TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 133 - 136)

ThS. Đỗ Thị Thanh Trà Khoa Ngoại ngữ

Abstract: ELT materials (including textbooks and authentic materials) are used in all language classrooms and their role in the process of language teaching and learning is of great importance (Dudley-Evans & St. John, 1998; Richards, 2001). However, deciding which textbook to use or whether the textbooks being used are suitable or not in a particular context is obviously one key factor to the success of teaching and learning which can be achieved only by the means of a comprehensive evaluation. This article will discuss the pedagogical value of textbooks as well as the roles of textbook evaluation in language classrooms.

Tóm tắt: Tài liệu giảng dạy ngoại ngữ (bao gồm sách giáo trình và tài liệu xác thực) đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy và học (Dudley-Evans & St. John, 1998; Richards, 2001). Tuy nhiên, việc quyết định lựa chọn sách giáo trình nào và việc đánh giá mức độ phù hợp của nó trong từng môi trường giáo dục cụ thể cũng là một yếu tố quyết định đối với thành công của quá trình dạy và học. Bài viết này khẳng định lại vai trò của sách giáo trình cũng như tầm quan trọng của đánh giá giáo trình đối với thành công của việc dạy và học ngoại ngữ.

1. Đặt vấn đề

Đối với bất cứ một chương trình đào tạo nào thì tài liệu học cũng đóng một vai trò rất quan trọng (Nunan, 1991; 209). Tầm quan trọng này được khẳng định lại trong các nghiên cứu của Robinson (1991) và Dudley- Evans & St John (1998): Là nguồn cung cấp ngôn ngữ; Là yếu tố hỗ trợ quá trình học; Là nhân tố khuyến khích và tạo hứng thú học tập; và là nguồn tham khảo.

Theo Kennedy & Bolitho (1984), tài liệu học tập được phân làm 2 loại: sách giáo trình (textbooks) và tài liệu xác thực (authentic materials). Mỗi loại tài liệu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên trong môi trường tiếng Anh được coi là một ngoại ngữ, điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế thì việc sử dụng sách giáo trình được đa số các nhà quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn tài liệu này một cách hiệu quả đối với các cơ sở giáo dục thì việc thường xuyên đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống giáo trình được lựa chọn là một nhiệm vụ cần được chú trọng.

2. Vai trò của sách giáo trình

Sách giáo trình - là các loại tài liệu được xuất bản hàng loạt, trong đó dữ liệu ngôn ngữ đã được đơn giản hoá cho phù hợp với trình độ của một số đối tượng cụ thể - đóng một vai trò thiết yếu đối với việc dạy và học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng (Robinson, 1991;

Nunan, 1991. Sách giáo trình có một số ưu điểm nổi bật sau: Thứ nhất là rẻ, dễ tìm; Thứ hai là dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian bởi vì loại tài liệu này có nội dung kiến thức được hệ thống hoá và các dạng bài tập được lựa chọn và thiết kế cẩn thận, ngoài ra sách giáo trình thường có sách hướng dẫn kèm theo; Thứ ba, loại tài liệu này có khả năng tạo tâm lý tự tin, chủ động cho người học bởi vì nó chứa đựng nội dung chi tiết của toàn khoá học, người học có thể xem trước những gì họ sẽ học hay xem lại những nội dung đã học; Ở rất nhiều nơi, một ưu điểm khác là sách giáo trình có thể đóng vai trò như là chương trình chi tiết, nó có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nơi giáo viên chưa có kinh nghiệm hoặc trình độ không cao; So với tài liệu xác thực thì nguồn tài liệu này dường như phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt với người học có động

cơ học tập thấp, vì nó liên quan đến độ khó của từ vựng và cấu trúc, bởi vì những tài liệu này đã được xử lý, chỉnh sửa để phù hợp với trình độ của một số đối tượng cụ thể.

Tuy nhiên, theo Richard (2001) và Kenedy & Bolitho (1984), sách giáo trình cũng có một số hạn chế nhất định như: Trong quá trình thiết kế giáo trình, một số vấn đề như tính hiệu lực và độ tin cậy của ngôn ngữ, độ chính xác của ví dụ, độ bao phủ của các dạng bài tập chưa được đề cao; Các ví dụ và các dạng bài tập chưa thoả đáng cả về lượng và chất bởi vì nó được thiết kế cho các khoá học mang tính chất đại trà cho số đông người học; Rất nhiều các hoạt động được thiết kế trong sách giáo trình không gắn với ngữ cảnh, thực tế xã hội làm cho việc học ngoại ngữ trở nên cứng nhắc; Các hiện tượng ngôn ngữ trong sách giáo trình thường được đơn giản hoá, từ vựng hạn chế, thiếu tính xác thực, khác so với ngôn ngữ mà người học phải sử dụng trong thực tế.

Tuy sách giáo trình có một số hạn chế như đã đề cập nhưng nguồn tài liệu này là một công cụ không thể thiếu trong quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung, đặc biệt là trong môi trường tiếng Anh được coi như là một ngoại ngữ. Vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ phù hợp của giáo trình đối với việc đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học trong trong từng môi trường giáo dục cụ thể (Ajayi, 2005).

3. Đánh giá tài liệu học tập:

Đánh giá tài liệu học tập là sự thẩm định giá trị của tài liệu học (“attempts to measure the value of materials”; Tomlinson, 1998, 3) hay là quá trình đánh giá một cách hệ thống tài liệu học so sánh với mục tiêu của chương trình học cũng như của người học (the systematic appraisal of the value of materials in relation to their objectives and to the objectives of the learners using them; Ellis, 1997). Ellis cho rằng có hai lý do để tiến hành đánh giá giáo trình, đó là: thứ nhất, cần phải lựa chọn một số tài liệu phù hợp nhất trong số tài liệu sẵn có cho một số tình huống dạy học cụ thể. Thứ hai là cần phải đánh giá xem tài liệu đã được lựa chọn cho một số đối tượng cụ thể có phù hợp không sau một thời gian sử dụng. Dudley-Evans & St.

John (1998) cũng khẳng định điều này qua sơ đồ sau: (Hình 1)

Ở đây phân tích nhu cầu chính là quá trình xác định những vấn đề cần phải dạy của chương trình và cách thức dạy, đánh giá là quá trình khẳng định mức độ hiệu quả của quá trình đó. Kết quả thu được từ quá trình đánh giá sẽ là cơ sở cho sự thay đổi, điều chỉnh tài liệu học tập cho các khoá học tiếp theo cho phù hợp hơn trong tương lai

Quá trình đánh giá có thể theo các mô hình của các tác giả sau: Hutchinson & Water (1993)- đánh giá tổng thể (macro- evaluation), Ellis (1997)- đánh giá một nhiệm vụ học tập cụ thể (micro-evaluation) hoặc McDonough & Shaw (1993)- là sự kết hợp của hai loại đánh giá trên.

evaluation needs analysis

(đánh giá) (phân tích nhu cầu)

assessment course design (kiểm tra) (thiết kế chương trình)

teaching-learning

(QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC)

Dựa vào mục đích đánh giá của từng trường hợp mà người đánh giá có thể lựa chọn một mô hình cụ thể.

Khoa Ngoại Ngữ thuộc Đại học Tây Bắc mới bắt đầu đào tạo cử nhân tiếng Anh từ năm 2003. Do đặc thù là khoa mới, nên chương trình đào tạo được xây dựng với các môn học gắn liền với một hệ thống sách giáo trình ngoại văn chưa có nhiều thời gian để xem xét mức độ hiệu quả so với mục tiêu đào tạo của chương trình đã được đề ra. Để nâng cao chất lượng từng môn học nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung thì vấn đề đánh giá giáo trình cần được chú trọng. Cần phải có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá lại mức độ hiệu quả của hệ thống giáo trình, các nghiên cứu có thể theo mô hình của Hutchinson & Water (1993). Đây là mô hình đánh giá tổng thể nhằm mục đích tìm hiểu liệu tài liệu được lựa chọn có phù hợp hay không. Quá trình này bao gồm bốn bước theo sơ đồ sau:

Hình 2: Sơ đồ mô hình đánh giá của Hutchinson and Waters (1993: 98)

Theo mô hình này, vấn đề đầu tiên cần phải làm là xác định các tiêu chí đánh giá (Define criteria), ví dụ như trình độ của người hoc, nội dung, mục tiêu hay phương pháp, sau đó dựa vào tiêu chí này phân tích những yêu cầu của chương trình đào tạo trên phương diện nguồn tài liệu yêu cầu gắn với chương trình (Subjective analysis), tiếp theo là phân tích nguồn tài liệu đang được sử dụng và sẽ đánh giá (Objective analysis), cuối cùng là so sánh kết quả phân tích của hai quá trình này xem có tương đồng với nhau hay không. Đây là mô hình đánh giá liệu một nguồn tài liệu có phù hợp với một số đối tượng cụ thể hay không khá logic và hiệu quả, hiện nay được đa số các nhà đánh giá lựa chọn khi đánh giá tài liệu học.

Có thể khẳng định rằng trong điều kiện dạy và học dạy ngoại ngữ tại đại học Tây Bắc thì sách giáo trình là một hợp phần không thể thiếu trong chương trình chi tiết từng môn học, là công cụ đắc lực hỗ trợ người dạy và người học. Để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của nguồn tài liệu này thì việc đánh giá mức độ phù hợp của giáo trình

DEFINE CRITERIA On what bases will you judge

materials ? Which criteria will be more important

SUBJECTIVE ANALYSIS

What realizations of the criteria in the materials want your maa course ?

OBJECTIVE ANALYSIS How does the material being evaluated realise the criteria ?

MATCHING

How far does the material match your needs ?

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)