7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ
“Cái tôi” là yếu tố cơ bản của ý thức để cấu thành nhân cách con người. Cái
tôi cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. “Cái tôi” trong quan
niệm của những nhà tâm lý học biểu hiện nét độc đáo và tính tích cực của nhân cách. Trong triết học Mác – Lênin, con người cá nhân được coi là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội: “Bản chất con người là tổng hòa
những mối quan hệ xã hội”; “Cái tôi” mang tính tích cực, chủ động và có quan hệ
đối với thế giới và với chính bản thân mình.
Trong văn học, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản
thân và thế giới xung quanh. Bởi vậy, tác phẩm văn học vừa mang đậm tính điển
hình và mang đậm cá tính tác giả khi vai trò của cá tính sáng tạo của “cái tôi” cá
nhân được ý thức đầy đủ; đặc biệt là những tác phẩm trữ tình.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ trữ tình là “Thuật ngữ chỉ chung các
thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp. (…) Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng biểu hiện phức tạp của thế giới nội
tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới chính kiến, những tư tưởng triết học.” [2, Tr.
317]. Có thể thấy rằng: Nếu tác phẩm tự sự lấy bức tranh hiện thực mang đậm tính khách quan và điển hình làm đối tượng phản ánh thì tác phẩm trữ tình lại chọn bức tranh tâm trạng đậm tính chủ quan và điển hình của chủ thể trữ tình làm đối tượng thẩm mỹ của mình. Tác phẩm trữ tình là sự thể hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người: những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ…làm sống dậy trong chủ thể thế giới của hiện thực khách quan như một phương diện năng động, sâu sắc, hấp dẫn của đời sống con người. Trong tác phẩm trữ tình, nội dung được thể hiện luôn gắn với hình tượng nhân vật trữ tình. Tình cảm riêng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm cụ thể luôn nồng cháy, trực tiếp và mãnh liệt, vừa có ý nghĩa khái quát, điển hình và có khả năng tác động mạnh mẽ. Tác phẩm trữ tình xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
học nhưng chỉ thực sự là tác phẩm khi con người ý thức về cá nhân, khi “cái tôi” cá nhân tự ý thức. Bởi vậy, “Cái tôi trữ tình” là nguồn gốc của thơ trữ tình.
Trong thơ, vấn đề “cái tôi trữ tình” có một ý nghĩa quan trọng; dấu ấn chủ
quan của các nhà thơ được biểu hiện rõ hơn các thể loại khác: “Những cung bậc
tình cảm của nhà thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng thiết tha, dù kéo dài triền miên trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì đó của đời sống bên ngoài, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín
của trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ.” [8, Tr. 75]. Theo GS Hà Minh Đức, những
hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ bao gồm: “Thường thì cái tôi trữ
tình trong thơ dễ bộc lộ trực tiếp trong trường hợp viết về chính bản thân mình và trong những quan hệ riêng tư. Với những loại đề tài này cái tôi trữ tình trong thơ thường phổ biến là cái tôi của tác giả.”, “Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỷ niệm, một quan sát. (…) Cái tôi trữ tình là nhân vật trữ tình chủ yếu của sáng tác.”, “Trường hợp thứ ba là những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật nào đó. (…) Đó là nhân
vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ.” [8, T. 89].
Có thể thấy rằng: Sự gần gũi và thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ là một hiện tượng rất phổ biến. Những cung bậc tình cảm được ngân lên từ cõi lòng Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương và Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu… đều phản ánh ít nhiều những dư ba trong cuộc đời đầy giông tố của các nhà thơ. Người đọc dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình được thể hiện trong thơ. Nhưng có những trường hợp cái tôi của nhà thơ trong đời sống không đồng nhất với cái tôi trữ tình trong tác phẩm, cái tôi nhà thơ khác với cái tôi trữ tình. Cái tôi nhà thơ trong đời sống thực là sự hiện hữu của con người nhà thơ với dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ và những mối quan hệ xã hội cụ thể. Cái tôi trữ tình là cái tôi được nghệ thuật hóa theo quy luật sáng tạo nghệ thuật. Nó thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh của nhà thơ về thế giới và nó có sự thống nhất cao độ về tư tưởng đối với chủ thể sáng tạo.
Cái tôi trữ tình được biểu hiện ở hai dạng: trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng những đại từ nhân xưng trong thơ. Cùng với sự tài tình của nhà thơ trong việc tổ chức hệ thống ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ…Cái tôi trữ tình tạo nên giọng điệu riêng, góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của các nhà thơ.
Văn học trung đại là văn học của những nhà nho nhằm thực hiện chức năng giáo huấn những chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến. Nó mang tính quy phạm
và tính “tôn sùng cổ nhân”, nó gò bó sự sáng tạo của cái tôi cá nhân. Cái tôi trữ
tình trong thơ trung đại chưa có điều kiện để bộc bạch những nỗi niềm riêng của mình. Phải tới những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi lớn lao về môi trường xã hội – văn hóa thì cái tôi cá nhân mới có điều kiện để ca lên những cung bậc cảm xúc của cõi lòng. Cái tôi cá nhân trong Thơ mới được khẳng định, đánh
dấu một bước ngoặt quan trọng trên cả hai phương diện: lịch sử và văn hóa. “Thơ
mới khẳng định cái tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Lần đầu tiên có một cái Tôi cá thể hóa trong
cách cảm thụ thế giới và tâm hồn.” [10, Tr. 80]. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử
thi ca Việt Nam có một thời đại mà cái tôi cá nhân được cất cao tâm hồn trong “Cây
đàn muôn điệu”, mở ra cuộc cách tân trong văn học.