CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA HỌAT
1.3. Giá trị và giá trị xã hội của nghề
Giá trị là kết quả đánh giá của cá nhân, nhóm, cộng động... đối với các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan thông qua tương tác giữa con người với sự vật hiện tượng đó nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong đời sống cá nhân [28;24-25]
Nghề và những thuộc tính của nó tồn tại khách quan đối với con người, song bản thân chúng chưa có giá trị. Chỉ khi có sự tương tác giữa con người với nghề, con người mới nhận thấy ý nghĩa và tính hữu dụng của chúng trong việc đáp ứng một nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội.
Có thể nói ở mỗi một nghề nghiệp đều chứa đựng trong nó những giá trị và những giá trị này chỉ bộ lộ khi cá nhân trực tiếp tham gia lao động trong nghề và ý thức được ý nghĩa nghề trong việc đáp ứng một nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội.
Để nhận biết và khám phá giá trị thực của nghề, con người phải trải nghiệm nhờ quá trình lao động trong nghề. Song đối với học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp do chưa trải qua quá trình lao động trong nghề nên việc nhận biết các giá trị của nghề đều thông qua quá trình nhận
thức, tìm hiểu... nên có sự khác biệt trong nhìn nhận và đánh giá chủ quan của cá nhân đối với giá trị “đích thực” của nghể.
Như vậy, có thể cùng một nghề nhưng tuỳ thuộc vào quá trình nhận thức, thái độ của cá nhân đối với nghề mà dẫn tới có trường hợp đánh giá rất cao giá trị của nghề, và coi đó như là mục tiêu để phấn đấu và chiếm lĩnh, nhưng đối với một số cá nhân khác, họ có thể tỏ thái độ dửng dưng, không quan tâm...
Có thể nói, giá trị của một sự vật, hiện tượng bị quy định bởi sự nhận thức, đánh giá của con người về ý nghĩa, tính hữu dụng của nó trong việc đáp ứng một nhu cầu nào đó của cá nhân và tập thể.
Giá trị xã hội là giá trị được cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội xem xét, định giá, xác định tác dụng của đối tượng tồn tại trong xã hội đối với con người.
Đối với các cá nhân, cộng đồng, các giá trị là những cái mang tính chất định giá về tính hiệu quả, tác dụng nhất định (bản thân đối tượng chưa phải là giá trị, song nó tiềm Nn một nội dung định giá ngoài ý thức của chủ thê, khi nào có sự gắn kết giữa ý thức của chủ thể với nội dung tiềm Nn này của đối tượng, giá trị mới xuất hiện). Giá trị xã hội gắn liền với nhu cầu xã hội, lợi ích xã hội và mục đích xã hội.
Nghề nghiệp xuất hiện cùng với xã hội loài người, nó là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời của một loại nghề nghiệp bao giờ cũng để đáp ứng một nhu câu cầu cụ thể nào đó của xã hội. Do đó, bản thân mỗi nghề nghiệp đều Nn chứa trong nó một hệ thống các giá trị, và các giá trị này chỉ được bộ lộ khi nó liên quan đến nhu cầu của con người. Nghề nghiệp có hay không có giá trị là tuỳ theo con người có hay không có nhu cầu đối với nghề nghiệp đó.
Sự tồn tại hay mất đi của một giá trị đối với một nghề nào đó phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người với tư cách là chủ thể trong mối quan hệ với nghề nghiệp.
Mọi giá trị nghề nghiệp đều thể hiện sự lựa chọn, đánh giá của chủ thể mà hàm chứa các yếu tố nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với nghề nghiệp.
Giá trị xã hội của nghề nghiệp có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của mỗi con người nói chung và sự lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ nói riêng, bởi mục đích dành cho sự quan tâm của cá nhân đối với nghề nghiệp trước tiên là do giá trị của nó đối với xã hội và do sự đánh giá của xã hội về nó (giá trị xã hội) và cùng với nó là sự phù hợp của giá trị này với mong muốn, nguyện vọng của con người với nghề nghiệp.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu xã hội đối với nghề cũng có sự thay đổi tương ứng. Do đó trong một bối cảnh cụ thể nào đó của sự phát triển, giá trị xã hội của một nghề có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự thoả mãn tới mức độ nào nhu cầu của xã hội mặc dù giá trị đính thực của nghề đối với xã hội là không thay đổi. Sự đánh giá nhất thời, phiến diện của một bộ phận xã hội nào đối đối với giá trị chỉ được xem như một phần của giá trị mà đó thường là phần nổi của giá trị. Còn các giá trị đích thực của nghề (đóng góp của nghề cho sự phát triển xã hội và sự phát triển của chính chủ thể lao động) đòi hỏi cá nhân phải tìm hiểu và nhận thức một các sâu sắc về nghề với những đặc điểm và thuộc tính của nó.
Trong quá trình lựa chọn nghề, học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức và thế giới nghề là đối tượng nhận thức. Thế giới nghề nghiệp là tập hợp các đối tượng nghề có khả năng thoả mãn nhu cầu chọn nghề của học sinh. Nếu sự hiểu biết về các nghề trong xã hội càng phong phú, cụ thể bao nhiêu thì sự lựa chọn của các em sẽ càng thuận lợi và dễ dàng bất
nhiêu. Nói cách khác, các em có nhiều cơ hội để tìm ra đối tượng thoả mãn nhu trong số các đối tượng nghề đã được các em tìm hiểu, nhận thức.
Giá trị xã hội của nghề có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của mỗi con người nói chung và đối với hoạt động chọn nghề nói riêng, bởi mục đích dành cho sự quan tâm của cá nhân đối với nghề nghiệp trước hết là do giá trị của nó được xã hội đánh giá như thế nào và đáp ứng được đến đâu cho sự phát triển của xã hội.
2. Hoạ đồ nghề, công cụ quan trọng trong hoạt động hướng nghiệp.
2.1. Định nghĩa:
Hoạ đồ nghề là một bản mô tả khách quan những điểm quan trọng nhất của nghề. Trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu của lao động: đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, các yêu cầu đối với nghề… Những đặc điểm này được thể hiện một cách ngắn gọn, cô đọng, những chỉ tiêu về cấu trúc yêu cầu của nghề, cấu trúc tâm lý của hoạt động nghề đã được khái quát hoá.
Hoạ đồ nghề vừa là căn cứ vừa là phương tiện để đối chiếu với năng lực của học sinh trong quá trình tư vấn nghề nghiệp.