PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
4.2.4. Sự tham gia của người dân trong một số hoạt động xây dựng NTM tại xã Trung Phúc
Sau hơn 8 năm triển khai, thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Trung Phúc, tính đến tháng 11/2018 xã Trung Phúc đã hoàn thành 10/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Có được kết quả trên cả cán bộ và
lực từ người dân trong xã, người dân đã tự nguyện tham gia vào tất cả các hoạt động của xây dựng NTM, họ đóng góp tiền bạc, đất, vật liệu và công sức cho các công trình chung của cộng đồng. Dưới đây là các hoạt động xây dựng NTM có sự tham gia của người dân:
4.2.4.1.Giải phóng mặt bằng để chuẩn bị xây dựng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí NTM
Giải phóng mặt bằng là công việc đầu tiên trước khi tiến hành triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, công việc này cần có sự tham gia nhiệt tình từ người dân - yếu tố quyết định việc giải phóng mặt bằng có được triển khai đúng tiến độ hay không.
Trong việc xây dựng đường giao thông, sự tham gia của người dân là rất quan trọng, người dân đóng góp ngày công lao động và tiền để xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ nhu cầu đi lại của cả cộng đồng.
Trong thời gian từ ngày 01/01/2010 cho đến nay, nhân dân ở 16 thôn trong toàn xã đã đồng lòng hưởng ứng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhân dân đã đóng góp nhiều công sức và tiền của cũng như hiến đất làm đường, xây dựng các công trình công cộng.
- Nhân dân đã hiến được hơn 5.850 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, xây cổng làng, nhà văn hóa và các công trình công cộng khác.
- Tổng số ngày công là: 5.568 ngày công.
- Ngoài ra người dân còn hiến vật liệu để xây dựng như: cát, sỏi, đá, gỗ…
- Tổng số ngày công, nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác nhân dân trong toàn xã đã đầu tư để xây dựng các công trình, đầu tư phát triển sản xuất quy ra thành tiền ước đạt khoảng 1 tỷ 200 triệu đồng.
4.2.4.2. Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược, lập kế hoạch và công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới
Chiến lược phát triển nông thôn, lập kế hoạch và công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới là một công việc đòi hỏi sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương. Chính người dân mới hiểu
phải? Vậy việc thảo luận, lựa chọn chiến lược phát triển, lập kế hoạch và công tác quy hoạch phát triển thôn là việc đầu tiên cần làm để phát triển thôn. Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược, lập kế hoạch và công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới được thể hiện qua bảng 4.15:
Bảng 4.15. Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
STT Tiêu chí
Tân Lập Keo Hin Nà Luộc SL
(hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%)
1
Tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch
17 85,00 14 70,00 16 80,00
2
Không tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch
3 15,00 6 30,00 4 20,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phản ánh qua Bảng 4.15. Qua bảng ta thấy, tỷ lệ người dân được tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới cao nhất là ở thôn Tân Lập với 17/20 hộ được điều tra (chiếm 85%), tiếp đến là thôn Nà Luộc với 16/20 hộ được điều tra (chiếm 80%) và thấp nhất là tại thôn Keo Hin với 14/20 hộ được điều tra (chiếm 70%). Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ không tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế hoạch và công tác quy hoạch như thôn Keo Hin chiếm 30% tỷ lệ hộ điều tra;
20% tại thôn Nà Luộc và 15% tại thôn Tân Lập.
Vai trò của người dân tham gia công tác quy hoạch được thể hiện rõ trong các buổi họp đặc biệt trong việc lấy ý kiến của người dân và các tổ chức đóng trên địa bàn, điều này phần nào người dân đã được tham gia xây dựng nông thôn mới từ công tác định hướng.
Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiện quy hoạch vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của người dân một phần do trình độ của người dân còn hạn chế, phần khác do cách thức triển khai thực hiện quy hoạch của các cơ quan chức năng chưa công khai và thời gian triển khai thực hiện quy hoạch thường rất dài.
4.2.4.3. Sự tham gia của người dân trong công tác giám sát xây dựng NTM Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thực hiện thành công chương trình này, được sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt coi trọng vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng, coi đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo đầu tư với các quy hoạch được duyệt với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao. Người dân tham gia giám sát xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.16. Người dân tham gia giám sát xây dựng nông thôn mới STT Hoạt động giám sát
Tân Lập Keo Hin Nà Luộc SL
(hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%) 1 Xây dựng hội
trường, nhà văn hóa
5 25,00 7 35,00 5 25,00 2 Xây dựng đường
giao thông
9 45,00 9 45,00 7 35,00 3 Xây dựng kênh
mương nội đồng
4 20,00 3 15,00 7 35,00 4 Không tham gia
giám sát
2 10,00 1 5,00 1 5,00
Tổng 20 100 20 100 20 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
Qua bảng trên cho thấy, tại thôn Keo Hin và Nà Luộc, trong 20 hộ được điều tra, có tới 19 hộ trực tiếp tham gia giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới (chiếm 95% tổng số hộ được điều tra); tiếp đến là tại thôn Tân Lập với 18/20 hộ được điều tra (chiếm 90% tổng số hộ được điều tra). Tuy nhiên,
còn một số hộ chưa tích cực tham gia. Một trong những lý do người dân ít tham là không có kiến thức trong công tác giám sát hoặc đã có ban giám sát nên họ không quan tâm đến vấn đề này. Một số hình thức mà người dân tham gia giám sát có thể kể đến như là trực tiếp giám sát các hoạt động xây dựng đường nông thôn, giải phóng mặt bằng xây dựng nhà văn hóa, giám sát mọi nơi có thể như giám sát ngay đoạn đường đi qua khu vực nhà mình,...
4.2.4.4. Sự tham gia của người dân trong việc quản lý và sử dụng tài sản hình thành trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tài sản chung đã được hình thành bằng sự đóng góp sức người, sức của của người dân do vậy mọi thành viên đều có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các tài sản. Người dân tham gia quản lý tài sản hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.17. Người dân tham gia quản lý tài sản hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới
STT Tiêu chí
Tân Lập Keo Hin Nà Luộc SL
(hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%)
SL (hộ)
Tỉ lệ (%) 1 Tham gia công tác
quản lý tài sản chung 18 90,00 19 95,00 17 85,00
2
Không tham gia công tác quản lý tài
sản chung
2 10,00 1 5,00 3 15,00
Tổng 20 100 20 100 20 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới cao nhất là tại thôn Keo Hin với 19/20 hộ được điều tra (chiếm 95%), tiếp đến là thôn Tân Lập với 18/20 hộ được điều tra (chiếm 90%) và thôn Nà Luộc với 17/20 hộ được điều tra (chiếm 85%).
Hình thức để bảo quản các tài sản chung hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới: đối với đường giao thông là những đoạn đường gần nhà dân do trực tiếp người dân sống ở nơi đó bảo quản; kênh mương đi qua đồng ruộng họ tự mình có ý thức bảo quản; các nhà văn hóa cử người dân trông nom.
4.2.4.5. Sự tham gia của người dân vào các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học - kỹ thuật
Trung Phúc là xã có nhiều điều kiện để phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên kiến thức về khoa học kỹ thuật của người dân còn gặp nhiều hạn chế - đây là vẫn đề nan giải của người dân Việt Nam nói chung. để phát huy được những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của địa phương, chính quyền xã và cán bộ NN của phòng NN & PTNT huyện Trùng Khánh đã tiến hành triển khai các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho người dân nơi đây, để giúp nâng cao kiến thức cho bà con nông dân trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.18.
khoa học - kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất
STT Lớp tập huấn
Thôn Tân Lập
Thôn Keo Hin
Thôn Nà Luộc SL
(hộ)
Tỷ lệ (%)
SL (hộ)
Tỷ lệ (%)
SL (hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Lớp kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho gia súc gia cầm
8 40,00 6 30,00 8 40,00
2 Kỹ thuật đưa giống
lúa mới vào sản xuất 7 35,00 10 50,00 8 40,00
3
Kỹ thuật giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản
5 25,00 4 20,00 4 20,00
Tổng 20 100 20 100 20 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
Qua bảng trên cho ta thấy, một số lớp tập huấn có số lượng người dân tham gia đông như tập huấn kỹ thuật đưa giống lúa vào sản xuất thôn Keo Hin đạt 50% số hộ được điều tra; thôn Nà Luộc 40% số hộ được điều tra; thôn Tân Lập đạt 35% số hộ được điều tra; tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho gia súc gia cầm thôn Tân Lập và thôn Nà Luộc đạt 40% số hộ được điều tra; thôn Keo Hin 30% số hộ được điều tra; tập huấn kỹ thuật giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản thôn Tân Lập đạt 25% số hộ được điều tra;
thôn Keo Hin và thôn Nà Luộc đạt 20% số hộ được điều tra.
trong địa bàn nghiên cứu tham gia, thông qua đó kiến thức và kỹ năng người dân được nâng lên, giúp nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất, loại bỏ thói quen canh tác lạc hậu,… áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Theo ông Nông Văn Phúc trưởng thôn Nà Luộc cho biết, qua các lớp tâp huấn trên mà người dân biết cách chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và các kỹ thuật mới, giống lúa mới vào sản xuất. Nên tỷ lệ gia súc, gia cầm mắc các bệnh dịch ít hơn, phát triển tốt hơn và sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, sản lượng cao. Từ lớp tập huấn kỹ thuật giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản người dân biết được các tỷ lệ phù hợp với các công trình xây dựng NTM như: tỷ lệ cát, sỏi, xi măng…
4.2.4.6. Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Những công trình nông thôn được xây dựng là có một bộ mặt nông thôn đổi mới, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu. Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Người dân tại các địa phương đã tích cực tham gia hiến đất, đóng góp kinh phí và ngày công lao động cho các hoạt động trong xây dựng, tu sửa các công trình tại các thôn, xóm, đây là hoạt động mà trước đây chỉ có các nhà thầu xây dựng đảm nhận, nhưng hiện nay các công trình xây dựng đều có sự chung tay góp sức của người dân, đồng thời họ cũng là những giám sát viên các công trình này.
Việc người dân tham gia hiến đất xây dựng các công trình công cộng như hội trường, nhà văn hóa, đường giao thông, kênh mương và 1 số hoạt động khác như sau:
- Trung bình mỗi hộ dân hiến đất từ 12,5m2 đến 18,9m2 và giá đất tính theo giá thị trường là 150.000đ/m2
- Thôn Tân Lập có 14 hộ hiến đất với 186,7m *150.000/m =28.005.000đ - Thôn keo hin có 12 hộ hiến đất với 183,2m2*150.000/m2= 27.480.000đ - Thôn Nà Luộc có 10 hộ hiến đất với 177m2*150.000/m2 = 26.550.000đ Người dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình nông thôn như sau: cả 60/60 hộ được điều tra đều tham gia đóng góp kinh phí xây dựng các công trình nông thôn như nhà văn hóa, đường giao thông, kênh mương và một số hoạt động khác như sau:
- Công trình xây dựng nhà văn hóa và đường giao thông mỗi hộ dân trung bình đóng góp 200.000đ.
- Công trình xây dựng kênh mường và một số hoạt động khác mỗi hộ dân trung bình đóng góp 100.000đ. Với tổng số tiền là 36.000.000đ
Cả 60/60 hộ được điều tra đều đóng góp công lao động xây dựng các công trình nông thôn là 1.020 công.
Ngoài ra người dân còn hiến các vật liệu xây dựng như: cát, sỏi, đá, gỗ…
4.2.4.7. Người dân đóng góp công lao động vào xây dựng NTM
Hầu hết các hộ dân trong xã đều tham gia trực tiếp thi công các công trình NTM, góp sức lao động của mình để hoàn thành các công trình, đặc biệt là khâu xây dựng giao thông nông thôn, cụ thể như sau:
Bảng 4. 19. Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn
Hoạt động Số người tham gia
Số ngày công lao
động
Đơn giá bình quân (1000đ/ngày)
Thành tiền (1000đ)
Xây dựng nhà văn hóa 60 5 150 45.000
Xây dựng kênh mương 60 2 150 18.000
Xây dựng đường giao
thông 60 7 150 63.000
Các hoạt động khác 60 3 150 27.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
tham gia công lao động vào xây dựng các công trình nông thôn cụ thể: 60/60 hộ được điều tra đã tham gia đầy đủ tất cả các công trình xây dựng NTM. Cho thấy, mỗi người dân đã có ý thức, trách nhiệm xây dựng nông thôn để cải thiện cuộc sống của mình.
Sự tham gia một cách tự nguyện của người dân vào công việc chung của thôn, xóm chính là nguyên nhân cơ bản đảm bảo sự hoàn thành các hoạt động mà xã đã ưu tiên thực hiện. Đó cũng chính là nền tảng của sự thành công trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới.