Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 30 - 35)

Phần 2.MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Xác định đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn.

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn.

- Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của Thành phố Lạng Sơn đến năm 2025.

- Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Lạng Sơn.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Phương pháp luận

Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác môi trường đạt hiệu quả.

Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lƣợng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường gây tiêu cực tới mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không đƣợc quản lý và xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, bởi ý thức thực hiện bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chưa có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Vẫn còn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng cách thải bỏ trong khuôn viên, hay đốt làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.3.2.2. Phương pháp cụ thể

a. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

+ Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

+ Sử dụng những tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài từ Phòng Tài nguyên

& Môi trường Thành phố Lạng Sơn, Chi cục BVMT tỉnh Lạng Sơn.

+ Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

+ Điều tra thu thập thông tin về công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

+ Các thông tin, số liệu, hình ảnh có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn: dân số, khối lƣợng rác phát sinh, khối lƣợng thu gom…

+ Thu thập bản đồ: bản đồ ranh giới hành chính, bản đồ giao thông,…của

địa phương.

- Thu thập số liệu thực địa

+ Thu thập bằng hình thức điều tra, phỏng vấn cá nhân: dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp trực tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những thông tin cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu. Bộ câu hỏi phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng. Có hai dạng câu hỏi chính là câu hỏi mở và câu hỏi đóng.

+ Đối tƣợng là cộng đồng dân cƣ:

Số hộ phỏng vấn: Phỏng vấn 90 hộ theo 8 tuyến điều tra đại diện cho 8 xã, phường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm điều tra điều tra, phỏng vấn

Mục đích phỏng vấn: Thu thập số liệu thô về tình hình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đánh giá được ý thức cộng đồng của người dân

trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện của thành phố.

+ Thu thập bằng phương pháp lấy mẫu Nguyên tắc lựa chọn mẫu:

Biến số độc lập (X): số hộ gia đình, số nhân khẩu, giới tính, thu nhập hộ gia đình, tỷ lệ phân loại rác, tỷ lệ thu gom.

Biến số phụ thuộc (Y): khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo ngày.

Số lƣợng mẫu: Chọn 90 hộ gia đình để làm mẫu nghiên cứu trên địa bàn thành phố gồm 5 phường nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, chợ và khu dân cư, dao động từ 11-15 hộ (trung bình chọn mẫu là 13 hộ/phường), 3 xã trung bình chọn mẫu là 9-10 hộ/xã. Những hộ trong mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chí số nhân khẩu, dao động từ 2 người đến 6 người.

Cách thức thực hiện: Tại mỗi hộ gia đình sẽ đặt 2 thùng rác, 1 thùng chứa rác vô cơ và 1 thùng chứa rác hữu cơ. Chất thải rắn sinh hoạt của mỗi hộ sẽ đƣợc thu gom, cân hằng ngày và theo dõi liên tục trong vòng 10 ngày.

b. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:

Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên và đưa ra một số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở để đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm.

- Dự báo đƣợc lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025:

c. Phương pháp dự báo:

+ Dựa trên cơ sở Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Lạng Sơn; Hiện trạng và tốc độ gia tăng dân số bình quân của huyện;

Chiến lƣợc quản lý chất thải rắn của Việt Nam,…

+ Dự báo lƣợng chất thải rắn đến năm 2025 thì phải xác định đƣợc chuỗi thời gian về số lượng dân số trong tương tai cụ thể được tính đến năm 2025. Sự gia tăng dân số của thành phố đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8 bằng việc sử dụng công thức tính sau để dự báo dân số từ nay đến 2025 của thành phố:

N*i+1 = Ni + (r.Ni.t) Trong đó: Ni: Số dân hiện tại (người)

N*i+1: Số dân sau một năm (người)

t: Thời gian (năm)

r : Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm (r = 0,95%)

- Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn:

Chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, so sánh mức độ tin cậy của các số liệu trên cơ sở rút ra đƣợc kết luận về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, từ đó đƣa ra các đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả.

Phần 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)