CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA
2.6 NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN TẠI
2.6.1. Về phía chi nhánh ngân hàng thị xã
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng cũng có những tồn tại hạn chế sau:
- Điều hành hoạt động kinh doanh trong điều kiện có nhiều khó khăn, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song sự nhận biết, năng động theo diễn biến của thị trường là chưa năng động, chưa đưa ra các giải pháp có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
- Trình độ cán bộ đã được nâng lên, song vẫn còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, chất lượng một số bộ phận chưa cao.
- Việc áp dụng phương thức cho vay theo món đòi hỏi mỗi lần vay phải lập dự án hồ sơ thủ tục, qua đầy đủ các bước tương đối phức tạp, rườm rà, những phí tổn thời gian cho những công việc đó có thể làm cho khách hàng bị gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó dễ làm cho người vay sử dụng tiền vay một món vay cho nhiều đối tượng mà không trả nợ ngân hàng, vốn tín dụng có thể sử dụng nhiều vòng không qua quỹ ngân hàng mà bản thân ngân hàng không dễ gì kiểm soát nổi.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Hiện nay mỗi phòng giao dịch phụ trách một cụm gồm nhiều phường, xã. Có nhiều hộ nông dân mà cán bộ tín dụng thì ít, không thể đảm bảo thực hiện đầy đủ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo quy định thể lệ của tín dụng. Vì vậy, hiện tượng người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, tài sản thế chấp bị bán, tài sản đi mượn hay có tranh chấp, đối tượng vay chuyển đi nơi khác không biết vẫn xảy ra, là nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao.
- Đối với cho vay hộ nông dân, nhiều lúc chỉ vay chưa đến 10 triệu, tuy vậy họ phải đi lại rất nhiều lần do quá trình làm hồ sơ chưa đúng theo thủ tục quy định của NH, ngoài ra trong hồ sơ thủ tục còn đòi hỏi phải có chứng thực các loại giấy tờ của địa phương đầy đủ mới được vay vốn, vì vậy nhiều khi gây ra sự khó khăn, mất thời gian, chi phí đi lại cao, khiến nhiều lúc họ nản lòng, ngại đi vay.
- Một số cán bộ tín dụng chưa tận dụng thời gian nghiên cứu các quy định, quy chế, pháp quy của ngành để vận dụng trong hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, như hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đảm bảo tiền vay, dự án sản xuất kinh doanh, trình độ thẩm định dự án chưa đáp ứng với cơ chế thị trường nên đã hạn chế phần nào việc tăng trưởng tín dụng, hạn chế trong việc tư vấn cho hộ nông dân về vay vốn, sử dụng vốn vay, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
- Hoạt động mời chào, thu hút các khách hàng vay vốn còn yếu, xúc tiến thẩm định đầu tư các dự án lớn còn chưa mạnh dạn.
- Sự phân tích và xử lý thông tin tín dụng của cán bộ tín dụng như: sản phẩm đó sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không, nếu chấp nhận thì ở mức giá nào là thích hợp? Yếu tố kỹ thuật, yếu tố tài chính, khả năng trả nợ, các rủi ro có thể xảy ra là rất thấp? Chính vì vậy, công tác đánh giá chắc chắn được hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều hạn chế. Trường hợp khách hàng thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, dựa vào đó để cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định là nguyên nhân dễ xảy ra tình trạng thẩm định không chính xác, khiến dự án đó khó có thể có kết quả khả thi.
Qua đây ta thấy được NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy tuy đã quan tâm đến chất lượng tín dụng song vẫn tồn tại nhiều vấn đề, sự cố gắng của NH đa số là để giải quyết vấn đề phát sinh chứ không phải phòng ngừa là chính. Mọi vấn đề liên quan đến
Trường Đại học Kinh tế Huế
khách hàng đều do cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm với mục tiêu hoạt động là làm sao thực hiện được những khoản tín dụng chắc chắn, có khả năng thu hồi được vốn cho NH, nhưng khả năng trả nợ là tổng hợp của khả năng sản xuất kinh doanh của hộ nông dân và năng lực của cán bộ phụ trách trong vấn đề giám sát khách hàng. Như vậy, về mặt quan điểm họ chỉ quan trọng những khoản tín dụng riêng lẻ chứ không phải tín dụng nói chung theo nghĩa của nó.
Những tồn tại nêu trên chỉ là một trong những vấn đề còn bức xúc, dẫn tới hoạt động kinh doanh của NH chưa phát huy hết năng lực của mình. Sức hút về vốn của khu vực kinh tế hộ nông dân sản xuất chưa được khai thác và đáp ứng triệt để, do đó, vẫn còn nhiều khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng. Do vậy, NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại đó, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NH ngày càng phát triển hơn nữa.
2.6.2. Về phía hộ nông dân cho vay vốn
- Các hộ nông dân phần lớn chưa mạnh dạn đầu tư trong sản xuất kinh doanh, trình độ tự lập kế hoạch các dự án đầu tư chưa có, trong lúc đó NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy đòi hỏi chất lượng dự án phụ thuộc vào tính khả thi của dự án do chính hộ nông dân tính toán, nhưng thực tế thì phần lớn các dự án vay vốn lại do các cán bộ tín dụng lập thay cho.
- Đời sống xã hội ngày càng tăng cao, nên nhu cầu tiêu dùng khác nhiều hơn.
Ngoài sử dụng vốn vay cho việc sản xuất thì các hộ vẫn có nhu cầu tiêu dùng hằng ngày như: mua xe máy, sửa chữa nhà cửa, cưới hỏi, … Do đó, các hộ đã sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau, sai mục đích của dự án, nên dẫn đến khả năng mất vốn xảy ra cao, ảnh hưởng đến vấn đề trả nợ không đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ.
Trường Đại học Kinh tế Huế