Thực tế trong những năm qua, Việt Nam thực hiện giao lưu kinh tế qua biên giới thường bị động, chưa tận dụng tốt những lợi thế và hiệu quả của kinh tế
– thương mại cửa khẩu. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là chúng ta thiếu một khung pháp lý về cơ chế, chính sách cho các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên cũng như khai thác một số lợi thế của những mô hình kinh tế mới. Vì vậy, xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách để phát triển KKTCK Cha Lo là việc cần thiết, cấp bách.
1.1 Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ
Thúc đẩy phát triển thương mại dựa trên tiềm năng về đầu mối giao thông và xuất nhập khẩu theo hành lang Đông – Tây và Bắc – Nam
- Xây dựng hệ thống hạ tầng thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho khu vực cửa khẩu để hoàn thiện khu chức năng quan trọng này.
- Xây dựng hệ thống giao thông trong khu kinh tế thông suốt, thuận tiện để tăng sức cạnh tranh và thu hút luân chuyển hàng hóa toàn khu vực.
- Thu hút đầu tư từ nước thứ 3 qua khu kinh tế đến các vùng ảnh hưởng và tạo chuỗi giá trị thích hợp.
- C ó chính sách đa dạng hóa các hình thức giao lưu kinh tế qua các KKTCK, tạo điều kiện thông thoáng và ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế
đáp ứng yêu cầu, lợi ích của cả hai phía, thúc đẩy kinh tế hàng hoá và hội nhập kinh tế của mỗi nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chính sách cần phải có sự cụ thể về các hoạt động đa dạng đó bởi hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu cần được hiểu một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Cần xây dựng, ban hành cụ thể những quy chế về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch, quá cảnh ở KKTCK. Cần có một chính sách cơ cấu mặt hàng phù hợp, cụ thể là, phải có qui định danh mục những loại hàng hoá được phép kinh doanh, không được phép kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh của KKTCK.
- Có chính sách ưu tiên ưu đãi hợp lý để khuyến khích các địa phương vùng biên giới tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt nhằm tân dụng các lợi thế so sánh của cá vùng trong quan hệ kinh tế- thương mại. Muốn vậy phải mở rộng, tăng cường quyền tự chủ của các địa phương vùng biên giới có
cửa khẩu về các khoản thu ngân sách, về đầu tư, quản lý vốn, quyền về cấp hạn ngạch xuất khẩu,..
- Xây dựng được các khu trung tâm rõ nét, hoạt động nhộn nhịp. Kết hợp được các trục không gian và tuyến phố chính có chức năng dịch vụ thương mại và có cơ cấu sử dụng đất linh hoạt.
- Xây dựng được hệ thống không gian quảng trường, giao lưu công cộng và hệ thống điểm nhấn cho khu kinh tế.
- Tạo dựng thương hiệu cho khu kinh tế như một điểm đến hấp dẫn, điểm dừng chân đa dạng các loại hình dịch vụ, có tính cạnh tranh cao.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ nhất quán, lâu dài như chính sách về ưu đãi thuế quan, miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
1.2 Giải pháp phát triển du lịch
Hình thành các khu vực du lịch có đặc trưng nổi bật trong vùng trọng điểm du lịch phía Tây tỉnh Quảng Bình
- Cần có các chính sách khuyến khích mở rộng, phát triển nhiều loại hình dịch vụ qua khu kinh tế cửa khẩu như : dịch vụ tạm nhập, tái xuất, dịch vụ quá cảnh, dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá, dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho nước láng giềng, dịch vụ kho ngoại quan và cửa hàng miễn thuế. Các hình thức này phải đa dạng, thuận tiện, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay trên thế giới, nhưng đồng thời phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an ninh biên giới, lợi ích quốc gia, đảm bảo giữ vững và giữ gìn mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai nước.
- Có chính sách hợp lý để thu hút khách du lịch của các nước láng giềng sang Việt Nam. Trước hết là du lịch ở vùng biên giới, các tỉnh biên giới và dần phát triển các tour du lịch theo tuyến đi sâu vào nội địa Việt Nam … Gắn liền với việc thu hút khách du lịch qua cửa khẩu là chính sách quản lý xuất nhập cảnh.
Mục tiêu của chính sách quản lý xuất nhập cảnh là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân hai bên biên giới thăm viếng lẫn nhau, giao lưu kinh tế và cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch tốt nhất.
- Xây dựng được các chương trình, cơ chế chính sách tốt để thu hút đầu tư phát triển du lịch từ cấp vùng đến cấp tỉnh và huyện.
- Tạo dựng được thương hiệu riêng của KKTCK với các công trình kiến trúc đặc trưng, các tổ hợp sản phẩm du lịch độc đáo duy nhất.
- Quy hoạch vị trí, quy mô và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức nhiều loại hình lưu trú cho nhiều khách hàng khác nhau.
- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch qua, thân thiện, chuyên nghiệp.
Các tiềm năng nổi bật có thể khai thác sớm tạo cơ sở du lịch và thương hiệu cho khu kinh tế như:
- Du lịch giao lưu văn hóa Việt – Lào; du lịch văn hóa các dân tộc thiêu số, Du lịch gắn kết chuỗi điểm từ biển lên rừng, qua cửa khẩu, sang Lào, Thái Lan, Myanma…;
- Khu mua sắm miễn thuế cửa khẩu và phố chợ cửa khẩu kết hợp với dịch vụ dừng chân;
- Dịch vụ ẩm thực, sinh thái cảnh quan, du lịch chữa bệnh bằng các cây thuốc trồng trong vùng, thăm quan các di tích lịch sử chiến tranh, tham quan và học tập; Du lịch đô thị v.v.
1.3 Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến
Hình thành sớm các điểm công nghiệp tập trung và xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.
- Xây dựng khu công nghiệp tập trung có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh sẵn sàng cho các nhà đầu tư đến xây dựng cơ sở kinh doanh.
- Đề xuất thêm các chính sách về nguồn nhận lực nhằm thu hút nhân lực quản lý có trình độ cao, thu hút và thúc đẩy chuyển đổi ngành nghề cho cư dân địa phương.
2. Chính sách thuế
Phải đổi mới, bổ sung và sửa đổi chính sách thuế ở KKTCK, nhất là biểu thuế xuất nhập khẩu, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước để xuất khẩu, tránh làm ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất trong nước, trước hết là các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Để chống tệ nạn tham nhũng, thất thoát ngân sách Nhà nước, tác động xấu đến hoạt động kinh tế – thương mại qua biên giới, cần có sự tăng cường về công tác kiểm tra, thanh tra thuế, có thưởng phạt nghiêm minh.
3. Chính sách tài chính tiền tệ
- Cần có chính sách tài chính thích hợp, ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng đối với các khu kinh tế cửa khẩu. Ưu tiên nguồn tài chính để tập trung phát triển sản xuất nguồn hàng xuất khẩu sang các nước bạn và đầu tư cho phát triển du lịch.
- Cần phải xây dựng và thực hiện các quy chế về hoạt động tiền tệ ở biên giới, khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ đại lý và các quan hệ thanh toán khác với ngân hàng phía các nước láng giềng, dần tiến tới ngân hàng hóa thanh toán thương mại ở khu vực cửa khẩu biên giới. Xóa bỏ dần tình trạng buôn bán tiền tệ tự phát, xóa bỏ phương thức thanh toán trực tiếp.
4. Chính sách đối ngoại
- Ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế- thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar
Muốn phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới, chúng ta phải xây dựng được các chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể, và tất cả những điều đó phải dựa trên cơ sở những hiệp định hợp tác ký kết giữa hai bên. Mặc dù có những sự
thay đổi tích cực trong các hoạt động thương mại nhưng vẫn ở tình trạng bấp bênh, không ổn định, lúc tăng lúc giảm gây nhiều bất lợi cho ta. Nguyên nhân do hạn chế về ký kết và thực hiện các hiệp định, mặt khác nguyên nhân này cũng làm cho các chính sách kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực thiếu linh hoạt, uyển chuyển, bổ sung không kịp thời, các địa phương, doanh nghiệp thiếu tính chủ động trong trao đổi buôn bán, dẫn đến “mất trật tự” trong quan hệ buôn bán qua biên giới. Ngoài ra chính việc thiếu các hiệp định, khung pháp lý cần thiết cho các hoạt động cũng là nguyên nhân sâu xa tác động làm cho việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng còn kém xa so với đòi hỏi thực tế bởi chúng ta không dám mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Do đó giảp pháp tăng cường ký kết các hiệp định kinh tế giữa hai bên là vô cùng quan trọng. Các hiệp định đó phải đảm bảo các nguyên tắc cùng có lợi, không làm thiêt hại cho bên đối tác, phải tuân theo các tập quán và thông lệ.
- Có chính sách hợp tác và môi trường đầu tư kinh doanh được thuận lợi để thúc đẩy, phát triển giao lưu kinh tế và thương mại vùng biên giới. Tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận có khu kinh tế để giao lưu kinh tế; liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua khu kinh tế. Chủ động đàm phán với các tỉnh có chung biên giới với Lào để hợp tác, liên kết, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKTCK tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp.
5. Bộ máy quản lý khu kinh tế cửa khẩu
- Đối với Trung ương, cần thiết thành lập một cơ quan thuộc Chính phủ để
đảm nhiệm vai trò là cơ quan chủ trì sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan ngành dọc hoạt động quản lý Nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu. Cơ quan này phải được quy định đầy đủ, cụ thể về các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm để trực tiếp giúp Chính phủ tổ chức, lãnh đao, chỉ đạo, điều hành sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện tốt quản lý Nhà nước đối với các KKTCK.
- Đối với địa phương, ở mỗi KKTCK cần thành lập một ban quản lý KKTCK, bao gồm sự tham gia đầy đủ của các ban ngành hữu quan như: hải quan, công an, biên phòng, thuế vụ, quản lý thị trường, ủy ban nhân dân huyện, xã, thị
trấn sở tại…Ban quản lý này do ủy ban nhân dân Quyết định thành lập và cử người lãnh đạo; được quy định quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cơ quan ngành dọc của Trung ương và ủy ban nhân dân tỉnh. Cần thiết thành lập một công ty phát triển cơ sở hạ tầng ở mỗi cửa khẩu theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các KKTCK. Cần chú ý vừa có sự phối hợp nhịp nhàng nhưng vừa phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, còn công ty phát triển cơ sỏ hạ tầng thực hiện chức năng trong kinh doanh xây dựng và dịch vụ hạ tầng cho các hoạt động kinh tế xã hội ở khu KKTCK. Tăng cường hơn nữa sự phân cấp cho địa phương, nơi có KKTCK về
thẩm quyền, chức năng quản lý, có trách nhiệm và lợi ích cụ thể đối với tòan bộ sự
phát triển KKTCK tại địa phương.
- Tăng cường năng lực của bộ máy quản lý khu kinh tế, nâng cao năng lực điều hành của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, xây dựng đội ngũ thợ bậc cao, công nhân lành nghề phục vụ cho các chương trình dự án đầu tư trong vùng. Thực hiện tốt chính sách thu hút công chức, viên chức, học sinh giỏi về
công tác trong các cơ quan, các xã trong vùng.
- Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành thực hiện định hướng của các ban, ngành và các xã trong khu kinh tế. Các mục tiêu phát triển trong định hướng phải được thể hiện bằng các kế hoạch trung hạn, hàng năm, các chương trình phát triển và dự án đầu tư cụ thể nhằm điều hành và quản lý kinh tế xã hội theo mục tiêu định hướng đã đề
ra.
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước về KKTCK:
Rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT trên các lĩnh vực để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý nhằm phát huy hiệu quả và có hiệu lực. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực chưa quy định rõ như:
- Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKTCK theo các hình thức đầu tư đa dạng.
- Đánh giá, tổng kết mô hình hoạt động của các KKTCK đã được thành lập để điều chỉnh nguyên tắc, đối tượng, mức bố trí vốn ngân sách Trung ương theo hướng tập trung vốn đầu tư cho phát triển các KKTCK đã thành lập nhằm phát huy hiệu quả KKTCK, tránh đầu tư dàn trải không phát huy hiệu quả.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2008/NĐ-CP, sau đó là xây dựng Luật KKT để ban hành hệ thống quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách áp dụng riêng cho các KKT, KKTCK nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất, phát huy được vai trò của KKTCK trong việc tạo đột phá trong phát triển kinh tế nên cần thiết phải ban hành Luật KKT để giải quyết các vấn đề bất cập như:
+ Hiện nay các chính sách ưu đãi đối với các KCN, KKT đều được quy định ở
tầm Nghị định (Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Nghị định 29/2008/NĐ-CP) do vậy đều bị giới hạn bởi các Luật chuyên ngành (Luật đất đai, Luật thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân…).Mặt khác chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý KKT thực hiện theo cơ chế ủy quyền có nhiều điểm chồng chéo, triển khai không thống nhất và không thể giải quyết được bằng văn bản pháp quy cấp Nghị định vì vướng các Luật chuyên ngành.
Việc ban hành Luật sẽ giải quyết được một cách thống nhất, lâu dài các vướng mắc, chồng chéo nêu trên.
7. Xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư
KKTCK Cha Lo có địa hình phức tạp, xa thành phố và các trung tâm kinh tế của tỉnh. Vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế cửa khẩu càng trở nên cấp thiết nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn và cần nhiều giải pháp để khắc phục:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng cần thiết tại các khu kinh tế cửa khẩu. Trước hết, cần nâng cấp các trục đường tại cửa khẩu và đi đến cửa khẩu. Khai thông và nâng cấp các tuyến vành đai biên giới và các tuyến đường phụ “xương cá” đi tới các cửa khẩu, các tụ điểm dân cư lớn, đồng thời xây dựng mới đường sá ở những nơi cần thiết.