Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay (Trang 22 - 26)

1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Với các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình ở nước ngoài và trong nước đã đề cập những vấn đề cơ bản về GD - ĐT, xây dựng ĐNGV và bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của ĐNGV, được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:

Một là, các công trình đã tập trung phân tích, khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trong lịch sử giáo dục thế giới. Khái quát và đưa ra được các khái niệm công cụ về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên; phân tích được nội dung cơ bản, những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra trong xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên. Một số công trình đã nghiên cứu chuyên sâu xây dựng mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, xây dựng đội ngũ giảng viên, quản lý đội ngũ giảng viên.

Hai là, các công trình đã dành một dung lượng khá lớn bàn về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Các tác giả đã tiếp cận dưới

nhiều góc độ, đề cập tới nhiều khía cạnh, nhất là bàn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên KHXHNV nói riêng; vị trí, vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở đó, khi bàn đến vấn đề NLGD của ĐNGV, mặc dù mỗi công trình đều có cách tiếp cận riêng, song các công trình đều khẳng định đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT. Từ đó, đề xuất các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV.

Ba là, các công trình đã nghiên cứu khá sâu sắc, sinh động chỉ ra những thành tích, những mặt làm được và những khuyết điểm, những mặt chưa làm được trong đào tạo, xây dựng ĐNGV. Trong đó, đã đề cập đến một số hạn chế về năng lực giảng dạy, năng lực sư phạm của ĐNGV chưa đáp ứng được yêu cầu GD - ĐT trong tình hình mới, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn có hạn chế, bất cập. Các tác giả đã nêu lên một số kinh nghiệm về xây dựng, phát triển ĐNGV và nâng cao năng lực của ĐNGV hiện nay.

Bốn là, dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được, các công trình đã đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên KHXHNV nói riêng ở các HV, TSQ quân đội thời kỳ mới.

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, mặc dù có nhiều nội dung được luận giải rất sâu sắc dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, trên các bình diện khác nhau gắn với khách thể và đối tượng nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về NLGD của ĐNGV, về nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Vì vậy, đề tài luận án của nghiên cứu sinh là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã nghiệm thu, công bố.

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Một là, tập trung nghiên cứu và luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay như: Vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV; tập trung luận giải, làm rõ đặc điểm đội ngũ giảng viên KHXHNV, làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội.

Hai là, xây dựng và luận giải nội hàm khái niệm NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV, phân tích những yếu tố quy định, biểu hiện NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV. Luận giải, làm rõ quan niệm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội.

Ba là, tiến hành khảo sát hoạt động xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, thu thập các tư liệu, số liệu để đánh giá NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV và thực trạng nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội những năm qua;

chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế. Từ thực trạng nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV khái quát những kinh nghiệm trong nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, làm cơ sở để vận dụng vào hoạt động nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội trong những năm tới.

Bốn là, phân tích đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV; xác định những yêu cầu nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội nhằm định hướng cho các giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.

Năm là, đề xuất những giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng

viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Các giải pháp tập trung giải quyết những nội dung rất căn bản về: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và lực lượng tham gia; sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV; đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức, biện pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên KHXHNV trong tự tu dưỡng phấn đấu, rèn luyện nâng cao NLGD; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội.

Kết luận chương 1

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu khá toàn diện về những vấn đề có liên quan đến cán bộ, công tác bộ; về giảng viên và nâng cao chất lượng giảng viên cả trong và ngoài quân đội. Các công trình đã tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ, phạm vi, đối tượng, mục đích khác nhau về đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, đội ngũ giảng viên cũng như đội ngũ giảng viên KHXHNV trong quân đội nói riêng. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là nguồn tài liệu có giá trị đối với quá trình thực hiện luận án. Việc tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án giúp tác giả xác định đúng những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết, đồng thời còn giúp tác giả nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu thành công luận án.

Mặc dù thành công của các công trình là rất to lớn, tuy nhiên, do mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của các công trình khoa học trên đây khác nhau, do đó, đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội dưới góc độ khoa học

chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ là hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ một công trình nào đã được nghiệm thu, công bố hoặc chuẩn bị công bố.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(220 trang)
w