CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Một số giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường xã Phong An
Công cụ pháp lý là các biện pháp mang tình pháp lý như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp quy khác do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp, các ngành, các cấp, các địa phương sao cho phù hợp với mục đích bảo vệ môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. Các biện pháp bắt buộc hay cưỡng chế người gây ô nhiễm phải hủy bỏhay hạn chếbớt một số hoạt động gây tổn hại cho môi trường trong một khoảng thời gian, một phạm vi không gian, một lĩnh vực hoạt động nào đó thông qua việc cấp phép, xác lập các tiêu chuẩn môi trường, các quy định về thưởng, phạt, ...
Đại học Kinh tế Huế
Tăng cường tính thực thi của luật pháp thông qua hình thức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường. Giám sát quá trình xây dựng, vận hành các hệthống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, khí thải của các nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp, nhà máy vi phạm nhiều lần các quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
3.2.2. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Công cụ kinh tế được xem là công cụ điều hành linh hoạt đạt được các mục tiêu về chất lượng môi trường với chi phí thấp cả với người điều hành và bên bị điều hành.
Hoạt động sản xuất thường tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, … Tất cả các hoạt động này đều có thể đưa vào đối tượng thuphí (nếu vượt qua tiêu chuẩn cho phép). Đặc biệt là vấn đề nước thải của các nhà máy vì nước thải có chứa các chất độc hại nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và thậm chí là nước ngầm. Nước rất cần thiết cho con người do đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người và tất cả các loài động vật.
Dựa theo Nghị định 67/QĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, điều 2 đã xác định các đối tượng phải chịu phíbảo vệ môi trường. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số cách đánh thuế sau:
- Dựa trên tổng lượng nước thải tính theo một đơn vị thời gian nhất định (một ngày, một tháng, một năm).
- Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải vượt mức cho phép của TCVN 5945–2005 (cột B) áp dụng đối với các nguồn tiếp nhậnkhông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Khối lượng, nồng độ của các chấtô nhiễm.
-Môi trường tiếp nhận nước thải.
Các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường cần tiến hành xác định mức phí tối ưu nhất nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công cụ kinh tế. Nếu mức phí đặt ra quá thấp, trong một số trường hợp thấp hơn chi phí vận hành các thiết bị xử lý ô nhiễm thì sẽ không có tác động khuyến khích giảm ô nhiễm. Đồng thời, cần phải kết hợp với công cụ pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của việc thực thi. Giải pháp này có tác
Đại học Kinh tế Huế
dụng khuyến khích nhà máy giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thu cho chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường.
Thứhai: Nhà máy phải hỗtrợcho những hộnông dân thiệt hại mùa màng do bị nước thải nhà máy sắn tràn vào nhằmổn định đời sống. Người nông dân là những người có quyền sở hữu ruộng đất nên nhà máy phải tiến hành trao đổi với người dân xem họ sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu đểnhà máy tiếp tục thải nước ra môi trường. Từ đó, tìm ra được mức giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) của người dân. Đồng thời, nhà máy nên thành lập quỹ môi trường để ứng phó với những sựcố môi trường có thểxảy ra.
3.2.3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, mang tính chất xã hội rộng lớn, đòi hỏi không ngừng nâng cao trìnhđộ dân trí. Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân và cộng đồng ngày một nâng cao. Để không ngừng nâng cao chất lượng sống toàn diện của con người, hướng tới một xã hội phát triển bền vững, cần phải tiến hành giáo dục thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng khắp nơi, mọi lúc về môi trường và bảo vệ môi trường.
Chính sách giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân cần đưa vào trong chương trình học phổ thông. Đồng thời tiến hành tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà hoạch định chính sách để từ đó họ đưa ra các chính sách, các kế hoạch phát triển đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Đối với người dân thì cần có những chương trình truyền thông sâu rộng, liên tục với những hoạt động bổ ích, thiết thực, tránh hình thức. Tuy nhiên, hiệu quả của các chương trình, hoạt động này phải có sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp; các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.
Nếu chương trình này hoạt động tốt thì sẽ đạt được hai mục tiêu: Thứ nhất là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, từ đó có thể tiết kiệm được những chi phí vô cùng tốn kém cho việc giám sát và xử lý ô nhiễm. Thứ hai là khi bảo vệ môi trường đã trở thành ý thức của người dân có thể tạo ra được áp lực xã hội ngày càng mạnh mẽ và sắc bén để bảo vệ môi trường, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với doanh nghiệp, cần đề cao tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường để họ nhận thức được trách nhiệm củamình, đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc:“người gây ô nhiễm phải trả tiền”và“người sử dụng phải trả tiền”.
3.2.4. Các giải pháp để xử lý nước thải nhà máy
Đối với nhà máy
Ngoài hệ thống xử lý nước thải hiện nay, nhà máy nên chú trọng tới phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học. Bên cạnh việc trồng các loại cây lục bình thì nên trồng thêm cỏ Vetiver. CỏVetiver có khả năng phát triển tốt trong môi trường nước thải có nồng độ ô nhiễm cao với phương pháp trồng thủy canh. Cỏ Vetiver được trồng ở hơn 100 quốc gia đặc biệt ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Australia để xử lý nước thải.
Trong nghiên cứu của giáo sư Paul Truong, đại diện tổ chức quốc tế về cỏ Vetiver của Thái Bình Dương, ông đã chỉ ra các đặc tính của cây cỏ Vetiver. Trong một năm, cây sẽ có bộ rễ dài 3,3 m và có khả năng chống chọi với lũ lụt và hạn hán, sống trong môi trường có tính kiềm, axit hay có độ mặn cao, có thể sống trong môi trường đất khác nhau. Cỏ có thể phát triển tốt trong nước thải mà còn có khả nănglàm giảm nồng độ các chất hữu cơ có trong nước, góp phần làm sạch nước trước khi thải ra môi trường.
Trên thế giới, cỏ Vetiver được ứng dụng rộng rãi.Ở Beenleigh, Queesland, công ty TEYS Bros vận hành một cơ sở giết mổ gia súc có công suất 210.000 con bò mỗi năm đã thải ra khoảng 1,5 triệu lít nước thải, chứa hàm lượng nitơ và phốtpho rất cao.
Trên diện tích khoảng 65 ha, nếu trồng cỏ Vetiver có thể xử lý một cách bền vững 1,45 triệu lít/ ngày.
Với những hiệu quả trên cho thấy, trồng cỏ Vetiver đem lại lợi ích lớn cho việc xử lý nước thải. Đồng thời khi cây cỏ Vetiver phát triển tốt, chiều cao của cây lớn thì có thể ngăn chặn việc mùi hôi phát tán đi xa. Tuy nhiên, chi phí đầu tư không tốn kém nhiều. Hơn nữa, đây là phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học nên không gâyảnh hưởng đến môi trường nên giải pháp này cần được nhà máy quan tâm hơn nữa.
Hiện nay, nhà máy đang xử lý nước thải bằng công nghệ Cigar, do đó cần có biện pháp thu hồi các khí ở các van xả của hầm Biogas rồi đốt bỏ để tránh thải ra môi trường các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với khu vực bị ô nhiễm
- Tiến hành xây dựng hệ thống đê nhằm chuyển dòng nước thải ra những vùng cát bỏ hoang để không ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của các hộ dân xung quanh nhà máy.
- Đối với những diện tích đất ruộng bị nước thải sản xuất tinh bột sắn tràn vào thì nên tiến hành cải tạo đất, đắp giường ruộng cao và chắc chắn hơn để ngăn không cho nước thải tràn vào.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III