Một số giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 49)

Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý: Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng. Thực hiện bằng cách: các văn bản pháp lý nên thừa nhận thuật ngữ thương hiệu vì nó đang được sử dụng một cách rộng rãi. Không nên đồng nhất thương hiệu và nhãn hiệu, cũng như thuật ngữ thương hiệu trong bộ Luật Dân sự và toong Nghị định.

Hiện nay Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được chi cho hoạt động quảng bá tối đa đến 10% từ doanh số và đây được coi là chi phí kinh doanh. Điều này không nên hạn chế vì ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản vẫn đang tiến hành cổ phần hóa hoặc sang nhượng thương hiệu nhưng rất khó định giá tài sản thương hiệu, vì khung pháp lý về định giá tài sản vô hình cho các doanh nghiệp chưa có. Vậy cần thiết phải xây dựng các hệ thống pháp luật về phương pháp đánh giá các tài sản vô hình.

Nhà nước cần tăng cường quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng. Thương hiệu của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nói chung và thương hiệu hàng nông sản cần trước hết tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ tại Việt Nam; mọi hành vi xâm phạm cần được xử lý nghiêm minh để một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, mặt khác tạo tâm lý an tâm và kích thích các doanh nghiệp phát triển thương hiệu tại nước ngoài. Các cơ quan chức năng nên kiến nghị Chính phủ để nâng cao mức phạt, xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.

Ngoài ra Cục sở hữu trí tuệ cũng nên tăng cường hợp các với các đồng nghiệp nước ngoài để giup đỡ doanh nghiệp trong đăng ký bảo hộ thương hiệu tại các nước đo.

Có thể hướng dẫn, cung cấp thông tin xử lý các vi phạm trên thông tin đại chúng cho các doanh nghiệp nước ngoài để giúp đỡ doanh nghiệp trong đăng ký bảo hộ thươn hiệu tại các nước đó. Có thể hướng dẫn, cung cấp thông tin xử lý các vi phạm ữên thông tin đại chúng cho các doanh nghiệp.

Để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xây dựng thương hiệu Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan bộ ngành liên quan đưa ra các chính sách ưu đãi đối với mặt hàng nông sản như: giảm thuế xuất khẩu hàng nông sản,các chính sách cho ưu tiên xuất khẩu hàng nông sản; đầu tư vốn máy móc cũng như nhân lực cho sản xuất trong nông nghiệp.

Hai là, hễ trợ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản: Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo, huấn luyện đội ngũ chuyên trách về thương hiệu. Nhà nước hỗ trợ bằng chương trình đào tạo cung cấp kiến thức mới cho các đội ngũ. Phải có chương trình cụ thể với từng nhóm ngành từng địa phương, chẳng hạn như chương trình đào tạo cho nhóm xuất khẩu nông sản khác nhóm sản xuất hàng nông sản. Với cách thức đó, các doanh nghiệp sẽ vận dụng phù hợp và tìm được các nhà tư vấn đầu tư vốn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần cung cấp thông tin tư vấn cho các doanh nghiệp về

xây dựng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt từ đâu làm thế nào cho chuyên nghiệp. Vì thế Nhà nước cần có các lớp đào tạo về nghiệp vụ thương hiệu.

Nhà nước có thể đẩy mạnh phổ biến kiến thức về thương hiệu trong cộng đồng đưa thương hiệu thành một phần văn hóa trong kinh doanh. Có thể Nhà nước tổ chức các hội thảo để phổ biến kinh nghiệm các doanh nghiệp thành công của các nước thành công trong xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, cũng nên tránh những quan điểm sai lầm, chỉ tiêu quá vào thương hiệu mà không quan tâm vào chất lượng sản phẩm.

Nhà nước cũng tăng cường hoạt động dịch vụ, thông tin về xây dựng phát triển thương hiệu, tăng cường hoạt động này không chỉ dừng ở doanh nghiệp mà đén mọi tầng lớp nhân dân. Đó có thể là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo hộ thương hiệu. Mọi người dân ở đây có thể là người tiêu dùng, có thể là người nông dân- đối tượng chính trong sản xuất hàng nông sản. Hiện nay, họ chưa hiểu ý nghĩa của sở hữu trí tuệ nên chưa có ý thức bảo vệ sản phẩm mình làm ra, chưa nâng cao sức cạnh tranh, Nhà nước có thể cung cấp thông tin về thương hiệu để tăng sự hiểu biết cho họ.

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền quảng bá vì các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ. Vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp có vốn và kiến thức hạn ché, ít tiếp xúc phương tiện thông tin toàn cầu ... Cho nên các hoạt động quảng bá ra thị trường nước ngoài còn hạn ché. Hình thức phổ biến mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản áp dụng quảng bá là tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài theo chương trình của Cục Xúc tiến thương mại. Neu cứ thực hiện hỗ trợ 50% chi phí gian hàng thì nhiều doanh nghiệp không thể tham gia. Điều này đòi hỏi phải có quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu, quỹ này sẽ giúp doanh nghiệp tham gia quảng bá hình ảnh thương hiệu tại nước ngoài trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên không phải nhất thiết quỹ hỗ trợ đầu tư tràn lan mà phải phụ thuộc vào từng mặt hàng và giai đoạn cụ thể.

Các chương trình thương hiệu quốc gia cần lựa chọn những sản phẩm tham gia theo tiêu chí nhất định, vấn đề hiện nay là làm sao thực hiện chương trình này một cách thành công nhất để trợ giúp tốt nhất cho các doanh nghiệp, tạo dựng được chỗ đứng cho

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và thương hiệu các ngành trọng điểm nói riêng.

Ba là, Nhà nước lựa chọn các giải pháp hữu ích nhất, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tranh tụng quốc té khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung xảy ra tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài. Chúng ta đang thiếu các luật sư giỏi am hiểu luật pháp quốc tế cũng như tranh chấp thương mại, do đó Nhà nước cần đào tạo bồi dưỡng một thế hệ luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, đảm trách những vụ kiện tụng tranh chấp phức tạp. Tuy nhiên vấn đề trước mắt là Nhà nước nên sát cánh cùng doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng tranh chấp quốc tế ở các khía cạnh: tài chính, tư vấn, vận động hành lang gây ảnh hưởng ngoại giao và thông qua báo chí để giành lợi thé cho doanh nghiệp.

Bốn là, khuyến khích xây dựng thương hiệu: Neu thương hiệu tốt sẽ tăng sức mạnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc té. Điều này sẽ tăng FDI cho phát triển đất nước. Nếu thu hút FDI chúng ta cần chi một lượng đầu tư cho xây dựng phát triển thương hiệu quốc gia, thu hút các dự án đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản nói riêng. Như thế thương hiệu quốc gia lại càng phát triển mạnh hơn, tạo thé đứng cho Việt Nam cả về kinh té và chính trị trên thế giới. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dwungj thương hiệu bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây cũng là quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, là nét riêng cho hàng nông sản Việt Nam. Nét riêng ấy sẽ không bị pha trộn với bất kỳ quốc gia nào khác. Hay nói đúng hơn hàng nông sản Việt Nam không bị ăn cắp bản quyền trên thị trường thế giới.

Năm là, hễ trợ xây dựng những doanh nghiệp, thương nhân chuyên xuất khẩu và các hiệp hội ngành hàng: Điểm yếu cúa chúng ta hiện nay là từng doanh nghiệp đi ra nước ngoài để tìm đầu ra, không có những doanh nghiệp và thương gia đi làm đầu mối cho xuất khẩu, tập hợp sức mạnh của nhiều doanh nghiệp để tạo sức mạnh chung. Vì thế Nhà nước cần xây dựng lên những doanh nhân, thương gia chuyên xuất khẩu. Điều này đòi hỏi quá trình lâu dài, trước hết cần khuyến khích sự liên kết từng ngành hàng, phát huy sức mạnh vai trò của hiệp hội. Nhà nước sẽ hỗ trợ về kinh phí, về điều kiện hoạt động. Chỉ khi hiệp hội có chương trình cụ thể, khả thio để tạo thế mạnh cho ngành hàng, phát triển ngành hàng thì mới được Nhà nước hỗ trợ.

3.2.2. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một là, nâng cao chất lượng hàng nông sản: Tiến trình hội nhập đang gõ cửa từng doanh nghiệp. Sự thành công đến đâu trong quá trình này là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và thương hiệu mạnh chính là yếu tố để doanh nghiệp tự khẳng định mình. Yếu tố làm cho thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hoá, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng mà hàng hoá mang lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp có mặt hàng nông sản cần:

- Tăng tỷ lệ hàng chất lượng cao: đây là giải pháp duy nhất để giải quyết tồn tại lớn từ lâu nay của hàng nông sản xuất khẩu của nước ta là số lượng tăng nhưng giá ưị lại luôn giảm. Nhược điểm lớn nhất của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là chưa có nhiều hàng ché biến sâu, số lượng nhiều nhưng chủ yéu là hàng xuất thô có phẩm cấp trung bình và kém. Hàng nông sản của Việt Nam cần tập trung đầu tư vào chiều sâu chất lượng từ khâu chọn giống; trong nuôi trồng và chế biến hàng nông sản thì yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm là vệ sinh an toàn. Vì vậy, cần phải áp dụng công nghệ sạch toong sản xuất và ché biến. Hoạt động ché biến được tổ chức với qui mô lớn phù hợp với điều kiện địa lý của Việt Nam để có được hiệu quả kinh tế cao.

Đối với mặt hàng thực phẩm cần có chuyên gia riêng hay mời các chuyên gia ở các nước nhập khẩu để tìm hiểu, nghiên cứu về tập quán ăn uống, những yêu cầu về mùi vị màu sắc, hình khối các món ăn của người tiêu dùng. Nhu cầu về thực phẩm ăn nhanh cũng ngày càng cao. Bởi vậy tính tiện lợi và đơn giản toong khâu ché biến cũng cần được chú trọng.

- Bao bì và đóng gói sản phẩm: việc ghi nhãn hàng phải tuân thủ đầy đủ các qui định của nước nhập khẩu. Bao bì hàng hoá là yếu tố tác động đầu tiên tới thị giác, tâm lý của người tiêu dùng. Họ yêu cầu rất cao nên cần phải ghi đầy đủ những thông số về thành phần, các hướng dẫn sử dụng đặc biệt với hàng thực phẩm.

Hai là, nâng cao ỷ thức của tất cả thành viền trong công ty về thương hiệu: Như đã đề cập ở trên, chất lượng hàng hoá, các dịch vụ chăm sóc khách hàng là gốc rễ của khả năng thâm nhập, phát ữiển và tồn tại của một thương hiệu mà những yếu tố này lại chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, công nhân sản

xuất, đội ngũ nhân viên bán hàng, các đại lý phân phối hàng hoá. Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì môi trường văn hoá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài lãnh đạo cũng như khả năng dùng người của ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo cần có các biện pháp khen thưởng khích lệ hợp lý, sắp xép bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc- phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi thảnh viên từ công nhân sản xuất tới những người có học vị cao đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty, họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới.

Vì vậy, mỗi công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để công nhân hiểu thế nào là thương hiệu, vai ữò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên.

Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát ữiển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Ket hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, mỗi công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có các quyết sách đúng đắn về đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động marketing đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty. Tất nhiên trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được sự đồng hành và hỗ trợ về mặt chính sách, đào tạo, tài chính của nhà nước.

Ba là, xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển trong một môi trường kinh tế cạnh tranh mang qui mô toàn cầu như hiện nay thì đều phải có một chiến lược phát triển của riêng mình, phù hợp với môi trường doanh nghiệp cũng như có khả năng thích ứng với những thay đổi của các yéu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng khác cần xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình. Để khỏi lúng túng ở giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp nên mời một công ty tư vấn chuyên nghiệp về xây dựng thương hiệu để tìm hiểu các

phương án xây dựng thương hiệu từ nhu cầu phát triển của công ty mình, hai bên sẽ phối hợp cùng nhau để xây dựng một chương trình hành động tổng lực dài hạn.

Các yêu cầu sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu khác nhau, việc lựa chọn chiến lược thương hiệu tên nhãn hiệu thống nhất, tên nhãn hiệu riêng biệt, tên nhãn hiệu tập thể hay kết hợp đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường và nhu cầu phát triển của công ty. Trong quá trình ưiển khai chiến lược, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các bước đã lập ra để thương hiệu đó trở thành tài sản vô giá và được bảo vệ an toàn.

Bốn ỉà, liền kết để xây dựng thương hiệu: Hiện nay, uy tín thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất kém, năng lực xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp cũng rất yếu cả về kinh nghiệm, tính chuyên môn và vốn đầu tư.

Trên thị trường các nước phát ữiển, các kênh phân phối rất chặt chẽ và xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang tăng dần, trước mắt thì các doanh nghiệp của ta không đủ khả năng thể tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ để trực tiếp giới thiệu thương hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành hàng là vô cùng cần thiết. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một hội ngành hàng sẽ tạo ra sức mạnh có thể đáp ứng được các hợp đồng có giá trị lớn thời gian giao hàng nhanh, yêu càu đa dạng về mẫu mã. Sự liên kết trong tiếp thị và quảng bá thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt là: mở rộng khách hàng trên cơ sở cùng nhau giới thiệu khách hàng; cùng nhau chia sẻ các thông tin về thị trường, xu hướng mẫu mã, các rủi ro cần tránh... và cùng nhau xúc tiến thương mại; hỗ trợ và chia sẻ với nhau về kỹ thuật và kinh nghiệm, nguồn nguyên vật liệu; kết hợp hàng của các thành viên để quảng bá sản phẩm, tiếp thị chung cho phép tiết kiệm được chi phí và tập trung uy tín.

Với những lợi ích như trên, các doanh nghiệp nên phối hợp cùng nhau xây dựng thương hiệu chung (tập thể) cho các nông sản có tính chất đặc sản của từng vùng như gạo đặc sản, rau quả đặc sản... tránh tình trạng hàng xuất khẩu mà không có thương hiệu.

Năm là, mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu:

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w