PHẦN 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Trắm đen theo thời gian
4.2.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá Trắm đen theo thời gian
Kích cỡ cá giống sử dụng cho các lô thí nghiệm đạt độ đồng đều khá cao.
Trọng lượng trung bình ban đầu của cá giống là 8,6 ± 0,1 gram/con. Sau thời gian thí nghiệm kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá Trắm đen được thể hiện qua bảng 4.2 và hình 4.1.
Bảng 4.2. Kết quả giá trị trung bình về tăng trưởng khối lượng giữa 3 công thức thí nghiệm (g/con)
ĐVT: g/con Nghiệm thức NT1 (50 con/m2) NT2 (60 con/m2) NT3 (70 con/m2)
Ban đầu 8,6 ± 0,10 8,6 ± 0,10 8,6 ± 0,10
Sau 10 ngày 25,1 ± 0,76 24,1 ± 0,29 22,0 ± 0,50
Sau 20 ngày 41,5 ± 0,50 40,5 ± 0,50 38,1 ± 0,20
Sau 30 ngày 57,3 ± 1,52 57,0 ± 1,00 53,7 ± 0,58
Sau 40 ngày 76,0 ± 2,64 75,0 ± 1,00 70,3 ± 1,52
Sau 50 ngày 100,3 ± 3,89 98,67 ± 3,05 92,0 ± 2,00 Sau 60 ngày 123,3 ± 3,78 123,0 ± 2,64 110,7 ± 4,04 Sau 70 ngày 154,0 ± 2,00 153,0 ± 8,54 136,0 ± 5,00 Sau 80 ngày 176,7 ± 7,57 174,3 ± 5,13 159,7 ± 3,05 Sau 90 ngày 217,0b ± 5,19 214,7b ± 4,00 194,3a ± 4,04
- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05)
Hình 4.1. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng cá trắm đen theo thời gian
Qua bảng số liệu 4.2 và hình 4.1 cho ta thấy, cá Trắm đen ở các công thức thí nghiệm mật độ 50 con/m2 (NT1) và các công thức thí nghiệm mật độ 60 con/m2 (NT2) cho tăng trưởng nhanh hơn các công thức thí nghiệm mật độ 70 con/m2 (NT3).
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy khối lượng của cá sau thời gian nuôi 90 ngày đạt từ 194,3 ± 4,04 (g/con) đến 217,0 ± 5,19 (g/con). Trọng lượng trung bình ở nghiệm thức mật độ 50 con/m2 (NT1) cho tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến nghiệm thức mật độ 60 con/m2 (NT2) và thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 70 con/m2 (NT3). Tuy nhiên, qua kết quả phân tích ANOVA tăng trưởng về khối lượng đối với 3 loại mật độ khi kết thúc thí nghiệm thì nghiệm thức mật độ 50 con/m2 (NT1) và nghiệm thức mật độ 60 con/m2 (NT2) cho kết quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05), nghiệm thức mật độ 70 con/m2 (NT3) khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) đối với hai nghiệm thức mật độ 50 con/m2
(NT1) và nghiệm thức mật độ 60 con/m2 (NT2).
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Trắm đen (g/con/ngày)
Theo dõi tốc độ trăng trưởng về khối lượng (g/con/ngày) nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại mật độ khác nhau lên tốc độ tăng trưởng của cá và khả năng sinh trưởng của cá trong giai đoạn khác nhau. Kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối được trình bày qua bảng 4.3 và hình 4.2.
Bảng 4.3. Kết quả giá trị trung bình về tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng giữa 3 công thức thí nghiệm (g/con/ngày)
ĐVT: g/con/ngày Nghiệm thức NT1 (50 con/m2) NT2 (60 con/m2) NT3 (70 con/m2)
Sau 10 ngày 1,66 ± 0,07 1,55 ± 0,04 1,34 ± 0,06
Sau 20 ngày 1,63 ± 0,08 1,63 ± 0,03 1,61 ± 0,07
Sau 30 ngày 1,58 ± 0,13 1,65 ± 0,05 1,55 ± 0,08
Sau 40 ngày 1,87 ± 0,15 1,80 ± 0,10 1,67 ± 0,15
Sau 50 ngày 2,43 ± 1,25 2,40 ± 2,08 2,17 ± 3,50
Sau 60 ngày 2,30 ± 0,50 2,43 ±0,15 1,87 ± 0,21
Sau 70 ngày 3,07 ± 0,55 3,00 ± 0,65 2,53 ± 0,81
Sau 80 ngày 2,30 ± 0,94 2,13 ± 0,80 2,37 ± 0,37
Sau 90 ngày 4,03b ± 0,25 3,97b ± 0,15 3,46a ± 0,15
- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05)
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng cá Trắm đen theo thời gian
Nhìn vào bảng 4.3 và hình 4.2 có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Trong những ngày đầu, do điều kiện thời tiết khí hậu thất thường, bị ảnh hưởng của nhiều đợt không khí lạnh và cá chủ yếu tăng trưởng về chiều dài nên tốc độ tăng trưởng của cá chậm, khoảng thời gian sau cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về trọng lượng.
Ở bảng 4.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng dần trong thời gian nuôi,
cá bắt đầu tăng trưởng mạnh từ 50 ngày nuôi trở về sau. Về cuối thời gian thí nghiệm ở 10 ngày nuôi cuối tốc độ tăng trưởng của cá càng tăng mạnh.
Tốc độ tăng trưởng trung bình về trọng lượng trong suốt thời gian nuôi ở các công thức thí nghiêm đạt kết quả như sau: mật độ 50 con/m2 (NT1) đạt 4,03
± 0,25 (g/con/ngày), nghiệm thức mật độ 60 con/m2 (NT2) đạt 3,97 ± 0,15 (g/con/ngày) và nghiệm thức mật độ 70 con/m2 (NT3) đạt 3,46 ± 0,15 (g/con/ngày).
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA) cho thấy tốc độ tăng trưởng trọng lượng ở mỗi giai đoạn nuôi có kết quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm giữa 3 nghiệm thức sử dụng 3 công thức mật độ khác nhau lại có kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đối với nghiệm thức mật độ 50 con/m2 (NT1) và nghiệm thức mật độ 60 con/m2 (NT2) kết quả phân tích phương sai cho thấy hai nghiệm thức này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức mật độ 70 con/m2 (NT3) khác nhau có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại (p < 0,05).
Như vậy, có thể thấy rằng cá mật độ 50 con/m2 (NT1) và mật độ 60 con/m2 (NT2) cho tốc độ tăng trưởng cao hơn mật độ 70 con/m2 (NT3), nguyên nhân có thể giải thích do ở nghiệm thức mật độ 70 con/m2 (NT3) cá nuôi ở mật độ cao thì thiếu oxy nên khi nuôi với mật độ cao thì sẽ thiếu oxy so với nhu cầu của cá.
Mật độ 50 con/m2 (NT1) cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vì mật độ thấp hàm lượng oxy sẽ nhiều hơn cần thiết cho sự tăng trưởng của cá.
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm đen (cm/con)
Mật độ không những tác động đến sự tăng trưởng về trọng lượng mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều dài của cá. Sự tăng trưởng này được trình bày qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.3:
Bảng 4.4. Kết quả giá trị trung bình về tăng trưởng chiều dài giữa 3 công thức thí nghiệm (cm/con)
ĐVT: cm/con Nghiệm thức NT1 (50 con/m2) NT2 (60 con/m2) NT3 (70 con/m2)
Ban đầu 8,2 ± 0,29 8,3 ± 0,29 8,2 ± 0,29
Sau 10 ngày 10,1 ± 0,76 10,4 ± 0,40 10,1 ± 0,40
Sau 20 ngày 11,9 ± 0,30 12,2 ± 0,17 11,8 ± 0,15
Sau 30 ngày 14,0 ± 0,20 14,2 ± 0,30 13,4 ± 0,60
Sau 40 ngày 15,5 ± 0,45 15,6 ± 0,15 15,0 ± 0,58
Sau 50 ngày 17,1 ± 0,88 17,1 ± 0,29 16,5 ± 0,85
Sau 60 ngày 18,5 ± 0,51 18,3 ± 0,55 17,8 ± 0,85
Sau 70 ngày 19,6 ± 0,65 19,6 ± 0,60 19,1 ± 0,94
Sau 80 ngày 21,6 ± 0,11 21,1 ± 0,15 20,6 ± 0,40
Sau 90 ngày 23,1a ± 0,10 22,6a ± 0,32 22,3a ± 0,55
- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05)
Hình 4.3. Kết quả giá trị trung bình về tăng trưởng chiều dài giữa 3 công thức thí nghiệm (cm/con)
Qua bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy khi kết thúc 90 ngày nuôi với mỗi công thức mật độ cho mỗi kết quả tương đương nhau về chiều dài của cá và kết quả này đúng khi dùng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA), kết quả của phương pháp này cho thấy mỗi công thức mật độ khác nhau cho kết quả về chiều dài tương đương nhau. Kết quả này có thể giải thích do trong thời gian này cá chủ yếu tăng trưởng về trọng lượng, mật độ chưa có tác động đến chiều dài của cá trong giai đoạn cá còn nhỏ. Do thí nghiệm chỉ thực hiện trong 3 tháng nuôi nên chưa kết luận được mật độ ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài của cá.
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm đen
Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (cm/con/ngày) là chỉ tiêu để đánh giá mức độ tăng lên về chiều dài của cá trong từng khoảng thời gian khác nhau. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm đen trong quá trình thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.5 và hình 4.4:
Bảng 4.5. Kết quả giá trị trung bình về tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài giữa 3 công thức thí nghiệm (cm/con/ngày)
ĐVT: cm/con/ngày Nghiệm thức NT1 (50 con/m2) NT2 (60 con/m2) NT3 (70 con/m2) Sau 10 ngày 0,20 ± 0,05 0,20 ± 0,03 0,19 ± 0,02 Sau 20 ngày 0,18 ± 0,06 0,18 ± 0,05 0,17 ± 0,03 Sau 30 ngày 0,21 ± 0,01 0,02 ± 0,02 0,18 ± 0,04 Sau 40 ngày 0,15 ± 0,04 0,14 ± 0,03 0,14 ± 0,03 Sau 50 ngày 0,17 ± 0,02 0,15 ± 0,02 0,15 ± 0,04 Sau 60 ngày 0,14 ± 0,01 0,12 ± 0,03 0,13 ± 0,03 Sau 70 ngày 0,11 ± 0,02 0,12 ± 0,01 0,13 ± 0,10 Sau 80 ngày 0,19 ± 0,07 0,17 ± 0,05 0,15 ± 0,07 Sau 90 ngày 0,15a ± 0,06 0,14a ± 0,05 0,14a ± 0,04
- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05)
Hình 4.4. Kết quả giá trị trung bình về tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài giữa 3 công thức thí nghiệm (cm/con/ngày)
Qua bảng 4.5 và hình 4.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá trong quá trình nuôi thí nghiệm giảm dần từ khi bắt đầu nuôi đến khi kết thúc thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của các giai mật độ 50 con/m2 (NT1) đạt 0,15 ± 0,06 cm/con/ngày, tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của các giai mật độ 60 con/m2 (NT2) đạt 0,14 ± 0,05 cm/con/ngày và tốc độ tăng trưởng chiều dài ở các giai mật độ 70 con/m2 (NT3) đạt 0,14 ± 0,04 cm/con/ngày.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy các loại mật độ khác nhau cho kết quả tốc độ tăng trưởng về chiều dài tương đương nhau, kết quả phân tích khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do vậy có thể kết luận tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm đen trong thời gian này chưa chịu ảnh hưởng bởi mật độ.
4.2.5. Ảnh hưởng của các loại mật độ đến tỷ lệ sống của cá Trắm đen
Tỷ lệ sống của cá Trắm đen phụ thuộc rất lớn vào sức đề kháng của cá, chất lượng con giống, chế độ chăm sóc quản lý và môi trường ao nuôi. Trong quá trình nuôi các yếu tố môi trường được thường xuyên theo dõi nên được đảm bảo tốt, hạn chế hiện tượng cá chết do môi trường nuôi xấu, nhiễm bệnh trong quá trình nuôi. Chế độ chăm sóc quản lý giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm đều tương đương nhau trừ mật độ khác nhau. Hiện tượng cá chết phần lớn rơi vào hai trường hợp sau:
Cá chết do con giống không đảm bảo: Trường hợp này rất hay xảy ra và tỷ lệ chết rất cao. Bên cạnh đó do ít nhà cung cấp con giống và trình độ người nuôi còn hạn chế nên không chủ động trong việc lựa chọn con giống khỏe và sạch bệnh
Cá chết do thay đổi thời tiết: Trong quá trình nuôi, thời tiết nhiều khi thay đổi đột ngột, làm cá bị stress và chết. Ví dụ, những đợt không khí lạnh kéo dài làm môi trường nước giảm thấp, cá bỏ ăn và những cá thể có sức đề kháng yếu có thể bị chết. Trường hợp này tỷ lệ chết thấp nếu người nuôi có biện pháp đối phó kịp thời.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành thí nghiệm để xác định tỷ lệ sống của cá trong các giai thì không thể đếm hết số cá trong giai mà chỉ tiến hành đếm số lượng cá chết mỗi ngày theo dõi và số cá chết sau 10 ngày tiến hành kiểm tra cá một lần nên kết quả trình bày ở dưới đây vẫn chưa mang tính chất chính xác tuyệt đối.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá Trắm đen được trình bày qua bảng 4.6 và hình 4.5:
Bảng 4.6. Kết quả giá trị trung bình về tỷ lệ sống giữa 3 công thức thí nghiệm ĐVT: % Nghiệm thức NT1 (50 con/m2) NT2 (60 con/m2) NT3 (70 con/m2)
Sau 10 ngày 98,5 ± 0,50 98,5 ± 0,47 98,3 ± 0,83
Sau 20 ngày 97,2 ± 0,47 97,0 ± 0,91 97,1 ± 0,15
Sau 30 ngày 96,1 ± 0,20 95,9 ± 0,78 95,7 ± 0,25
Sau 40 ngày 94,9 ± 0,17 94,4 ± 0,40 94,4 ± 0,61
Sau 50 ngày 93,1 ± 0,35 93,0 ± 0,35 92,8 ± 0,40
Sau 60 ngày 91,2 ± 0,51 91,1 ± 0,60 90,1 ± 0,30
Sau 70 ngày 89,2 ± 0,32 88,9 ± 0,35 88,6 ± 0,40
Sau 80 ngày 88,4 ± 0,37 88,1 ± 0,30 87,5 ± 0,75
Sau 90 ngày 87,0a ± 0,2 86,8a ± 0,72 86,4a ± 0,62
- Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05)
Hình 4.5. Kết quả giá trị trung bình về tỷ lệ sống giữa 3 công thức thí nghiệm Qua bảng 4.6 ta thấy tỷ lệ sống của cá Trắm đen giảm dần trong thời gian nuôi nhưng nhìn chung càng về sau số lượng cá bị chết càng giảm. Trong thời gian đầu tỷ lệ sống của cá giảm mạnh do lúc này cá còn nhỏ, sức đề kháng yếu và trong khoảng thời gian này do gặp phải nhiều đợt không khí lạnh nên cá thường bỏ ăn dẫn đến giảm sức đề kháng, khoảng thời gian sau của quá trình thí nghiệm do một phần cá yếu đã được loại thải trước đó và một phần do thời tiết ấm lên nên cá ăn mạnh sinh trưởng nhanh nên số lượng cá chết đi giảm.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy các loại mật độ khác nhau cho kết quả tỷ lệ sống tương đương nhau, kết quả phân tích khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).