CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Tình hình chung về các cơ sở TTCN trên địa bàn
2.2.1.3. Giá trị sản xuất TTCN tại huyện Bố Trạch
Có thể nói, ngành TTCN huyện BốTrạch trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực, góp phần to lớn trong tăng trưởng GDP của huyện nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 8,4%/năm. Tuy nhiên, trình độ phát triển của ngành chưa đồng đều và chưa thật sự bền vững; còn mang tính sản xuất nhỏ lẻ, khả năng liên kết hợp tác còn nhiều hạn chế, trang thiết bị công nghệ chậm đầu tư đổi mới nên chưa tạo được bước đột phá so với tiềm năng lợi thế của địa phương;
đặc biệt là đối với các ngành chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản, dệt may,... Chất lượng và giá trị gia tăng do công nghệ mới tạo ra của một số ngành còn thấp, cơ cấu kinh tế của nội bộ ngành chưa theo kịp với xu thế phát triển CNH, HĐH; cơ cấu ngành vùng và thành phần kinh tế còn nhiều mặt chưa hợp lý, hiệu quả sản xuất chưa cao, năng lực cạnh tranh của hầu hết sản phẩm còn thấp, các ngành TTCNphụ trợ còn thiếu và yếu...
Bảng2.6: Giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn qua 3 năm 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
TT Ngành nghề
2015 2016 2017 So sánh
2016/2015 2017/2016 Giá trị
(Triệu đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Triệu đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Triệu đ)
Cơ cấu
(%) ± % ± %
Tổng GTSX TTCN 324.069 100,00 370.985 100,00 437.522 100,00 46.916 14,48 66.537 17,94
1 Chếbiến lâm sản 96.293 29,71 100.890 27,20 115.493 26,40 4.597 1,42 14.603 3,94
2 Chếbiến thực phẩm 144.101 44,47 172.377 46,46 206.754 47,26 28.276 8,73 34.377 9,27
3 Mây tre đan 17.532 5,41 21.654 5,84 25.768 5,89 4.122 1,27 4.114 1,11
4 SX vật liệu xây dựng 38.662 11,93 44.461 11,98 51.899 11,86 5.799 1,79 7.438 2,00 5 Cơ khí, đồgia dụng 27.481 8,48 31.603 8,52 37.608 8,60 4.122 1,27 6.005 1,62 Nguồn: Phòng Kinh tếvà Hạtầng huyện BốTrạch
Từsốliệuở bảng số 2.6có thể thấy:
Ngành TTCN chếbiến thực phẩm có mức tăng trưởng khá cao, GTSX đạt từ 144.101 triệu đồng năm 2015 lên 206.754 triệu đồng năm 2017, sản xuất chế biến lâm sản đạt 115.493 triệu đồng, sản xuất sản phẩm mây tre đan 25.768 triệu đồng, sản xuất vật liệu xây dựng đạt 51.899 triệu đồng, ngành cơ khí, đồ gia dụng đạt 37.608 triệu đồng.
Sản phẩm TTCN huyện BốTrạch tập trung vào một sốnhóm chủyếu sau:
Thứ nhất, nhóm sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ và lâm sản, cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng và các mặt hàng trang trí nội thất TTCN của huyện với các sản phẩm chủ yếu là giường, tủ, bàn ghế... đã sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm với 305 cơ sở trên 483 lao động hoạt động trong nhóm ngành này. Huyện Bố Trạch đã tập trung đẩy mạnh việc khuyến khích, vận động nhân dân đầu tư xây dựng những xưởng cưa nhỏ, sửdụng cây nội địa cung cấp nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng mộc, hàng trang trí nội thất ở các xã như: xã Xuân Trạch, xã Phúc Trạch, Đại Trạch… Công ty TNHH Đại Phúc ở xã Thanh Trạch chuyên sản xuất mộc dân dụng; Công ty TNHH sản xuất Mộc Tiến Đạt ở xã Phúc Trạch, Doanh nghiệp tư nhân lâm sản Chính Hải ởxãĐại Trạch đã mạnh dạn đầu tư mởrộng, xây dựng cơ sởmới, đầu tư thiết bịsản xuất, tích cực tìm kiếm việc làm.
Thứhai, nhóm sản xuất chếbiến thực phẩm mà sản phẩm chủyếu là thủy hải sản, bánh tráng, bún, nước mắm, rượu, chế biến dầu lạc, dầu mè, thức ăn gia súc, xay xát và sản xuất bột khô… với hơn 618 cơ sở thu hút đến 1.768 lao động. Nhóm chế biến thực phẩm đang hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu là hình thức hộcá thể, hoạt động chủ yếu bằng phương pháp thủ công và thủcông kết hợp bán cơ giới, tuy vậy thời gian gần đây đã có một số cơ sởchuyển biến, đã mạnh dạn đầu tư máy móc nhằm nâng cao nằng suất lao động, giảm thời gian lao động thủ côngởmột số khâu như: nghiền bột, trộn bột...
Chếbiến thủy hải sản phát triển mạnh ởxã Nhân Trạch, Đức Trạch và Thanh Trạch là những địa bàn có lợi thếvềnguồn nguyên liệu nuôi trồng đánh bắt, các sản phẩm chủyếu như tôm chua, nước mắm, thính cá biển, hải sản khô....
Thứ ba, nhóm sản xuất mây tre đan nón lá với hoạt động của các làng nghề thu hút nhiều lao động và mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người lao động.
Cụ thể, ởxã MỹTrạch có làng nghề làm nón với 70 cơ sở sản xuất và 200 lao động, làng nghề Ba Đề xã Bắc Trạch với 30 cơ sở sản xuất và 100 lao động; bên cạnh đó xã Bắc Trạch, MỹTrạch là nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào làm vành nón để cung cấp cho các cơ sở làm nón lá trong và ngoài huyện. Làng nghề làm hương Quyết Thắng ở xã Thanh Trạch, có nguồn gốc từ lâu đời với 90 cơ sở sản xuất và 300 lao động, cung cấp sản phẩm Hương trầm rất được ưa chuộng.
Thứ tư, nhóm nghề sản xuất các loại vật liệu xây dựng, tiêu biểu có gạch ngói Hòa Trạch ở xã Hòa Trạch, là một trong những cơ sở sản xuất các loại gạch thẻ, gạch vồ, ngói liệt, ngói âm, ngói nóc vảy cá, phục vụ việc xây dựng... bên cạnh đó có nhiều cơ sởsản xuất gạch block. Đặc biệt, ở huyện BốTrạch đã có cơ sởsản xuất gạch không nung Trương Thành ởxã Lý Trạch, việc sản xuất gạch không nung thay thếcho gạch nung giúp bảo vệ môi trường đã và đang chiếm được sựtin dùng của người dân, sản lượng tiêu thụngày một tăng.
Thứ năm, nhóm nghề sản xuất ngũ kim, đồ gia dụng, gia công sửa chữa cơ khí. Hiện tại, ở huyện Bố Trạch có làng rèn Mai Hồng, hình thành từ lâu đời, trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, làng rèn trước đây phát triển khá thịnh vượng với các sản phẩm chủ yếu phục vụ nông nghiệp như: dao, cuốc, xẻng, liềm, rựa,...
Khi nền kinh tế phát triển, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất được chú trọng, các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp được sản xuất hàng loạt bằng dây chuyền máy móc hiện đại nên sản phẩm thủ công của làng rèn Mai Hồng không có tính cạnh tranh, do đó, số lượng các cơ sở rèn giảm đáng kể. Làng rèn Mai Hồng hiện chỉ còn tồn tại 30 cơ sở với khoảng gần 60 lao động; các sản phẩm chủ yếu được sản xuất là gon lề, lách xe cơ giới, xe rùa, cửa bông sắt...
Từ thực trạng trên có thể thấy ở huyện Bố Trạch một số nghề TTCN cổ truyền được lưu giữ phát triến, tuy nhiên nhìn chung, các nghề truyền thống hiện nay vẫn chưa khôi phục được và ngày càng mai một, bếtắc trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các ngành nghề mới du nhập việc tổ chức sản xuất còn nhiều
lúng túng, bị động. Phần lớn cơ sở tiểu thủ công nghiệp tổ chức sản xuất tập trung tại các trung tâm tiểu vùng ở các khu dân cư đồng thời hoạt động phân tán ở các thôn nên vô tìnhđã kìm hãm sựphát triển của các ngành nghềTTCN.