CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách thức hình thành và phương pháp tính toán các biến
Tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu được tính bằng công thức:
Ri,t = Ri –Rf
Trong đó:
Ri là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i.
Rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro.
3.2.1.2. Nhân tố thị trường
Nhân tố thị trường là tỷ suất sinh lợi vượt trội của danh mục thị trường, tính bằng công thức:
rmt = Rm – Rf
Trong đó: Rm là tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường VN-Index.
3.2.1.3. Nhân tố quy mô (Small Minus Big – SMB), nhân tố giá trị (High minus low – HML)
Trong bài nghiên cứu này, nhân tố SMB và HML chỉ đơn thuần là sự khác biệt trong tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình của hai nhóm cổ phiếu ở hai cực, thể hiện bằng công thức:
SMB = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝑆𝑖] − 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐵𝑖] HML = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐻𝑖] − 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐿𝑖]
Trong đó, RSi và RBi lần lượt đại diện cho các cổ phiếu có vốn hóa thị trường thấp nhất và cao nhất.
RHi và RLi lần lượt đại diện cho các cổ phiếu có tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao nhất và thấp nhất.
K=15 được sử dụng cho giai đoạn 2012-2015 với số cổ phiếu được xem xét là 234 cổ phiếu.
Trong hai giai đoạn 2009-2011 và 2009-2015, sổ cổ phiếu có đủ các quan sát là 106 cổ phiếu, tác giả sử dụng k=10 cho từng giai đoạn này.
3.2.1.4. Nhân tố momentum (Winners minus losers – WML)
Momentum tại một thời điểm là tỷ suất sinh lợi tích lũy của 5 tháng kết thúc vào đầu tháng trước. Nhân tố WML được xây dựng theo đề xuất của Avromov và Chordia (2006), tương tự các thước đo SMB và HML:
WML = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝑊𝑖] − 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐿𝑜𝑖] (Lo ở đây là Loser, để phân biệt với L trong Low của nhân tố HML).
Giá trị của k cũng được sử dụng tương tự hai nhân tố SMB và HML, tức là k=15 cho giai đoạn 2012-2015 và k=10 cho giai đoạn 2009-2011 và 2009-2015.
3.2.1.5. Nhân tố thanh khoản
Mặc dù có nhiều thước đo đại diện cho thanh khoản đã được đề xuất nhưng chưa có sự khẳng định nào về khả năng đo lường thanh khoản của chúng. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng 3 thước đo tính thanh khoản (tính thiếu thanh khoản) nhằm so sánh kết quả.
Đại diện nhân tố thanh khoản đầu tiên là thước đo tính thiếu thanh khoản được đề xuất bởi Amihud trong nghiên cứu của mình năm 2002. Ý tưởng đằng sau thước đo này là để nắm bắt một cách đơn giản và trực quan sự nhạy cảm của giá đối với một
đơn vị tiền khối lượng giao dịch. Amihud(2002) đề nghị tính toán theo công thức sau:
𝐿𝐼𝑄𝐴𝑚𝑖ℎ𝑢𝑑𝑖 = −1
𝐷∑|𝑅𝑡𝑑𝑖 | 𝑉𝑡𝑑𝑖
𝐷
𝑑=1
Trong đó: 𝑅𝑡𝑑𝑖 là tỷ suất sinh lợi ngày d tháng t của cổ phiếu (danh mục) i
𝑉𝑡𝑑𝑖 là khối lượng giao dịch tính bằng VNĐ vào ngày d tháng t của cổ phiếu (danh mục) i
D là số ngày hợp lệ (Khối lượng giao dịch > 0) trong tháng t.
Thước đo này hàm ý rằng nếu giá trị LIQAmihud cao có nghĩa là giá của cổ phiếu thay đổi rất nhiều để đáp lại một giá trị giao dịch nhỏ. Thước đo này thường được gọi là tính thiếu thanh khoản Amihud, vì giá trị LIQAmihud càng cao thể hiện một sự kém thanh khoản hơn.
Đại diện nhân tố thanh khoản thứ hai là Spread (chênh lệch giá mua-bán tương đối).
Theo đề nghị của Lesmond (2005), chênh lệch giá mua-bán được tính toán theo tháng như sau:
𝐿𝑖𝑞𝑖,𝑆𝑝𝑟𝑒𝑎𝑑 = −1
𝐷∑ {1
2[ 𝑎𝑠𝑘𝑑− 𝑏𝑖𝑑𝑑
0,5 × (𝑎𝑠𝑘𝑑+ 𝑏𝑖𝑑𝑑)− 𝑎𝑠𝑘𝑑− 𝑏𝑖𝑑𝑑 0,5 × (𝑎𝑠𝑘𝑑+ 𝑏𝑖𝑑𝑑)]}
𝐷
𝑑=1
Trong đó: askd là giá bán tốt nhất bidd là giá mua tốt nhất
Thước đo thứ ba đại diện cho nhân tố thanh khoản là turnover rate. Turnover rate được sử dụng trong các nghiên cứu của Rouwenhorst (1999), Bekaert, Harvey và Lundblad (2007) kéo theo nhiều ứng dụng.
Turnover rate nắm bắt tần số giao dịch (khối lượng giao dịch) nhưng không nắm bắt các chi phí giao dịch trong khi các chi phí này khác nhau cho các cổ phiếu khác nhau. Với một khía cạnh chỉ tập trung vào khối lượng giao dịch, turnover rate có thể vẫn tăng trong các giai đoạn khủng hoảng thanh khoản như xảy ra ở Tequila, Brazil (Summers, 2000) và do đó, không phản ánh được sự suy giảm thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, turnover rate dễ dàng xây dựng và trực quan. Turnover rate và
chênh lệch giá mua-bán được đưa giả thuyết là tỷ lệ nghịch vì xét về cơ bản, chênh lệch giá mua-bán lớn sẽ làm giảm tần số giao dịch.
Theo đề xuất của Lesmond (2005), turnover rate được tính theo công thức sau:
𝐿𝐼𝑄𝑇𝑅𝑖 = 1
𝐷∑ 𝑉𝑖,𝑡
𝑠ℎ𝑎𝑟𝑒𝑠 𝑜𝑢𝑡𝑠𝑡𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔𝑖,𝑡
𝐷
𝑡=1
Trong đó:
D là số ngày giao dịch trong tháng.
𝑉𝑖,𝑡 (volume) là khối lượng giao dịch tính bằng VNĐ (giá trị giao dịch) của cổ phiếu I tại thời điểm t.
𝑆ℎ𝑎𝑟𝑒𝑠 𝑜𝑢𝑡𝑠𝑡𝑎𝑛𝑑𝑖𝑛𝑔𝑖,𝑡 là số lượng cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i tại thời điểm t.
LIQTR càng lớn hàm ý rằng cổ phiếu (danh mục) thanh khoản hơn.
Đối với từng đại diện, tính thanh khoản (tính thiếu thanh khoản) của thị trường được tính bằng trung bình có trọng số tỷ lệ vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu:
𝐿𝐼𝑄𝐴𝑚𝑖ℎ𝑢𝑑𝑚 = 1
𝑁∑𝑀𝐸𝑖 × 𝐿𝐼𝑄𝐴𝑚𝑖ℎ𝑢𝑑𝑖 𝑀𝐸𝑚
𝑁
𝑖=1
𝐿𝐼𝑄𝑇𝑅𝑚 = 1
𝑁∑𝑀𝐸𝑖 × 𝐿𝐼𝑄𝑇𝑅𝑖 𝑀𝐸𝑚
𝑁
𝑖=1
𝐿𝐼𝑄𝑆𝑝𝑟𝑒𝑎𝑑𝑚 = 1
𝑁∑𝑀𝐸𝑖 × 𝐿𝐼𝑄𝑆𝑝𝑟𝑒𝑎𝑑𝑖 𝑀𝐸𝑚
𝑁
𝑖=1
3.2.1.6. Tổng hợp cách tính toán, nguồn gốc các chỉ tiêu và nhân tố trong mô hình
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến Biến
(ký hiệu)
Công thức Diễn giải Nguồn
ri ri = Ri – Rf ri:TSSL vượt trội cổ phiếu i Ri: TSSL hàng tháng của cổ phiếu I, được tính bằng bình quân gia quyền của TSSL hàng ngày.
Rf: lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm.
Thông tin về lãi suất trái phiếu chính phủ được thu thập từ các báo cáo kết quả đấu thầu trên các website www.hnx.vn và
www.tpcp.m of.gov.vn Các thông tin về cổ phiếu được thu thập trên các website www.cophie u68.vn và www.
Vietstock.vn , từ đó, tác giả tự tính toán các biến theo rmt rmt = Rm – Rf rmt: TSSL vượt trội thị
trường.
Rm: TSSL của danh mục thị trường VN-Index.
SMB SMB = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝑆𝑖] − 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐵𝑖]
SMB: nhân tố quy mô.
RSi: TSSL của các cổ phiếu có vốn hóa thị trường nhỏ nhất.
RBi: TSSL của các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất.
HML HML = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐻𝑖] − 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐿𝑖]
HML: nhân tố giá trị.
RHi: TSSL của các cổ phiếu có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao nhất.
RLi: TSSL của các cổ phiếu có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp nhất.
WML WML = 𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝑊𝑖] − WML: nhân tố quán tính.
𝐸[∑𝑘𝑖=1𝑅𝐿𝑜𝑖] RWi: TSSL của các cổ phiếu có TSSL tích lũy 5 tháng (kết thúc vào đầu tháng trước) cao nhất.
RLoi: TSSL của các cổ phiếu có TSSL tích lũy 5 tháng (kết thúc vào đầu tháng trước) thấp nhất.
công thức.
𝐿𝐼𝑄𝐴𝑚𝑖ℎ𝑢𝑑𝑖
𝐿𝐼𝑄𝐴𝑚𝑖ℎ𝑢𝑑𝑖 = −1
𝐷∑|𝑅𝑡𝑑𝑖 | 𝑉𝑡𝑑𝑖
𝐷
𝑑=1
𝑅𝑡𝑑𝑖 : tỷ suất sinh lợi ngày d tháng t của cổ phiếu i.
𝑉𝑡𝑑𝑖 : giá trị giao dịch của cổ phiếu i tương ứng.
𝐿𝐼𝑄𝑆𝑝𝑟𝑒𝑎𝑑𝑖 𝐿𝐼𝑄𝑆𝑝𝑟𝑒𝑎𝑑𝑖
= − {1
2[ 𝑎𝑠𝑘𝑚− 𝑏𝑖𝑑𝑚 0,5(𝑎𝑠𝑘𝑚+ 𝑏𝑖𝑑𝑚)
− 𝑎𝑠𝑘𝑚−1 − 𝑏𝑖𝑑𝑚−1 0,5(𝑎𝑠𝑘𝑚−1 + 𝑏𝑖𝑑𝑚−1)]}
Ask: giá bán tốt nhất (giá cao nhất)
Bid: giá mua tốt nhất (giá thấp nhất)
𝐿𝐼𝑄𝑇𝑅𝑖
𝐿𝐼𝑄𝑇𝑅𝑖 = 1
𝐷∑ 𝑉𝑖,𝑡 𝑆𝑂𝑖,𝑡
𝐷
𝑡=1
V: giá trị giao dịch.
SO (Shares outstanding):
số cổ phiếu đang lưu hành.