CHƯƠNG 2: BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA
2.2. Bi kịch tình yêu bi thảm trong Bến không chồng
2.2.1. Người phụ nữ, tấm bi kịch tình yêu đau thương
2.2.1.1. Phụ nữ làng Đông – “lỡ duyên” cho một bi kịch tình yêu
Người ta thường nói con người sống trên đời có duyên có phận. Có duyên không phận thì không thể nào cố gắng đƣợc. Vô duyên hữu phận thì việc gì rồi cũng sẽ thành. Quả đúng nhƣ vậy, xét cho cùng trong tình yêu có tan có hợp, tan rồi lại hợp mà hợp rồi lại tan. Trong tình yêu đôi lúc rất khó nói, cứ tưởng như mọi chuyện đã đâu vào đấy nhưng thật sự vụt mất trong tay chỉ trong một khoảnh khắc. Nhƣng nhƣ thế không có nghĩa là không có sự vĩnh hằng trong tình yêu. Duyên do trời tạo, nợ do người tạo. Suy nghĩ một chút về câu nói
“gương vỡ lại lành”. Gương vỡ ta dán lại sẽ lành nhưng có lành được như lúc đầu hay không hay những vết nứt hiện hữu rõ rệt mà ai cũng thấy. Ấy thế mới thấy đƣợc duyên lỡ thì vá cũng không lành. Không phải là quơ đũa cả nắm nhƣ vậy nhƣng thật sự đã kém duyên thì có cố gắng cũng chỉ là níu kéo mà thôi. Cái ở lại là tình “thương” chứ không phải tình yêu. Nói như vậy không phải là không có cơ hội làm tấm gương đó lành hẳn, chúng ta sẽ chữa lành vết thương đó trong năm tháng với một điều kiện là đặc biệt kiên nhẫn. Chung quy lại nói nhƣ vậy là để giải thích cái duyên cái phận nhƣng thật sự trong đời sống thì thật sự khó nói.
Đặc biệt là người phụ nữ trong tình yêu, những tấm thân yếu đuối bé nhỏ kia sao có thể vƣợt qua giông bão khắc nghiệt của tình yêu. Nói vậy không phải ai cũng yếu đuối mà cho dù mạnh mẽ cũng chỉ là vẻ bề ngoài che đậy đi sự yếu đuối bên trong mà thôi. Khi xa rời một mối tình những cô gái cho là duyên lỡ nhƣng thật sự còn yêu người mình yêu rất nhiều. Nỗi buồn đi kèm với sự cô đơn hay giả vờ vui vẻ thì cũng làm tăng thêm nỗi đau gánh chịu. Bởi vì chia tay thì làm gì, ở đâu cũng thấy nhói tim, đau đớn khôn nguôi. Nỗi đau chia ly trong tình yêu, trong cuộc sống là chuyện thường tình nhưng bi kịch trong tình yêu thì nó ở khía cạnh hoàn toàn khác. Qua tiểu thuyết Bến không chồng, nhà văn Dương Hướng đã cho thấy điều đó. Bi kịch của những người phụ nữ trong Bến không chồng là những bi kịch đau đớn nhất. Họ đã nhận những bi kịch cay đắng trong tình yêu mà đáng lí ra họ không phải nhận. Nếu người lính là chân dung trên chiến trường thì hình
tượng chủ đạo ở hậu phương là người phụ nữ. Nhưng oái oăm thay, đau đớn thay khi nói về hậu phương mọi gánh nặng đều dồn lên vai người phụ nữ. Như vậy đã là quá khổ sở cho họ, thế nhƣng không dừng lại ở đó họ vẫn phải tiếp tục nhận bi kịch trên con đường đi tìm nơi bến đỗ cho mình. So với những cuộc chia li đời thường trong tình yêu thì nó khốc liệt hơn, đau đớn hơn, nghiệt ngã hơn gấp mấy lần. Các nhân vật phụ nữ trong Bến không chồng mà điển hình là làng Đông
“dám vượt các lời nguyền, dám vuợt mọi thành kiến, dám đi tìm hạnh phúc riêng;
với các quan hệ trong gia tộc và làng xã;[8,8]”. Ắt hẳn là nhƣ vậy nhƣng dám vƣợt qua không có nghĩa là họ có hạnh phúc, mà dám vƣợt qua ở đây là sự can đảm đi tìm hạnh phúc cho mình. Chính Hạnh là đại diện sáng nhất cho lí tưởng vƣợt qua tất cả rào cản để đến với Nghĩa thế nhƣng đƣợc gì hay chỉ nhận toàn sự đau khổ trong tình yêu. Đã nói đến bi kịch là nói đến cái kết bi thảm, mà nói đến bi kịch tình yêu thì phải nói đến cái kết đau lòng trong tình yêu. Thế đã rõ, thật đau lòng cho số phận của những người phụ nữ làng Đông.
Kém duyên đến thế nhƣng chị Nhân, Hạnh, Dâu, Thắm, Cúc, Thủy,..rất nhiều rất nhiều người phụ nữ khác đã và đang tìm lấy hạnh phúc của riêng mình.
Dẫu cuộc sống có nhiều ràng buộc nào là lễ giáo, định kiến, lời nguyền,v..v nhưng những người phụ nữ đó đại diện như cây xương rồng mạnh mẽ đứng lên trong bão tố hiên ngang mà đi. Tuy rằng thật sự kém duyên và không thể tìm thấy hạnh phúc cho mình nhƣng ít ra họ cũng là những đại diện tiêu biểu cho sự gan góc của người phụ nữ. Tất cả chỉ là do sự hà khắc của thời xưa và sự khắc nghiệt của chiến tranh mà nên. Đổ lỗi cũng không đƣợc gì, ở đâu đó trong tâm hồn thì tình yêu họ vẫn sống mãi. Họ mong ước một tình yêu đẹp đẽ biết nhường nào.
Họ ao ƣớc một gia đình bé nhỏ vừa đủ hạnh phúc đến ra sao?. Nhƣng trên đời này không có gì là như ý cả. Tất cả, tất cả những con người ấy người thì tìm được hạnh phúc nhƣng lại đau khổ một nỗi khổ không nói nên lời. Một nỗi khổ thấu trời xanh khi mà người chồng ra trận có người đi không về có người đi khi về cũng không còn lành lặn. Người thì chật vật với nỗi sợ hãi khi sợ tình yêu của mình đi xa mãi mãi. Sự lo sợ đó dẫn đến nỗi cùng cực trong cách suy nghĩ của họ mà dẫu không suy nghĩ phỏng có được không?. Người thì chọn hạnh phúc chỉ vì
những lí do rất đơn giản để rồi phải nhận nhiều cay đắng và than khóc cho mối tình lận đận của mình. Chung quy lại cũng vào hai chữ “lỡ duyên” mà thôi. Mà không, không thể đổ lỗi tất cả là do số phận đƣợc. Số phận là vậy nhƣng con người phải biết đấu tranh, phải biết tìm kiếm nỗi khát vọng của mình. Người phụ nữ làng Đông không ít người cam chịu, cũng không ít người dám đứng lên đánh đổi tất cả. Đáng thương thay mà cũng khá khen thay, những con người đó không chấp nhận một số phận chung “lỡ duyên” nhƣ vậy.
2.2.1.2. Hạnh – bi kịch tình yêu không lối thoát
“Nước sông Đình ngàn năm không cạn Cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ
Bến Tình còn đẹp còn mơ
Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”.
Ngày xƣa có một lời nguyền, từ một câu chuyện ở làng Đông mà nên.
Ngày xƣa có một cô bé tên là Hạnh sớm đã xa cha vì cuộc chiến tranh tàn khốc.
Lúc nhỏ Hạnh là một cô bé ngây ngô, đáng yêu và vẫn chƣa hiểu chuyện. Khi nghe tin ba mất theo bản năng cô bé òa lên khóc. Sau khi ba chết chỗ dựa duy nhất của cô là mẹ Nhân và người chiến sĩ cách mạng trở về sau chiến thắng Điện Biên là Nguyễn Vạn. Cùng với đó cô thường hay chơi với Nghĩa - cậu trưởng nam con dòng họ Nguyễn. Ôi đau thương thay!. Lúc nhỏ có biết đâu lời nguyền, tự do tự tại rong chơi. Chúng quấn quýt lấy nhau cả ngày, oái oăm thay khi lớn lên vẫn không rời nhau một bước. Dẫu cả hai đã tự hiểu được mối thù ngàn kiếp của hai dòng họ Nguyễn và Vũ. Mất cha từ sớm cô còn người mẹ đơn thân cùng với hai anh là Hà và Hiệp. Cứ ngỡ sau khi cha cô chết sóng gió qua đi với gia đình. Nào ngờ đâu hai anh của cô liên tiếp lên đường chiến đấu chống Mĩ và cũng lần lượt ra đi mãi mãi. Người mẹ đã hết nước mắt, cô thì đau đớn thấu trời xanh. Có lẽ điều đó đã làm nên một cô gái có tâm hồn mạnh mẽ. Cùng lúc đó cô đã yêu Nghĩa một mối tình không hồi kết và không kém bi ai.
Tình yêu muôn màu muôn vẻ chúng ta không thể diễn tả hết vẻ đẹp của tình yêu. Thế nhƣng tình yêu không phải lúc nào cũng đẹp. Tình yêu có lúc nhƣ những ngôi sao lấp lánh và có lúc những ngôi sao đẹp ngời ngời, sáng chói đó bị
che lấp bởi những đám mây mịt mù. Và nhƣ thế, một cô gái nông thôn trong xã hội cũ đã đi qua bi kịch gia đình đau thương. Tưởng chừng bi kịch của cô sẽ chấm dứt thì ai ngờ rằng đến với Nghĩa – người bạn thời ấu thơ, cô lại phải nhận một bi kịch càng cay đắng hơn. Bi kịch của một tình yêu không lối thoát. Trước khi nói về bi kịch đó chúng ta hãy điểm thêm một vài nét về Hạnh, một cô gái ngây ngô trong sáng. Là một mẫu phụ nữ điển hình ở làng Đông. Khác với Dâu, Hạnh là người rụt rè, ít nói, nhạy cảm và hơi nội tâm. Tuy thế không có nghĩa là Hạnh cam chịu. Hạnh đã cho chúng ta thấy mình gan góc và không chịu khuất phục số phận nhƣ thế nào. Vì tình yêu cô có thể vƣợt qua mọi rào cản kể cả định kiến lẫn lời nguyền độc mà đến với Nghĩa. Xét cho cùng cô là người gan dạ khác với mẹ cô là chị Nhân luôn bị trói buộc. Ấy thế mới thấy thế nào là sức mạnh của tình yêu. Mới đầu cô chƣa nghĩ đến những bất hạnh sẽ dồn xuống cuộc sống của cô nhƣ vậy. Mà dẫu có nghĩ đến thì cô vẫn quyết tâm kết hôn với Nghĩa. Một đại diện cho sự khát khao của tình yêu. Một đại diện cho sự mạnh mẽ dám bước qua lời nguyền xa xƣa ấy. “Hai đứa đi bên nhau dọc bờ sông. Đã lâu lắm, từ cái lần Hạnh đòi Nghĩa dẫn đi xem cống Linh, nay hai đứa mới lại đi với nhau trên đoạn sông này. Vẫn là một ông trăng trên trời và một ông trăng dưới nước trôi theo bước chân hai đứa. Chỉ riêng có cuộc sống là thay đổi biến động. Ngày xưa mọi sự với Hạnh đều bí ẩn. Giờ đây Hạnh đã hiểu được mọi cội nguồn của cuộc sống con người. Hạnh tin vào tình yêu trong sáng của Hạnh đối với Nghĩa”[8,88].
Làm sao để đoán trước được điều gì sẽ đến với mình nhất là những chuyện rủi ro hay những điềm xấu. Mới đầu tuy bị sự ngăn cấm của tất cả mọi người nhưng Hạnh và Nghĩa ít ra cũng hạnh phúc trong tình yêu đắm say của hai người.
Ai ngờ, bi kịch lại xảy ra sau khi biết bao nhiêu đau thương đã dồn lên vai Hạnh.
Kể sao cho xiết, nỗi đau về bi kịch gia đình chƣa nguôi thì bây giờ phải đón nhận bi kịch tình yêu đau đớn không tìm được lối thoát. Cưới Nghĩa, hai vợ chồng mỗi lần gặp nhau phải ra Bến không chồng. Đó là nơi hẹn hò cũng nhƣ tân hôn và cũng là điềm báo trước cho một sự tan tóc ưu phiền. Hạnh cưới chồng không có căn nhà để ở đã là một chuyện buồn. Không lâu sau Nghĩa lại đi lính buồn lại càng buồn hơn. Cuối cùng, Hạnh còn lại với nỗi cô đơn. Nhƣng những điều đó
chƣa là gì với nỗi thấp thỏm lo âu liệu Nghĩa có bình an trở về hay không hay anh đã ra đi mãi mãi. Khi Nghĩa quay về, rồi lại đi, trong cô lại phải mang nỗi niềm thấp thỏm. Lần thứ hai Nghĩa quay về với quân hàm thiếu tá, sự sung sướng vỡ òa của Hạnh ngỡ đâu là điềm báo cho hạnh phúc sắp đến. Thế nhƣng cùng với đó là bi kịch đi theo sau mà Hạnh không ngờ tới. Nghĩa trở về nhưng vết thương trong chiến tranh thì vẫn còn đó. Đau thay! Anh mất khả năng làm bố nhƣng không ai biết. Mọi người cứ ngỡ Hạnh không có con để rồi mọi tai tiếng, mọi chỉ trích đều đổ cho Hạnh. “Hạnh thấy bơ vơ trên cõi đời này, đi đến đâu cũng bị ông Xung xua đuổi "Cút đi, mày là loài yêu tinh quyến rũ thằng Nghĩa. Mày làm cho gia đình bà Khiên tuyệt tự, mày làm cho cả họ Nguyễn suy sụp.
Mày...””[8,271]. Bây giờ mới thật sự là bi kịch, cứ ngỡ hạnh phúc ai ngờ hóa nỗi đau. Sau trận đó Hạnh ốm nặng nhƣng nỗi mong mỏi có con thì luôn đi theo Hạnh cả trong giấc mơ. Chƣa bao giờ thấy Hạnh lại bi thảm nhƣ thế này “Hạnh thấy xót thương cho hành động vội vã vớt vát của anh. Hạnh chiều Nghĩa mà không mảy may có chút khoái cảm. Nghĩa sững sờ thấy Hạnh hững hờ trước nguồn cảm hứng đang cháy rực lên trong anh. Mới ngày nào tấm thân Hạnh còn đẫy đà, giờ teo tóp run rẩy trong vòng tay anh”[8,274]. Lối thoát nào cho Hạnh bây giờ. Cô cứ loanh quanh với mớ suy nghĩ hỗn độn, loay hoay với những niềm đau không kể xiết. Làm sao để thoát ra và suy nghĩ cuối cùng của cô là li dị với Nghĩa người mà cô dành hết tình yêu và cả tuổi thanh xuân “Thưa mẹ, đây là lá đơn ly hôn của con đã ký sẵn. Khi nào anh Nghĩa về mẹ đưa cho anh ấy. Kể từ giờ phút này anh ấy được tự do, và con xin phép mẹ con về bên nhà”[8,308]. Bi kịch xảy ra chóng vánh từ một tình yêu đẹp thuở đôi mươi giờ phải chia ly khi tình yêu trong Hạnh còn bừng cháy. Dẫu còn yêu Nghĩa rất nhiều nhƣng bắt buộc Hạnh phải làm nhƣ vậy vì nghĩ tội mình quá lớn đối với dòng họ Nguyễn. Không chịu đựng đƣợc lời đay nghiến, dèm pha và nỗi đau trong Hạnh quá lớn để tiếp tục. Cuối cùng, khi Hạnh đọc được nhật kí của Thủy, người đã ăn nằm với Nghĩa nên Hạnh nghĩ mình phải ra đi. Giải pháp duy nhất chỉ có vậy nhƣng trong lòng cô vẫn day dứt khôn nguôi. Cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng. Đó là điều mà mỗi lần Hạnh gặp Nghĩa sau khi chia tay “Xưa nay
chúng ta cứ lầm, ngỡ là chỉ cần hai người yêu nhau là được. Lỗi lầm này chúng ta phải trả giá quá đắt. Anh đi biền biệt nên không biết ở nhà tôi đã phải chịu bao nhiêu điều oan nghiệt. Lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm và máu thịt dòng tộc ngàn đời cũng không bao giờ rửa sạch. Lúc này ta nói tới những điều ấy cũng chẳng để làm gì. Mọi chuyện coi như đã chấm dứt”[8,318].
Nói nhƣ vậy nhƣng Hạnh rất đau. Cuối cùng vì đi vào ngõ cụt của suy nghĩ, tâm trí Hạnh không còn ổn định. Lúc đau thương đó lỡ lầm Hạnh đã sa vào vòng tay của Nguyễn Vạn người chú mà đã cùng với Hạnh đi qua biết bao khó khăn, gian khổ. Lúc đó cả hai đều đã trải qua bi kịch của riêng mình. Nguyễn Vạn say men nồng thả hồn theo xác thịt của Hạnh song song với đó cái bến không chồng âm vang trong đêm mƣa gió bão bùng.
“Có lẽ trong lúc tuyệt vọng, con Hạnh đã nhận ra trên đời này chỉ có Vạn là người đàn ông duy nhất hiểu và yêu thương nó”[8,329]. Hạnh đi khỏi làng Đông khi mà ở đây Hạnh nhận ra mình không còn con đường nào để đi được nữa. Lối thoát nào cho tình yêu của Hạnh, nỗi khổ ải bao nhiêu năm qua Hạnh phải gánh chịu. Hạnh đi nhƣng rồi lại có cốt nhục với Nguyễn Vạn. Sau bao năm tháng xa quê Hạnh quyết định về tìm và sống chung với anh. Điều đó làm cho người làng Đông ngỡ ngàng vì suy nghĩ sai lầm của mình khi xưa. Ngỡ ngàng hơn cả việc cô có con với ai và ở đâu. Nhưng rồi dường như ông trời lấy đi của Hạnh tất cả, từ gia đình đến tình yêu. Nguyễn Vạn chết và bi kịch tình yêu của Hạnh vẫn mãi tiếp diễn đến lúc đó. Một chân trời mới có lẽ sẽ đến với Hạnh – một cô gái xứng đáng nhận đƣợc hạnh phúc.