8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Yếu tố tác động đến hiệu quả tuyên truyền xây dựng Nông thôn mói
1.4.1. Nhận thức của chính quyền các cấp
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí đó là sự nhận thức của các cấp chính quyền và sự vận dụng, cụ thể hóa ở địa phương. Để các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM. Có thể nói, đây là phương tiện quan trọng để tạo sự lan tỏa xây dựng NTM trong xã hội. Vì vậy, việc quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền xây dựng NTM là một trong những ưu tiên hàng đầu. Không chỉ yêu cầu các cơ quan báo chí của địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, tăng thời lượng phát sóng về xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần chỉ đạo, tháo gỡ
giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra để công tác tuyên truyền có hiệu quả.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM.
1.4.2. Nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chỉ
Báo chí ra đời một phần quan trọng là do bốn phận, nghĩa vụ xã hội của nó đối với cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc sống không chỉ cung cấp thông tin mà còn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngoài chức năng cơ bản của báo chí là thông tin. Các cơ quan báo chí là kênh thông tin qan trọng của Đảng và Nhà nước trong tuyên truyền, phố biến đường lối, chính sách đến đông đảo quần chúng nhân dân và làm nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Các cơ quan báo chí phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Cốt lõi trong việc tuyên truyền xây dựng NTM, báo chí Nam Định xác định được từng thời điểm, giai đoạn triển khai để có thông tin, tuyên truyền hợp lí, tạo hiệu ứng tích cực. Đồng thời, tăng cường tính phản biện trong các tác phẩm báo chí về xây dựng NTM. Điều đó không chỉ đưa ra các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tới với người nông dân mà còn chỉ ra những điểm chưa phù hợp để có sự điều chỉnh.
1.4.3. Cách thức, nội dung, hình thức tuyên truyền
Cách thức, nội dung, hình thức tuyên truyền ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tuyên truyền của cơ quan báo chí nói chung và tuyên truyền về xây dựng NTM nói riêng. Cả ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau để, nếu không được tổ chức một cách bải bản, khoa học, thì chắc chắn hiệu quả tuyên truyền sẽ không như mong đợi. Chẳng ai muốn đọc một tờ báo, xem và nghe một chương trình TH-PT với nội dung đơn điệu, nhạt nhòa không mang lại lợi ích gì.
Nội dung tuyên truyền là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng và hiệu quả tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải là các vấn đề xây dựng NTM, những vấn đề mà người nông dân cần, có ý nghĩa thiết thực mà họ có thể áp dụng làm theo được. Nội dung phải đi kèm với hình thức, để nội dung thông tin đến được với người nông dân thì hình thức trình bày phải làm sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Làm được những điều này đã góp phần lớn để nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyên truyền của cơ quan báo chí.
1.4.4. Trình độ phóng viên
Nhà báo muốn giữ vai trò trung tâm là chủ thể của mọi hoạt động báo chí có ảnh hưởng to lớn, mang tính quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của báo chí. Đôi với nhà báo, trách nhiệm xã hội là yêu câu khách quan, đòi hỏi từ các mối quan hệ thuộc về bổn phận nghĩa vụ xã hội của báo chí. Nhận thức sâu sắc, tự giác về trách nhiệm xã hội là động lực sáng tạo của nhà báo. Chính vì vậy, trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của phóng viên các cơ quan báo chí là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng tuyên truyền về xây dựng NTM trên địa bàn.
Đe thực hiện tốt tuyên truyền về xây dựng NTM, đòi hỏi phóng viên phải am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Phóng viên phải có chính kiến, quan điểm, lập trường của mình về vấn đề đề cập. Có như vậy mới có thể định hướng đúng đắn cho dư luận, xã hội.
Nếu phóng viên không có kiến thức chuyên ngành thì sẽ cho ra một tác phẩm hời hợt, nông, không có chiều sâu, không có tính phản biện. Như vậy, hiệu quả tuyên truyền của những tác phẩm đó là không cao, thậm chí là không có. Vì vậy, trình độ phóng viên là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến chất lượng tuyên truyền về xây dựng NTM.
1.4.5. Phía tiếp nhận thông tin
Việc nghiên cứu đối tượng tiếp nhận thông tin là một việc làm quan trọng mà các cơ quan báo chí nên thực hiện định kỳ. Việc nghiên cứu đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ cho cơ quan báo chí cái nhìn chuẩn xác về đối tượng mình đang thông tin, để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho thông tin tuyên truyền. Phía tiếp nhận thông tin sẽ là mắt xích cuối cùng đánh giá hiệu quả tuyên truyền của cơ quan báo chí về vấn đề xây dựng NTM. Cơ quan báo chí cần xác định đối tượng tiếp nhận ở đây là những người nông dân, sống ở các vùng nông thôn. Trình độ nhận thức có hạn nên việc tiếp nhận thông tin của họ cũng có những đặc điểm riêng.
Vì vậy, cơ quan báo chí cần phải nắm được những đặc điểm về tâm lí của đối tượng tiếp nhận để có cách thức, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp. Làm sao để số lượng người tiếp nhận thông tin về vấn đề xây dựng NTM càng lớn càng tốt, càng lan tỏa rộng càng tốt. Hiệu quả của công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được thể hiện qua chính nhận thức và những việc làm cụ thể của phía tiếp nhận - là những người nông dân. Nhận thức của họ về xây dựng NTM như thế nào?, họ sẵn sàng tham gia xây dựng NTM hay không?, những mô hình, cách làm điển hình có được họ áp dụng theo hay không?.
Tiểu kết chương 1
Sau 7 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, các tỉnh thành trong cả nước thực hiện chương trình đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều tiêu chí quan trọng đã đạt được, thành công của Chương trình xây dựng NTM là làm cho dân tin và cùng chung tay xây dựng NTM.
Với vai trò là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu, báo chí đã phản ánh, tuyên truyền tương đối đầy đủ tới bạn đọc về Chương trình xây dựng NTM của các tỉnh thành trong cả nước. Mọi chủ trương chính sách lớn
của Đảng, Nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống, làm “thay da”, “đổi thịt”,
“bộ mặt” của nông thôn ngày một tươi mới. Các tác giả chọn lọc khá kỳ càng, cung cấp đến công chúng, góp tiếng nói cùng với nhân dân phản ánh tới các cơ quan chuyên môn về Chương trình xây dựng NTM của Trung ương như:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn Phòng điều phối chương trình xây dựng NTM các tỉnh, thành có những điều chỉnh các tiêu chí, các chính sách phù hợp với tình hình nông thôn hiện nay. Đồng thời cũng qua các cơ quan báo chí chuyên môn có những định hướng sát thực, tác động vào tư tưởng nhận thức còn hạn chế của một bộ phận người nông dân còn chưa chủ động “xắn tay” vào xây dựng NTM, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hồ trợ của nhà nước.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG BÁO CHÍ NAM ĐỊNH TUYÊN TRUYỀN VÈ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (KHẢO SÁT 2 HUYỆN HẢI HẬU, NGHĨA
HƯNG) 2.1. Giới thiệu về đối tượng khảo sát 2.1.1. Báo chí Nam Định
Nam Định hiện có hai cơ quan truyền thông đại chúng lớn đó là Báo Nam Định và Đài PT-TH Nam Định. Ngoài ra, còn có hệ thống PT, TH của 10 huyện, thành phố và hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các tạp chí, tạp san và các ấn phẩm, website thông tin nội bộ của các ngành, các đơn vị... Trong khuôn khố luận văn này, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá nội dung tại 2 cơ quan báo chí, đó là: Báo Nam Định và Đài PT-TH Nam Định đại diện và tiêu biểu cho báo chí Nam Định để làm rõ nội dung, mục đích mà đề tài hướng tới.
2.1.1.1. Báo Nam Định
Ớ Nam Định, trong quá trình vận động thành lập Đảng, từ mùa hè năm 1928, Đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) đã sáng ra đời báo Dân Cày, in Li tô được 19 số, xuất bản ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường.
Ngày 21/01/1946, tờ Nam Định Kháng Chiến ra mắt bạn đọc (số lượng hai ngày một số báo, với 2 trang, in khổ 40cm X 28cm). Đen năm 1947, báo ra hàng ngày (trừ chủ nhật và ngày lễ) phát hành sang cả Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Đen 1957 tỉnh Nam Định xuất bản tờ Tin Nam Định, cho đến năm 1960 chính thức có tờ báo Đảng bộ Tỉnh lấy tên là Sóng Đảo. Đến giữa năm 1963, tờ Sóng Đảo đổi tên thành Báo Nam Định.
Năm 1964 sau khi hợp nhất tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam, báo 2 tỉnh hợp nhất thành Nam Hà. Năm 1976, sau khi sát nhập 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Binh thành tỉnh Hà Nam Ninh, Tỉnh ủy ra quyết định xuất bản Báo Hà Nam
Ninh. Đên năm 1992, sau khi tách tỉnh Hà Nam Ninh, báo tách ra làm 2 tờ báo Báo Nam Hà và Báo Ninh Bình. Năm 1997, tỉnh Nam Hà tách thành tỉnh Nam Định và Hà Nam, tỉnh Nam Định có tờ báo Nam Định với số lượng 7.000 tờ/kỳ.
Hiện nay, bên cạnh báo in, Báo Nam Định điện tử được ra mắt từ năm 2010, hiện nay Báo điện tử Nam Định đã có 50 triệu người của trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thường xuyên truy cập.
2.1.1.2. Đài PT-THNam Định
Đài PT-TH Nam Định được thành lập ngày 01/9/1956. Cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH Nam Định gồm 8 phòng ban chuyên môn: Tổ chức hành chính; phòng dịch vụ quảng cáo; phòng thời sự; phòng chuyên đề; phòng văn nghệ giải trí; phòng thông tin điện tử; phòng kỹ thuật và công nghệ. Đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên được đào tạo cơ bản. Ngoài việc tiếp sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH Nam Định mỗi ngày sản xuất, khai thác, phát sóng 5 chương trình phát thanh địa phương, trong đó có 3 chương trình thời sự và 2 chương trình văn nghệ. Chương trình truyền hình được phát sóng trên 2 kênh V8 và U37 từ 5h30’ đến 24h00’ hàng ngày, trong đó có 4 chương trình phim truyện và nhiều chuyên đề, chuyên mục được phát sóng, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh.
Hiện nay Trung tâm PT-TH của Đài PT-TH Nam Định hoạt động, cột phát sóng cao 180m, máy phát sóng PT-TH công suất từ 5kw-30kw đáp ứng thời lượng và chất lượng phát sóng các chương trình của địa phương và tiếp sóng các kênh truyền hình trung ương đạt hiệu quả tốt hơn. Nhằm mở rộng diện phủ sóng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả theo dõi chương trình truyền hình Nam Định, từ đầu tháng 8/2013, Đài PT-TH Nam Định đã chính thức phát sóng truyền hình trên vệ tinh Vinasat - 2. Cùng với việc phát sóng chương trình trên hệ thống truyền hình cáp, việc phát sóng chương trình truyên hình trên vệ tinh vinasat có ý nghĩa rât quan trọng, mở
rộng vùng phủ sóng của Đài PT-TH Nam Định trên toàn quốc và một số nước khu vực và trên thế giới. Sóng truyền hình Nam Định có thể đến được với hàng triệu hộ gia đình có đầu thu vệ tinh, góp phàn quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất Nam Định, giới thiệu tiềm năng về du lịch, kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thực tế ở Nam Định cho thấy phần lớn nhân dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua các kênh thông tin báo chí, trong đó kênh thông tin từ báo chí Nam Định cũng đóng góp có hiệu quả, nhất là hệ thống PT-TH của tỉnh. Đến nay, đa phần người dân trong tỉnh và một phần người dân các địa phương lân cận như: Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình thường xuyên theo dõi các chương trình của Đài PT-TH Nam Định và coi đây là một kênh thông tin, tin tức thời sự quan trọng.
2.1.2. Hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng thuộc địa bàn khảo sát
2.1.2.1. Huyện Hái Hậu
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Diện tích 226km2, dân số hiện nay 294.216 người.
Tiếp nối truyền thống Thuỷ tổ (Tứ tổ mở đất: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập), dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, từ năm 1929 Hải Hậu đã có cơ sở Đảng và tháng 7/1931 cờ đỏ búa liềm đã tung bay ở Hội Khê Ngoại (xã Hải Nam ngày nay), sau cách mạng tháng 8/1945 chi bộ Đảng ở Hải Hậu được thành lập, đến tháng 6/1947 thành lập Đảng bộ huyện (Huyện uỷ).
Năm 2017 là năm thứ 7 Hải Hậu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết và các Đề án của Ban chấp Đảng bộ huyện khóa XXV nhiệm kỳ 2010- 2015, khóa XXVI nhiệm kỳ 2015- 2020, huyện tiêp tục đạt được những thành
tựu khởi sắc trong phát triển kinh tế xã hội, 11 chỉ tiêu đề ra về cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,71% tăng 0,38%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng Công nghiệp - dịch vụ đạt 70.9%, năng suất lúa đạt 127,23 tạ/ha tăng 2,2% so với năm 2013, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 27,59 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo theo tiêu chí mới là 2,83%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 80%, giữ vững điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước 40 năm liên tục (1978-2018), huyện duy nhất cả nước 4 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng (AHLLVT thời kỳ chống Pháp, AHLLVT thời kỳ chống Mỹ, AHLLVT thời kỳ đổi mới, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới), Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Nhì, Ba...
Trong sản xuất nông nghiệp: Đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ, khảo nghiệm đưa những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh vào sản xuất, thực hiện lịch thời vụ, đồng thời tích cực áp dụng tới các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất như mô hình cấy lúa chét tại xã Hải Tây, chuyển đổi cây màu tại xã Hải Toàn, Hải Tân, các mô hình giống lúa mới tại các xã Hải Đường, Hải Hưng, Hải Tmng. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác năm 2014 đạt 93,5 triệu đồng.
Trong chăn nuôi: tiếp tục chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học, đầu tư mở rộng chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, toàn huyện có 120 trang trại theo tiêu chí mới, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng mồi năm và 970 gia trại phát triến chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nghành thủy sản tiếp tục thu được những kết quả khởi sắc, giá trị sản lượng thủy ước đạt 672 tỷ đồng tăng 0,3% so với kế hoạch và tăng 2,7%
so với năm 2016.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ vững sự ổn định và phát triển, giá trị tống sản lượng ngành ước đạt 3.555 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2013, các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả và thu hút nhiều lao động địa
phương vào làm việc với mức thu nhập ổn định. Toàn huyện công nhận thêm 8 làng nghề nâng tổng số làng nghề trong toàn huyện lên con số 28, công tác dạy nghề, truyền nghề tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh, góp phần giải quyết vẫn đề việc làm cho người dân vốn chỉ biết đến nghề nông.
Trong xây dựng NTM, huyện chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, tiền đề là tiến hành dồn điền đổi thửa là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới (huyện Hải Hậu dồn điền đổi thửa xong sớm nhất tỉnh Nam Định, chỉ trong nửa năm (từ tháng 4/2011- 11/2011); khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra những thửa ruộng lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào đồng ruộng thay thế lao động thủ công, tập quán canh tác lạc hậu, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp đưa vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Hải Hậu là 1 trong 5 huyện đầu tiên của cả nước được công nhận huyện Nông thôn mới và là huyện duy nhất cả nước (thời điểm năm 2015) 100% số xã, thị trấn đạt Nông thôn mới.
2.7.2.2. Huyện Nghĩa Hưng
Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định. Phía đông giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía tây giáp Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp huyện Nam Trực và Ý Yên. Nghĩa Hưng có Diện tích 254,44km2. Dân số 205.680 người.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể huyện Nghĩa Hưng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai thực