Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 53 - 57)

4.2. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ

4.2.4. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái

4.2.4.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận

Sau khi kiểm tra chung tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái, nếu các chỉ tiêu kỹ thuật không nằm trong giời hạn cho phép ta phải tiến hành kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận.

a) Kiểm ta và điều chỉnh khớp cầu dẫn động giữa các đòn kéo

Kết cấu của khớp nối cầu rất đa dạng, có loại kết cấu tự động điều chỉnh độ rơ trong quá trình làm việc (hình 4.2.26a,b), có loại ta phải điều

chỉnh độ rơ trong quá trình sử dụng (hình 4.2.27a,b).

Khi kiểm tra thấy độ rơ quá giới hạn cho phép, thì phải điều chỉnh. Nguyên tắc chung của điều chỉnh là phải triệt tiêu khe hở giữa chốt cầu (rô tuyn) với gối đỡ của chốt cầu.

Hình 4.2.26. Loại khớp cầu tự động điều chỉmh độ rơ trong quá trình làm việc + Kiểm tra độ rơ cần có hai người

- Một người ngồi trên ca bin quay vô lăng để cho các bánh xe dẫn hướng quay vòng (quay veà hai phía).

- Một người ngồi dưới quan sát sự dịch chuyển của các đòn kéo chủ động – khớp cầu – đến đòn bị động xem chuyển động linh hoạt, tức thì của các đòn hay chuyển động trể, kém linh hoạt do có độ rơ gây ra.

+ẹieàu chổnh: Tuứy theo từng kết cấu cụ thể mà người ta có các cách tiến hành thao tác điều

chỉnh khác nhau trên hình 4.2.27a,b giới thiệu

hai kết cấu đặt trưng, loại (a) có chốt hãm êcu

điều chỉnh, loại (b)

không có chốt hãm ê cu điều chỉnh. Hình 4.2.27. Loại khớp cầu không tự động điều chỉnh độ rơ

1: chốt cầu; 2: gối đỡ chốt cầu; 3: êcu điều chỉnh; 4: chốt chẻ hãm êcu điều chỉnh Trong đa số các kết cấu cần điều chỉnh người ta tiến hành.

- Tháo chốt hãm (4)

- Vặn nắp điều chỉnh êcu (3) vào cho chặt hẳn

- Nới ra 1/6 ÷ 1/8 vòng sao cho chốt hãm lắp trùng với rãnh trên êcu và đòn dẫn động.

Lắp chốt chẻ lại.

b) Kiểm tra và điều chỉnh độ khe hở dọc trục của trục vít

Độ rơ của ổ bi trục vít được kiểm tra theo sự dịch chuyển dọc trục của vành tay lái so với trục lái, người ta phát hiện nhờ cảm giác khi đánh hết tay lái hoặc lắc nhẹ vành tay lái trong lúc các bánh xe dẫn hướng được kích lên khỏi mặt đất. Khi cần kiểm tra chính xác khe hở ổ bi dọc trục ta tháo trục vít– con lăn – ra khỏi hộp cơ cấu lái, dùng tay nhấc vành vô lăng lên và ấn xuống theo chiều

dọc trục nếu thấy rơ ta phải điều chỉnh

Hình 4.2.28. Điều chỉnh độ rơ dọc trục của trục vít

1: mặt bích hộp cơ cấu lái; 2: dây điện còi;

3: mặt bích ổ bi trục vít; 4: gioăng đệm điều chỉnh

* Điều chỉnh độ khe hở dọc trục vít

- Tháo các bulông mặt bích (3) bỏ bớt các tấm đệm điều chỉnh (4), lắp lại như cũ.

Sau khi điều chỉnh có thể ổ bi quá chặt ta phải kiểm tra lại độ chặt bằng lực kế.

- Dùng lực kế móc vào vô lăng và kéo với lực (0,2 ÷ 0,5) kg – (5 ÷ 10) N với xe con và (0,3 ÷ 0,9) kg– (3 ÷ 9) N, với xe tải mà vô lăng quay nhẹ nhàng là được.

c) Điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp truyền động trong cơ cấu lái Có rất nhiều loại cơ cấu lái khác nhau

được sử dụng trên các ô tô khác nhau, tùy thuộc vào kết cấu cụ thể mà có cách điều chỉnh khác nhau nhưng nguyên tắc điều chỉnh là:

- Dịch chuyển dọc trục đòn quay đứng sẽ điều chỉnh được khe hở ăn khớp của cặp truyền động trong cơ cấu lái.

Thí dụ như cơ cấu lái trục vít con lăn (hình

4.2.29). Ta tiến hành điều chỉnh: Hình 4.2.29. Điều chỉnh khe hở ăn khớp cuỷa truùc vớt – con laờn

1: cờ lê; 2: êcu điều chỉnh; 3: êcu hãm; 4: đệm hãm - Tháo êcu hãm (3).

- Lấy đệm hãm (4) ra.

- Dùng cơlê (1) điều chỉnh êcu điều chỉnh (2). Vặn vào giảm khe hở ăn khớp và ngược lại vặn ra tăng khe hở.

d) Bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực dầu

Đối với cơ cấu lái trợ lực dầu ngoài việc kiểm tra và điều chỉnh như đã trình bày ở trên người ta tiến hành kiểm tra bơm và các van thủy lực.

Để kiểm tra bộ phận trợ lực người ta tiến hành:

- Kiểm tra và bổ sung dầu vào bình chứa dầu bơm trợ lực.

- Kiểm tra áp suất dầu trong hệ thống trợ lực (hình 4.2.30).

- Lắp đồng hồ đo áp suất (4) và van (5) giữa bơm trợ lực (2) và cơ cấu lái (1).

- Cho động cơ chạy không tải, quay vành tay lái hết cỡ, mở van (5), quan sát đồng hồ đo áp suất (4). Áp lực dầu không được nhỏ hơn 65 kg/cm2 (0,6 MPa). Nếu không đạt yêu cầu thì có thể hỏng ở bơm và các cụm van điểu khiển trong cơ cấu lái. Khi đó ta phải kiểm tra các van ở bơm, ở cơ cấu lái, (van điều chỉnh áp suất trong bơm, van điều khiển dầu cho các xy lanh trợ lực).

Hình 4.2.30. Kiểm tra áp lực dầu trong hệ thống trợ lực lái ZIL -130

1: cơ cấu lái; 2: bơm dầu trợ lực lái; 3: thùng dầu trợ lực; 4: đồng hồ đo áp lực dầu; 5:

khóa (van); 6: đường ống dầu cao áp tới van điều khiển; 7: đường dầu hồi từ (1) về (3) CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu những hư hỏng thường gặp của ly hợp, hộp số cầu xe chủ động.

2. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh các góc đặt của bánh xe dẫn hướng trên vài loại xe.

3. Hãy nêu những hư hỏng làm cho hệ thống phanh mất tác dụng và cách khắc phuùc.

4. Hãy nêu cách kiểm tra và điều chỉnh độ rơ của vành tay lái.

5. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ dọc trục của trục vít.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w