Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH
3.4. Đánh giá kết quả huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình
3.4.1. Những kết quả đạt được
Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình thể hiện trên Biểu 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả huy động các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 tỉnh Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ trọng
A Phân theo nguồn hình thành 9.773.677 100
1 Từ ngân sách nhà nước 5.671.232 58,03
2 Vốn tín dụng 1.699.977 17,39
3 Từ doanh nghiệp, cộng đồng dân
cư và nguồn khác 2.402.468 24,58
B Phân theo lĩnh vực đầu tư 9.773.677 100
1 Phát triển cơ sở hạ tầng 6.862.277 70,21
2 Phát triển SX, nâng cao thu nhập 1.077.123 11,02
3 Hoạt động khác 1.834.277 18,77
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 tỉnh Hòa Bình) Tỉnh Hòa Bình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ cuối năm 2010 với tổng số vốn huy động được từ các nguồn là 9.773.677 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách chiếm 58,03% tổng vốn huy động; vốn huy động từ nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp chiếm 24,58% tổng vốn huy động; vốn huy động từ tín dụng chiếm 17,39% tổng vốn huy động.
- Vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chiếm 70,21%
tổng vốn huy động; vốn đầu tư vào sản xuất chiếm 11,02% tổng vốn huy động; vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác chiếm 18,77% tổng vốn huy động.
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
- Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư cho các xã trên địa bàn tỉnh nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhưng còn rất hạn chế. Nguồn ngân sách bố trí cho chương
trình là rất thấp trong khi nhu cầu thực hiện là rất lớn (là tỉnh có điểm xuất phát thấp, đặc biệt là hạ tầng nông thôn vừa thiếu nhiều, vừa yếu, xuất đầu tư lớn);
đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn còn hạn chế; cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh cho các xã hiệu quả chưa cao.
- Điều kiện kinh tế tỉnh còn nhiều khó khăn; thu nhập của đại đa số người dân nông thôn còn thấp, không ổn định, đặc biệt là nhân dân sống ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên việc huy động nguồn lực tại chỗ còn nhiều hạn chế (nhân dân chủ yếu góp ngày công lao động, hiến đất và các vật liệu có thể khai thác ngay tại địa phương).
- Nguồn vốn trực tiếp để thực hiện chương trình chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ. Đặc biệt nông nghiệp phát triển nhưng chưa thật sự bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chậm; chưa khai thác được nhiều tiềm năng, lợi thế của địa phương để tổ chức sản xuất, thâm canh có hiệu quả; Các mô hình phát triển kinh tế quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa các hộ dân và doanh nghiệp ở nhiều địa phương còn hạn chế mức độ tăng còn chậm, chưa bền vững, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa lớn để kết nối thị trường tiêu thụ; thu nhập của người dân nông thôn đã tăng nhưng so với bình quân chung của tỉnh thì vẫn ở mức thấp hơn nhiều; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; trình độ lao động trong nông thôn còn nhiều hạn chế.
- Các nguồn vốn hỗ trợ chủ yếu được đầu tư cho xây dựng hạ tầng chiếm trên 82% (như Giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế,..."; nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư cho phát triển sản xuất để tăng thu nhập ổn định, giảm nghèo cho cư dân nông thôn còn hạn chế.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Về khách quan:
- Do xuất phát điểm của các xã còn thấp và lại là công việc mới, khối lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
xây dựng hệ thống chính trị rất lớn, đa dạng...; trong thực hiện phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung, thời gian thực hiện chưa nhiều.
Nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần nhiều và cả những công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất còn ít.
- Một số chính sách mới được triển khai nên chưa phát huy được tác dụng nhiều. Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn đang trong giai đoạn đầu thực hiện nên chưa đem lại kết quả thực tế.
- Những khó khăn về phát triển kinh tế của quốc tế, của trong nước và của tỉnh đã ảnh hưởng đến việc huy động và bố trí nguồn lực để thực hiện chương trình.
* Về chủ quan:
- Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là cơ chế đầu tư, chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội vào phát triển kinh tế nông thôn. Một số nơi, triển khai thực hiện thiếu sáng tạo, chưa phù hợp với tình hình thực tế nên kết quả hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu triển khai chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn mới của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn ngành từ tỉnh đến xã. Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên cán bộ tham gia thực hiện chương trình.
- Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền huyện, xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện;
vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, dẫn đến việc chỉ đạo chưa thống nhất nên mức độ huy động các nguồn lực tài chính chưa cao, thực hiện còn lúng túng.
- Nguồn vốn đầu tư ngân sách cho Chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế, nhất là ở xã có điểm xuất phát thấp.
- Tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng đang gặp khó khăn nên việc huy động các nguồn lực tài chính đầu tư vào nông thôn mới không đạt hiệu quả cao.