thất nghiệp tăng
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp → thực hiện CSTT mở rộng → cung tiền tăng → lạm phát - Hạ giá nội tệ → xuất khẩu tăng → thất nghiệp giảm song lạm phát tăngtăng
❖Định nghĩa mục tiêu trung gian:
- Là những chỉ tiêu được NHTW lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng quản lý để đạt được mục tiêu cuối cùng
- Tiêu chí lựa chọn mục tiêu trung gian:
+ Có thể đo lường được + Có thể kiểm soát được
+ Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng 3.3 Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ
❖Dự trữ bắt buộc
- Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải đưa vào dự trữ theo quy định của ngân hàng trung ương.
- Theo điều 1, quyết định 581/2003 của Ngân hàng Nhà nước: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước”
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm dựa trên tiền gửi mà các ngân hàng thương mại huy động được phải để dưới dạng dự trữ theo quy định của ngân hàng trung ương
+ Đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống NH + Thực thi chính sách tiền tệ
- Cơ chế tác động:
Trong điều kiện lý tưởng, ta có công thức tạo tiền:
Tổng tiền gửi mở rộng = Tiền gửi ban đầu x 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ự 𝑡𝑟ữ 𝑏ắ𝑡 𝑏𝑢ộ𝑐1
Khi muốn mở rộng hay thu hẹp khối tiền trong lưu thông, NHTW sẽgiảm hoặctăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ưu điểm
- Tác động một cách đầy quyền lực và đồng đều đến các NHTM - Một sự thay đổi nhỏ DTBB tác động lớn đến khối tiền và tín dụng
Không thể thay đổi cung tiền tệ và tín dụng ở mức độ nhỏ
Thay đổi DTBB ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các NHTM
Thường xuyên thay đổi DTBB sẽ gây ra tình trạng không ổn định thanh khoản cho các NHTM
Bị chậm trễ về mặt hành chính
❖Lãi suất chiết khấu
- Là mức lãi suất được áp dụng khi NHTW cho NHTM vay tiền
- Chính sách chiết khấu là công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng thương mại làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.
- Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu).
- Cơ chế tác động:
+ Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu Chi phí vay mượn NHTW tăng Khả năng vay của các NHTM giảm Giảm lượng tiền NHTM cho vay Giảm cung tiền trong lưu thông
+ Khi NHTW giảm lãi suất chiết khấu Chi phí vay mượn NHTW giảm Khả năng vay của NHTM tăng Tăng cung tiền trong lưu thông
Ưu điểm
- Tác động lớn đến khối tiền tệ và tín dụng - Không bị chậm trễ về mặt hành chính
- Là người cho vay cuối cùng, NHTW giúp các NHTM tránh khỏi khủng hoảng tài chính
Nhược điểm
- Công cụ này không mang tính chất bắt buộc, nên NHTW bị phụ thuộc vào NHTM - Có thể tạo cho NHTM tính ỷ lại
❖Nghiệp vụ thị trường mở
- Nghiệp vụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tài chính nhằm điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông
- Cơ chế tác động:
Khi muốn mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽ mua hoặc bán các chứng khoán trên thị trường mở
Ưu điểm
- Chủ động điều chỉnh lượng cung tiền trong lưu thông
- Linh hoạt điều chỉnh khối tiền trong lưu thông ở các biên độ lớn nhỏ - Dễ dàng đảo ngược lại khi có sai lầm xảy ra trong lúc thực thi
- Nhanh chóng, không gây chậm trễ hành chính
* Chủ động điều chỉnh lượng cung tiền trong lưu thông không phụ thuộc vào nhu cầu đi vay của NHTM
Nhược điểm
- Phải có một thị trường tài chính phát triển
- Hầu hết tiền trong lưu thông trong tài khoản ngân hàng -
❖Tóm tắt các công cụ CSTT của NHTW
❖ Các công cụ CSTT CSTT thắt chặt CSTT mở rộng
Dự trữ bắt buộc Tăng Giảm
Lãi suất chiết khấu Tăng Giảm
Nghiệp vụ thị trường mở Bán ra Mua vào
- - -
LÝ THUYẾT LƯỢNG CẦU TÀI SẢN