Khả năng di động của các chủng vi khuẩn triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật để ức chế quá trình quorum sensing của các vi khuẩn vibrio gây bệnh trên động vật thủy sản (Trang 53 - 57)

3.5. Xác định đặc điểm hình thái và một số đặc điểm phân loại học khác của các vi khuẩn có hoạt tính ức chế phát quang sinh học liên quan đến quorum các vi khuẩn có hoạt tính ức chế phát quang sinh học liên quan đến quorum

3.5.4. Khả năng di động của các chủng vi khuẩn triển vọng

Hình 3.12. A.Khả năng di động của XTS1 (phải) và đối chứng Vibrio

parahaemolyticus chủng chuẩn (trái). XTS1 bơi tốt, to tròn tương tự đối chứng. B. Khả năng di động của CP1 (trái) so với XTS1 (phải). CP1 bơi kém hơn, ít di động.

XTS1 CP1 ĐC

A B

45

Cả hai chủng vi khuẩn này đều có khả năng bơi lan toả xung quanh vết cấy.

Do đó, 2 chủng vi khuẩn này đều có lông roi. Tuy nhiên, chủng XTS1 có khả năng di động tốt hơn CP1 (hình 3.12).

Như vậy, do dịch nuôi của chủng vi khuẩn CP1 có khả năng ức chế sự phát quang sinh học ở Vibrio harveyi kém hiệu quả hơn XTS1 ở các điều kiện môi trường khác nhau và các đặc điểm sinh hoá, sinh lý kém ưu thế hơn XTS1 nên đề tài không tiếp tục sử dụng và nghiên cứu loài vi khuẩn này.

* XTS1 được nghiên cứu sâu hơn để xác định vị trí phân loại. Vì chủng này có khả năng mọc trên môi trường TCBS nên nhiều khả năng chủng này thuộc chi Vibrio. Do đó, tiếp theo chúng tôi tiếp tục tiến hành một số thử nghiệm sinh hóa để

kiểm tra giả thuyết này.

3.5.5. Kết quả phân tích các đặc điểm sinh hoá của XTS1.

3.5.5.1. Kết quả thử nghiệm MR chủng vi khuẩn XTS1

Vi khuẩn XTS1, các vi khuẩn đối chứng Enterobacter aerogenes, E.coli được nuôi cấy qua đêm theo phương pháp ở mục 2.4.3.4 và dịch môi trường được kiểm tra với thuốc thử đỏ methyl 0,02%. Kết quả thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7 Kết quả thử nghiệm MR phân loại vi khuẩn dựa vào khả năng lên men đường glucose tạo sản phẩm axít bền

Ký hiệu chủng Thử nghiệm MR

Phản ứng pH Màu

Enterobacter aerogenes + Axit Đỏ

XTS1 - Trung tính Vàng

ĐC - Trung tính Vàng

E.coli - Trung tính Vàng

Ghi chú: Phản ứng dương tính (+): Màu đỏ.

Phản ứng âm tính (-): Màu vàng.

Từ bảng 3.7 và hình 3.13, các chủng vi khuẩn XTS1, EC (E.coli) và đối chứng (môi trường) cho phản ứng âm tính, môi trường không đổi màu (màu vàng) khi nhỏ đỏ methyl vào. Còn môi trường nuôi chủng vi khuẩn Enterobacter aerogenes (Ea) (đối chứng dương) bị đổi màu môi trường từ vàng sang đỏ sau khi

46

nhỏ đỏ methyl vào. Như vậy, XTS1 không có khả năng lên men đường glucose tạo sản phẩm axít bền giống như Enterobacter aerogenes.

Hình 3.13. Kết quả thử nghiệm MR.

Trong đó, ống nghiệm ĐC là đối chứng môi trường không có vi khuẩn, ống nghiệm Ea chứa Enterobacter aerogenes, ống nghiệm Ec chứa E. coli

3.5.5.2. Kết quả thử nghiệm VP

Tiến hành thử nghiệm VP nhằm xác định các vi khuẩn có hai loại enzyme chuyển hoá 2,3 butanediol thành acetoin khi có oxy và chuyển hoá tiếp acetoin thành diacetyl. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.14.

Bảng 3.8. Kết quả thử nghiệm VP chủng vi khuẩn XTS1

Ký hiệu chủng Thử nghiệm VP

Phản ứng Màu

Enterobacter aerogenes + Đỏ

XTS1 - Vàng

E. coli - Vàng

ĐC - Vàng

Ghi chú: Phản ứng dương tính (+): Màu đỏ Phản ứng âm tính (-): Màu vàng.

47

Hình 3.14. Thử nghiệm VP của chủng XTS1.

Trong đó, các ống nghiệm XTS1, Ec, Ea, ĐC lần lượt là các ống chứa vi khuẩn XTS1, E. coli, Enterobacter aerogenes, đối chứng chỉ có môi trường MR-VP.

Kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.14 cho thấy rằng, chủng Enterobacter aerogenes đối chứng có phản ứng dương tính, làm đỏ môi trường khi nhỏ α-napthol 5% và KOH 40% vào. Còn chủng XTS1 sau khi nhỏ 2 dung dịch thuốc thử này vào thì không làm đổi màu môi trường. Như vậy, XTS1 là chủng vi khuẩn không có 2 loại enzyme chuyển hoá 2,3 butadiol thành acetoin và tiếp tục chuyển hoá acetoin thành diacetyl (phản ứng âm tính).

3.5.5.3. Thử nghiệm ONPG

Kết quả xác định khả năng sinh enzyme galactosidase của XTS1 và đối chứng E.coli được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả thử nghiệm ONPG chủng vi khuẩn XTS1

Ký hiệu chủng Thử nghiệm ONPG

Phản ứng Màu

XTS1 - Không màu

E. coli + Vàng

ĐC - Không màu

Ghi chú: Phản ứng âm tính (-): Môi trường không bị đổi màu (không màu) Phản ứng dương tính (+): Môi trường bị đổi sang màu vàng.

48

Hình 3.15. Kết quả thử nghiệm ONPG của chủng vi khuẩn XTS1. Trong đó, các ống nghiệm XTS1, Ec, ĐC lần lượt là các ống chứa vi khuẩn XTS1, E. coli

và đối chứng chỉ có môi trường ONPG.

Thử nghiệm ONPG với XTS1 cho kết quả âm tính. ĐC âm (chỉ có môi trường) và đối chứng dương (thử nghiệm với E.coli) đều cho kết quả hợp lý. Vì vậy, có thể khẳng định XTS1 có phản ứng ONPG âm tính (hình 3.15).

Vậy theo sơ đồ phân loại ở mục 1.1.5 nghiên cứu về định danh loài Vibrio của C.V.L. Jayasinghe và cs (2010), XTS1 có khả năng chính là Vibrio parahaemolyticus (mọc trên TCBS cho khuẩn lạc màu xanh, không mọc trên môi trường 0% NaCl, MR-VP (-), ONPG (-). Để định danh chính xác hơn chủng vi khuẩn này, chúng tôi tiến hành phân tích trình tự 16S rDNA của XTS1).

3.6. Phân tích trình tự gen 16S rRNA của chủng XTS1

Sau khi tách DNA hệ gen của chủng vi khuẩn XTS1, gen 16S rRNA của chủng này được khuếch đại bằng phương pháp PCR sử dụng cặp mồi p61F và

p1378R.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật để ức chế quá trình quorum sensing của các vi khuẩn vibrio gây bệnh trên động vật thủy sản (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)