Thực hiện nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu So GVCN lop truongTHCS (Trang 22 - 27)

4.1/ Duy trì sĩ số:

a) Những yêu cầu cần đạt:

- 100% HS đi học chuyên cần, vắng học phải có giấy xin phép của CMHS.

- 100% học sinh trên từng buổi học không bỏ giờ, bỏ tiết.

- Duy trì tốt số lượng hs từ đầu năm đến cuối năm học, không có HS bỏ học giữa chừng.

b) Biện pháp thực hiện:

GVCN thực hiện tốt vai trò của mình, ngay từ đầu năm học GVCN tìm hiểu nắm bắt tình hình chuyên cần của lớp, kiếm tra sĩ HS số hằng buổi, theo dõi HS vắng học không lý do.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ và có khả năng quản lý, điều hành lớp.

Thường xuyên thăm hỏi động viên tinh thần những HS có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến những đối tượng học sinh yếu.

c) Chỉ tiêu:

Học sinh bỏ học giữa chừng ………hs, tỷ lệ … % ; HS nghỉ học không phép ……….. lượt, tỷ lệ % Học sinh trốn tiết ……… lượt, tỷ lệ: %

4.2/ Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức : 4.2.1. Nội dung:

Ngay từ đầu năm đưa học sinh vào kỷ cương nề nếp của nhà trường, ổn định nhanh chóng các tổ chức lớp để công tác giáo dục có hiệu quả và nhanh chóng đi vào chiều sâu. Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống.

a/ Giáo dục ý thức đạo đức:

Nhằm cung cấp cho HS những tri thức đạo đức cơ bản về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức cho các em, giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ:

- Quan hệ với XH, với cộng đồng.

- Quan hệ với công việc, lao động: Chăm chỉ, kiên trì,…

- Quan hệ với mọi người: Trong gia đình, trong trường, lớp và xã hội,…

- Quan hệ với tài sản xã hội, tài sản của người khác.

- Quan hệ với thiên nhiên: Môi trường sống, môi trường tự nhiên,…

- Quan hệ với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, tự trọng,…

b/ Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:

Là thức tỉnh những rung động, những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, làm cho HS:

- Biết yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương, đất nước,...

- Biết lên án và có thái độ đấu tranh rõ ràng với các biểu hiện tiêu cực, hành vi sai trái,...

c/ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:

- Luôn kính trọng người trên, thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đđ, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn.

- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt Pháp luật, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục do nhà trường, đoàn đội tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.

4.2.2. Chỉ tiêu:

Tốt Khá Trung bình

4.2.3. Biện pháp:

- GVCN quán triệt cho học sinh các nội quy của nhà trường, bài học văn hóa ứng xử, giáo dục truyền thống nhà trường, giáo dục môi trường, an toàn giao thông và nhiệm vụ học sinh THCS.

Học sinh ký cam kết thực hiện nội quy, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, ký giao ước thi đua thực hiện an toàn giao thông.

- Tập huấn cán bộ lớp, đội cờ đỏ, cán bộ giữ sổ đầu bài.

- HS thực hiện ra vào cổng trường đúng quy định, theo dõi việc mặc đồng phục của hs.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực và gương mẫu làm hạt nhân thúc đẩy việc thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

- Tổ chức cho lớp thảo luận tiêu chí đánh giá cho điểm của Ban thi đua.

- Tăng cường kiểm tra nề nếp: Phối hợp với đội tự quản trong các đợt kiểm tra.

- Vào các tiết sinh hoạt, GVCN nhắc nhở, giáo dục về nề nếp trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục mang tính hệ thống.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành và thực hiện ATGT của học sinh, xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh.

- GVCN tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý của từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Khen thưởng động viên kịp thời các gương “người tốt, việc tốt” bằng nhiều hình thức đồng thời xử lý nghiêm những học sinh cố tình vi phạm nội quy.

- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhằm giáo dục tuyên truyền về truyền thống, đạo đức dân tộc.

- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

- Đánh giá xếp loại đạo đức học sinh đúng quy định tại TT số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại hs THCS.

4.3/ Học tập:

4.3.1. Mục đích yêu cầu:

- Giáo dục học sinh có ý thức, mục tiêu học tập đúng đắn.

- Giáo dục học sinh có phương pháp học tập đạt hiệu quả cao.

- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

- Giáo dục học sinh khả năng tự giác trong học tập, thi cử, có trách nhiệm đấu tranh với các tiêu cực trong học tập.

4.3.2. Chỉ tiêu:

100 % HS thực hiện tốt phong trào thi đua tuần học tốt, tiết học tốt, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động hai không

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

4.3.3. Biện pháp:

- Tổ chức cho HS thảo luận đổi mới phương pháp học tập.

- Thành lập nhóm hs cán sự theo bộ môn, đẩy mạnh các phong trào “Đôi bạn học tập”

- Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn để theo sát tình hình học tập của học sinh, kịp thời động viên khen thưởng các học sinh học tập tốt, có nhiều tiến bộ và nhắc nhở, bồi dưỡng các học sinh yếu, học sinh chậm tiến bộ.

- Yêu cầu học sinh phải có góc học tập ở nhà, chú trọng việc tự học ở nhà đối với từng HS.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra thi cử.

- Phối hợp với GVBM quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, kém, HS có hoàn cảnh khó khăn.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp học đường, không nghỉ học tùy tiện, không đi học muộn, không nói chuyện riêng trong giờ học, chấp hành nghiêm kỷ luật nội quy lớp học.

- Phổ biến cụ thể tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực theo TT 58 cho HS.

- HS yếu kém tham gia học phụ đạo đầy đủ. GVCN theo dõi và đánh giá vào cuối tuần học

* Công tác bồi dưỡng HSG: GVBM kết hợp với GVCN dưới sự chỉ đạo của BGH đã tiến hành khảo sát và chọn học sinh vào đội tuyển. Mỗi học sinh tự giác học tập, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

4.4/ Giáo dục lao động, vệ sinh, hướng nghiệp:

4.4.1. Mục đích yêu cầu:

- Giáo dục học sinh có ý thức yêu lao động, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản, cảnh quan, môi trường thiên nhiên.

- Giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp phù hợp, từ đó có mục tiêu học tập đúng đắn.

4.4.2. Chỉ tiêu:

- 100% HS làm tốt công tác bảo vệ tài sản, cảnh quan, môi trường, xây dựng trường “Xanh – sạch – đẹp”.

- 100% HS tham gia đầy đủ các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường.

4.4.3. Biện pháp:

- Quán triệt học sinh tham gia đầy đủ các buổi lao động trường, lớp, ý thức bảo vệ môi trường, lao đông tập thể.

- Giáo dục HS có tinh thần hăng say tích cực, ý thức tốt trong lao động xây dựng cảnh quan, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Giáo dục HS tinh thần tập thể, giao phó công việc cho HS phù hợp, đúng đối tượng để buổi lao động đạt hiệu quả cao.

- Lập danh sách theo dõi nhận xét đánh giá hằng tháng.

4.5/Về giáo dục thể dục – thể thao- thẩm mỹ:

4.5.1. Mục đích yêu cầu:

Giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về nhạc, họa,…

Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, văn hóa truyền thống, các hoạt động văn hóa, thể thao ngoại khóa.

4.5.2. Chỉ tiêu:

- 100% học sinh thuộc các bài hát truyền thống của nhà trường, biết hát dân ca để tham gia vào Hội diễn văn nghệ của trường và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- 100 % hs đồng phục sạch, gọn gàng, đẹp đạt.

- 100% hs cam kết thực hiện Luật ATGT, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, phòng ngừa và đảm bảo an ninh trường học đạt, thực hiện nền nếp thể dục giữa giờ, trang trí lớp học, chăm sóc tốt cây xanh …

4.5.3. Biện pháp:

- Tăng cường đưa các bài hát dân ca, bài hát truyền thống vào các giờ sinh hoạt.

- Tổ chức cho hs tham gia vẽ tranh dự thi do các đoàn thể, các cấp tổ chức.

Phối hợp cùng Ban Văn –Thể theo dõi, nhận xét đánh giá việc thực hiện TDGG, đồng phục.

4.6/ Về phụ đạo học sinh yếu, kém:

Sau khi tổ chức kiểm tra khảo sát theo từng bộ môn, GVCN lấy danh sách hs học yếu kém/

môn học để có tư liệu khi họp Hội PHHS, theo dõi hs đi học, …

Kết hợp với GVBM theo dõi, nhắc nhở số học sinh học yếu kém; (điểm danh, kiểm tra vở ghi bài, vở làm bài tập, …)

Phát huy năng lực cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản

Tạo điều kiện cho tổ cán sự bộ môn hoạt động: giúp hs làm những bài tập khó, truy bài, sửa bài tập …

Phối hợp với phụ huynh quản lí giờ tự học của học sinh ở nhà:

Thường xuyên kiểm tra để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh;

4.7/ Đối với học sinh cá biệt:

Trao đổi với địa phương, gia đình học sinh cá biệt (nếu có) ….. lần/ năm;

Kết hợp với GVBM theo dõi, khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện, …;

Phối hợp với TB văn thể, TPTĐ tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động giáo dục, phát huy năng khiếu, giảm thiểu tự ti mặc cảm, …

Kiểm tra, theo dõi ghi nhận sự tiến bộ của các em (bảng theo dõi HS học yếu/ môn/GVBM 4.8/. Công tác Đội TNTPHCM, hoạt động GDNGLL:

4.8.1. Mục đích yêu cầu:

- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị đạo đức Hồ Chí Minh cho đội viên . - Xây dựng chi đội tự quản vững mạnh.

- Hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, sổ sách chi đội.

- Tổ chức thành công đại hội Chi đội lớp và cử đại biểu tham dự đại hội Liên đội trường.

- Tổ chức các hoạt động GDNGLL, làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Hoạt động Đội giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, vui chơi thư giãn. Ca múa tập thể vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả;

4.8.2. Chỉ tiêu:

- Chi đội được xếp loại xuất sắc.

- Đối với cá nhân: Mỗi hoạt động tham gia đều nhận từ 1 – 2 giải thưởng;

- Đối với tập thể : Mỗi hoạt động tham gia – chỉ đội đều được giải tập thể

- 100% HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học tập tốt các tiết HĐGDNGLL.

- 100% Hát đúng các bài hát Quốc ca, Đội ca. và thuộc các bài hát múa về đội - Chấp hành tốt Luật GT, chú ý vệ sinh môi trường.

- Tuyên truyền vận động HS tham gia bảo hiểm Y tế, Thân thể.

- Tham gia HKPĐ 4.8.3. Biện pháp:

- Tổ chức cho đội viên tìm hiểu về Luật Giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm … - Tham gia tập huấn công tác đội cho cán bộ chi đội(do Đoàn, Đội trường tổ chức).

- Nhắc nhở, vận động, quán triệt HS tham gia đầy đủ có chất lượng.

- Tổ chức tốt các tiết HĐGDNGLL theo kết hoạch với nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút sự tham gia của học sinh, đồng thời giáo dục ý thức tinh thần tập thể, hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho hs, khuyến khích hs tham gia.

- Kiểm tra, theo dõi việc tham gia, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc - Thực hiện tốt phong trào KHN, và thực hiện tốt các chuyên hiệu rèn luyện đội viên.

- Tổ chức tốt, có hiệu quả tiết chủ nhiệm lớp và các hoạt động GDNGLL.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá mọi mặt của chi đội.

4.9/ Giáo dục kỹ năng sống:

4.9.1/ Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: (1) học để biết, (2) học để làm, (3) học để tồn tại và (4) học để chung sống;

- Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại)

- Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.

4.9.2/ Những kĩ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện đối với học sinh THCS:

- Kĩ năng tự nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng)

- Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, - Kĩ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế) - Kĩ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ)

- KN hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ (bao hàm yếu tố thân thiện, làm việc theo nhóm) - Kĩ năng tưởng như rất đơn giản nhưng thật sự cần thiết như:

+ Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; không chỉ cho việc học ngoại ngữ mà cho mọi môn học, cho cuộc sống sau này; + Kĩ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu;

+ Kĩ năng cắm trại; + Kĩ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh...

+ Kĩ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo...

4.9.3/. Biện pháp thực hiện tốt việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống:

Giáo viên chủ nhiệm:

- Thực sự đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Tạo điều kiện cho hs rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến hs thuộc diện đặc biệt (về kinh tế, về sự phát triển thể chất…)

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống.

Giáo viên Tổng phụ trách Đội:

- Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kĩ năng như đã nêu ở phần trên.

- Gắn việc rèn luyện KN với những nội dung cụ thể của P/trào thi đua xây dựng THTT, HS tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…

- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.

Học sinh:

- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống;

- Nhận thức rằng, việc rèn luyện KNS là việc của mình, trước hết có lợi cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó cho cộng đông, cho xã hội và đất nước;

- Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình.

5/. Công tác Hội cha mẹ học sinh:

5.1. Mục đích yêu cầu:

- Kiện toàn bộ máy Ban đại diện CMHS của lớp. Kết hợp với Ban đại diện xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học 2013-2014.

- Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong giáo dục quản lý con em mình, trong việc động viên khen thưởng hoặc khiển trách, phê bình.

5.2. Chỉ tiêu:

- 100% CMHS của lớp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

- 100% Ban đại diện CMHS lớp phối hợp cùng GVCN tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

5.3. Biện pháp:

- Tổ chức tốt cuộc họp CMHS đầu năm.

- Sử dụng số liên lạc có hiệu quả nhất để tăng cường phối kết hợp với gia đình quản lý, giáo dục học sinh.

- Phối hợp với Ban đại diện CMHS phát động trong học sinh lập quỹ khuyến học động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó học tập

- Đầu tư tích cực cho các hoạt động, phong trào đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu So GVCN lop truongTHCS (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w