2.1.2.1. Khả năng thực hiện cam kết + Chương trình học
Năm 2009 nhà trường đã tập trung cập nhật lại toàn bộ chương trình khung và xây dựng kế hoạch đào tạo 3 học kỳ của các bậc học từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học chính quy, tại chức, liên thông cho tất cả các bậc học, ngành học theo hướng liên thông.
Kết quả đã thực hiện biên soạn được 272 bộ chương trình khung và chương trình chi tiết bao gồm:
9 Chương trình ĐH chính quy: 50 9 Chương trình ĐH liên thông 1,5 năm: 22 9 Chương trình ĐH tiên tiến: 06 9 Chương trình ĐH liên thông 3 năm: 21 9 Chương trình ĐH vừa học vừa làm: 23
9 Chương trình CĐ chính quy: 36 9 Chương trình CĐ liên thông: 26
9 Chương trình CĐ nghề: 32
9 Chương trình trung cấp chuyên nghiệp: 28 9 Chương trình trung cấp nghề: 28 + Ngân hàng câu hỏi
Toàn trường có 580 môn thi trắc nghiệm. Giảng viên đã tích cực biên soạn và cập nhật ngân hàng câu hỏi đến nay toàn trường có 140.502 câu hỏi.
Trung tâm khảo thí của trường tại cơ sở chính phục vụ việc cung cấp đề thi cho các cơ sở.
Tài liệu học tập
+ Giáo trình, tài liệu tham khảo
Tính đến năm 2012 đội ngũ giảng viên trong toàn trường đã biên soạn được 516 cuốn giáo trình và 1039 cuốn tài liệu tham khảo được phân bổ ở tất cả các khoa, viện, trung tâm.
+ Thư viện
Tổng số đầu sách toàn trường là 237.438 cuốn sách trong đó cơ sở phía Bắc có 41.540 cuốn (chiếm 17,5%). Năm 2012 số lượt bạn đọc và mượn sách về nhà trong toàn trường là 519.920 lượt trong đó cơ sở phía Bắc là 18.586 lượt (chiếm 3,5%).
+ Sách điện tử
Tính đến cuối năm 2009 trường đã biên mục 3.945 cuốn sách điện tử.
Trung bình có 490 bạn đọc và 175.148 lượt tài liệu được download từ trang thư viện điện tử http:/lib.hui.edu.vn của trường.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất
* Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Có 90 phòng học lý thuyết đạt chuẩn, 80 phòng thí nghiệm, thực hành,
lắp đặt thiết bị hiện đại, thư viện có trên 49.435 đầu sách, trị giá 1.428.584.301đồng, ký túc xá có trên 1260 HSSV có nhà ăn hiện đại. Tất cả đã tạo điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo ngày càng tốt hơn.
Bảng 2.1: Diện tích mặt bằng, sàn xây dựng tại cơ sở phía Bắc Nội dung Diện tích (m2)
Tổng diện tích đất mặt bằng 39.701 Diện tích nhà xây dựng trên đất 11.369
Diện tích đường nội bộ 14.166
Diện tích cây cảnh, bồn hoa 14.166
Tổng diện tích sàn xây dựng 43.517
Phòng học lý thuyết 18.431
Phòng học thực hành 4.326
Phòng tập thể chất 305 Phòng làm việc 3.155
Ký túc xá 15.881
Nhà xe 1.419
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2012)
Công tác bảo quản, sử dụng các thiết bị đã được cơ sở chú trọng. Các đơn vị được giao có trách nhiệm phát huy năng lực thiết bị và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Quang cảnh môi trường được chăm sóc đảm bảo vệ sinh, xanh sạch đẹp. Trong kỳ hè 2012 đã tiến hành bảo dưỡng thay bi cho 200 quạt trần tại nhà C và nhà F làm tăng độ mát và giảm tiếng ồn cho các phòng học.
Sơn sửa lại các lan can cầu thang, sửa chữa hệ thống cửa ra sân thượng đề phòng báo gió. Đặc biệt đã quan hệ với nhà thầu xây dựng khu quang trung xin được 40 đoạn luồng dài từ 3m đến 4m để chằng cửa đề phòng báo lụt.
Trong năm bảo dưỡng và vận hành có hiệu quả kịp thời máy phát điện của nhà trường, không để các hoạt động của cơ sở bị ngưng trệ khi bị mắt điện lưới.
Có nhiều sáng kiến, nghiên cứu tìm tòi các biệp pháp bảo dưỡng, phục hồi các máy chiếu tại cơ sở do vậy mắc dù các máy chiếu phần lớn đã sử dụng lâu, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt trong quá trình giảng dạy.
Các công trình xây dựng đã đến giai đoạn cần sửa chữa, trần thạch cao đã bị ẩm mốc hư hỏng nhiều nhưng với tinh thần tìm tòi, học hỏi bộ phận sửa chữa đã tự sửa được những hư hỏng trên không phải thuê thợ ngoài do vậy luôn đảm bảo việc sửa chữa khắc phục hư hỏng kịp thời, tiết kiệm chi phí.
Thư viện thực hiện mở cửa phục vụ theo đúng quy định, bảo quản các thiết bị, sách, tài liệu tốt, nhưng lượng HSSV vào thư viện đọc chưa nhiều.
Ký túc xá duy trì được nội vụ và trật tự, phân trực ca đảm bảo, trong năm vẫn còn để xảy ra những vụ mất tài sản nhỏ của HSSV không tìm ra thủ phạm. Cần chú ý cách ứng xử văn hoá giữa nhân viên quản lý ký túc xá với HSSV để tạo môi trường quản lý có hiệu quả và văn minh của trường đại học.
2.1.2.3. Đặc điểm của đội ngũ giảng viên
Tính đến ngày 31/12/2012 tại cơ sở phía Bắc có 187 cán bộ nhân viên trong đó đội ngũ giảng viên có 108 người chiếm tỷ lệ 57,8%.
Đội ngũ giảng viên tập trung tại 06 khoa và trung tâm giáo dục thường xuyên được phân theo trình độ, tuổi, thâm niên, giới tính như sau:
* Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Hiện có 187 CBGVCNV, đội ngũ giảng viên có 02 tiến sỹ, thạc sỹ + cao học 78 ( có 05 NCS ), còn lại là đại học và trình độ khác. Tỷ lệ học tập nâng cao kiến thức, trình độ CM chiếm 80% tổng số giảng viên, năm 2012 có 24 giảng viên bảo vệ thạc sỹ. Hiện nay có 9 giảng viên đăng ký đi nghiên cứu sinh theo đề án 911. Chính đội ngũ này sẽ là lực lượng nòng cốt cho công tác
đào tạo của cơ sở. Đội ngũ giảng viên đã đáp ứng được đào tạo bậc cao đẳng, một số môn cơ bản, cơ sở nghành cho khối đại học. Các giảng viên đã thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo, các quy đinh của nhà trường về chuần bị hồ sơ giảng dạy, tài liệu học tập cho HSSV.
Bảng 2.2: Trình độ giảng viên tại cơ sở phía Bắc Đơn vị GS,
PGS
TS Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Khác Tổng
TT GDTX 0 0 4 0 0 0 4
Khoa cơ bản 0 1 21 0 0 1 23
Khoa điện - điện tử 0 0 21 0 0 0 21
Khoa công nghệ 0 1 18 0 0 4 23
Khoa CNTT 0 0 12 0 0 0 12
Khoa ktế 0 0 20 3 0 0 23
Khoa QL ĐH & SĐH 1 0 0 0 0 1 2
Tổng 1 2 96 3 0 6 108
Tỷ lệ (%) 0,9 1,8 88,9 2,7 0 5,7 100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Tuy nhiên vẫn còn có giảng viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, còn nặng về thuyết trình, bài giảng chưa gắn liền với thực tiễn, chưa có sự kết nối giữa các môn học có liên quan. Trong năm 2012, giảng viên đảm nhận dạy 53.369 tiết, dạy cho cơ sở Thanh Hoá hơn 5.000 tiết.
2.1.2.4. Sự quan tâm của nhà trường
* Về quy mô đào tạo
Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô đào tạo trong toàn trường, quy mô đào tạo tại cơ sở phía Bắc qua các năm như sau:
Bảng số liệu dưới đây cho thấy từ ngày thành lập quy mô đào tạo của cơ sở phía Bắc có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 so với 2010 tăng 56%, năm 2012 so với 2010 tăng 20%. Tuy nhiên năm 2012 so với 2011 số lượng HSSV bị giảm xuống 581HSSV. Trong báo cáo tổng kết năm 2012, ban lãnh đạo nhà trường cùng ban lãnh đạo cơ sở đã phân tích và tìm ra một số nguyên nhân gây giảm số lượng HSSV trong đó có nguyên nhân là do mới thành lập nên công tác giảng dạy và quản lý đào tạo chưa chuyên nghiệp.
Bảng 2.3: Quy mô đào tạo tại cơ sở phía Bắc qua các năm
Tên đơn vị 2010 2011 2012 Tổng
1. Khoa điện – điện tử 206 422 305 933
2. Khoa công nghệ 162 438 236 836
3. Khoa kinh tế 414 808 676 1.898
4. Khoa CNTT 80 148 89 317
5. Khoa quản lý đại học – sau đại học 572 558 528 1.658 6. Trung tâm giáo dục thường xuyên 172 130 89 391
Tổng 1.606 2.504 1.923 6.033
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 – Phòng đào tạo)
* Loại hình đào tạo bao gồm:
+ Chính quy + Tại chức + Liên thông
* Hệ đào tạo gồm có:
+ Sau đại học + Đại học + Cao đẳng + Trung cấp
Mặc dù mới được thành lập năm 2006 nhưng cơ sở phía Bắc đã có đầy đủ 3 loại hình đào tạo và 4 hệ đào tạo như cơ sở chính. Với lợi thế là một trường đại học thuộc khối kinh tế, kỹ thuật đầu tiên tại Thái Bình, loại hình đào tạo liên thông và tại chức đã thu hút rất nhiều người theo học vì đã giúp cho người học tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc khi họ vừa phải đi học và đi làm. Ngoài ra, cơ sở phía Bắc còn rất năng động trong việc hợp tác với các tổ chức, các DN trong địa bàn tỉnh để mở các lớp đào tạo ngắn hạn:
Báo cáo thuế, kế toán ghi sổ, kế toán máy, kế toán trưởng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, xây dựng văn hoá DN… từ đó xây dựng thương hiệu, uy tín cho trường và thiết lập mối quan hệ với các tổ chức, các DN để liên hệ nơi thực tập và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Trường còn hợp tác với trường ĐH nông nghiệp I, mở lớp đào tạo sau đại học cho ngành cơ khí, điện.
Vì thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo, hệ đào tạo nên đội ngũ giảng viên tại cơ sở được phân công giảng dạy tại tất cả các loại hình đào tạo và hệ đào tạo. Điều này đòi hỏi giảng viên phải sử dụng và kết hợp một cách khéo léo các phương pháp dạy học, đổi mới nội dung, nâng cao trình độ ...
Ngành nghề đào tạo
Trường ĐHCNTP.HCM có 25 chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học, 34 chuyên ngành ở bậc cao đẳng, 30 chuyên ngành ở bậc trung cấp. Tại cơ sở phía Bắc có 11 ngành đào tạo được phân về các khoa.
- Khoa điện, điện tử gồm các ngành: điện, điện tử, nhiệt lạnh
- Khoa công nghệ gồm các ngành: Cơ khí, may thời trang, động lực, thực phẩm.
- Khoa kinh tế gồm các ngành: Kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh.
- Khoa CNTT gồm ngành CNTT
* Kết quả đào tạo tại cơ sở phía Bắc
Kết quả đào tạo sinh viên tại cơ sở phía Bắc năm học 2011-2012:
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp CLĐT năm học 2011-2012 tại cơ sở phía Bắc Lý thuyết (%) Thực hành (%) Rèn luyện (%) Hệ/bậc đào tạo Đạt Khá,
giỏi
Đạt Khá, giỏi
Đạt Yếu kém ĐH chính quy 86,2 49,1 84,3 52,4 99,4 0,6 ĐH liên thông 1,5 năm 81,8 40,6 82 47,5 100,0 0,0 ĐH liên thông 3 năm 73,8 24,9 62,5 31,3 100,0 0,0
ĐH tại chức 72,7 23,5 62,8 18,2 100,0 0,0
CĐ chính quy 79,9 36,8 79,8 35,5 99,6 0,4
CĐ liên thông 68,2 18,9 58,9 21,1 100,0 0,0
CĐ nghề 74,9 21,0 74,8 21,6 98,8 1,2
CĐ nghề liên thông 74,7 6,7 81,4 14,0 100,0 0,0
Trung cấp 2 năm 86,6 28,1 87,8 24,6 98,4 1,6
Trung cấp 4 năm 84,0 20,8 49,7 12,4 99,6 0,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 – Phòng đào tạo)
CLĐT đạt kết quả cao tập trung chủ yếu ở hệ ĐH chính quy, ĐH liên thông 1,5 năm và CĐ chính quy. Theo phân tích của ban lãnh đạo cơ sở, có được CLĐT cao ở các hệ trên do các nguyên nhân sau:
- Chất lượng đầu vào cao
- Nhà trường tập trung đầu tư kinh phí, nguồn lực (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, giáo trình, tài liệu tham khảo, đội ngũ giảng viên có trình độ và kinh nghiệm…)
- Ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên
Kết quả xét lên lớp đạt tỷ lệ cao ở hệ đại học và cao đẳng. Đối với hệ trung cấp do chất lượng đầu vào thấp cộng với khó khăn trong học tập và thi
cử nên tỷ lệ lên lớp chỉ đạt 79,15%.
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả xét lên lớp năm học 2011-2012 Kết quả xét lên lớp (%)
Bậc đào tạo
Được lên lớp Ngưng học Buộc thôi học
Đại học 99,44 0 0,56
Cao đẳng 98,36 0 1,64
Trung cấp 79,15 16,17 4,67 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 – Phòng đào tạo)
* Công tác nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, tài liệu tham khảo
Các khoa đã tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo (có 5 cuộc tọa đàm), nhiều ý kiến đóng góp xây dựng có chất lượng, các phương pháp giảng dạy thích hợp với từng bậc học, môn học nhằm phát huy khả năng sáng tạo của HSSV, hướng cho sinh viên cách nghiên cứu, tự tư duy để chủ động trong tiếp thu và có sáng tạo cho từng lĩnh vực kiến thức. Cơ sở tổ chức dự giờ không báo trước 60 giảng viên, nhìn chung các giảng viên có chuẩn bị bài giảng theo giáo án điện tử, HSSV hiểu và tiếp thu bài giảng đạt từ trung bình khá trở lên. Trong các học kỳ các khoa đều tổ chức dự giờ, góp ý đánh giá xếp loại và trao đổi kinh nghiệm cho các giảng viên. Sau mỗi môn học đều phát phiếu thăm dò mức độ thoả mãn môn học. Mức độ hài lòng của HSSV đạt khoảng 70%.
Công tác nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh có 2 đề tài cấp trường, 3 đề tài cấp tỉnh và 4 đề tài dự thi sáng tạo KHCN do Hiệp hội KHKT Thái Bình tổ chức. Các khoa Công nghệ, Điện - Điện tử đã làm hàng trăm mô hình, học cụ phục vụ công tác giảng dạy, khoa Công nghệ đều tổ chức luyện thi và cử học sinh đi thi học sinh giỏi tay nghề toàn quốc và đoạt giải khuyến khích nghề may thiết kế thời trang. Các khoa đều tham gia soạn câu hỏi thi trắc
nghiệm gửi vào các khoa chuyên ngành cơ sở 1. Việc viết giáo trình chưa có giảng viên tham gia.
* Công tác khác
Cán bộ giảng viên trong cơ sở đều chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Trên cơ sở mọi người đều tham gia tích cực công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện nếp sống văn hoá nơi công sở. Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động nhiều cán bộ giảng viên đã dần thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Bác từ đó vận dụng vào hành động và công tác cụ thể.
Cơ sở chú trọng công tác rèn luyện, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chống tiêu cực trong thi cử cho HSSV.
Đầu khóa học nhà trường tổ chức cho sinh viên học chương trình giáo dục định hướng thu hút 100% học sinh sinh viên tham gia, học sinh sinh viên được cung cấp các thông tin về học tập sinh hoạt, về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, về nội quy, quy định, các quy chế học về học tập, rèn luyện, quyền và nghĩa vụ, khen thưởng kỷ luật, nội trú, ngoại trú các quy định về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội… Nhìn chung mọi HSSV đã chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, các biểu hiện tiêu cực trong học tập kiểm tra đánh giá đã dần được loại bỏ.
Công tác tư tưởng nhìn chung ổn định mọi người đều đoàn kết vì công việc chung.
Công tác phát triển Đảng được quan tâm chỉ đạo. Năm 2012 Đảng bộ đã kết nạp đảng cho 12 đảng viên mới, trong đó có 10 đảng viên là sinh viên.
Làm thủ tục đề nghị lên đảng uỷ cấp trên xét kết nạp cho 4 quần chúng ưu tú trong đó có 2 là sinh viên, làm thủ tục chuyển chính thức cho 05 đảng viên, kết hợp với Ban tuyên giáo tỉnh mở lớp bồi dưỡng kết nạp đảng cho 120 đoàn viên ưu tú.
Công đoàn có vai trò vận động đoàn viên hưởng ứng các phong trào thi đua hai tốt , cuộc vận động “nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”,
“Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”… Tổ chức khen thưởng cho con cán bộ giảng viên là học sinh giỏi các cấp, tham gia hoạt động từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai. Trong năm 2012 giúp đỡ xây dựng một nhà tình nghĩa cho đối tượng đi thanh niên xung phong tại xã An Bài – Quỳnh Phụ - Thái Bình trị giá 50.000.000 đồng. Đoàn viên công đoàn ủng hộ tháng hành động vì người nghèo 10 triệu đồng.
Đoàn thanh niên đã tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng, thể dục thể thao chào mừng ngày khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập trường, ngày thành lập Đoàn và những ngày lễ lớn của dân tộc.Câu lạc bộ “ngân hàng máu sống” hoạt động có hiệu quả, năm 2012 đã tổ chức 04 đợt hiến máu với hơn 1000 đơn vị máu, góp phần vào chữa trị cứu sống cho nhiều bệnh nhân . Đây là hoạt động nghĩa cử cao cả đoàn thanh niên cộng sản nên phát huy. Ban chấp hành đoàn thanh niên cần có kế hoạch hoạt động, chủ động đề xuất các phong trào hoạt động hơn để tập trung HSSV vào các sân chơi lành mạnh góp phần giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên.