CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Theo Nguyễn Xuân Ân, 2015, tổng tài nguyên đá vôi trắng khu vực huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được xác định và dự báo còn rất lớn, trong đó tài nguyên tại chỗ là 18.812.121 ngàn m3, ốp lát là 2.793.719 ngàn m3 và bột là 6.553.948 ngàn tấn.
Bảng 3.1. Tổng tài nguyên đá vôi trắng khu vực huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Khu vực
Tổng tài nguyên xác định và dự báo Tài nguyên tại chỗ
(ngàn m3)
Ốp lát (ngàn m3)
Bột (ngàn tấn)
Lục Yên 18.118.216 2.793.719 6.553.948
(Nguồn: Nguyễn Xuân Ân, 2015)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đá vôi trắng tại huyện Lục Yên chủ yếu là đá hoa màu trắng hạt nhỏ đến lớn, cấu tạo phân lớp dày đến dạng khối, kiến trúc hạt biến tinh. Thành phần chủ yếu là calcit (95-100%), vài nơi có chứa khoáng vật phlogopit hoặc graphit màu xám, khoáng vật khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Một số vị trí gặp khoáng vật phlogopit, sericit, graphit màu xám vảy nhỏ, đây là khoáng vật có hại ảnh hưởng đến độ trắng và chất lượng của đá.
Khoáng vật calcit, nicol (+),
độ phóng đại 40x Khoáng vật dolomit+calcit, nicol (+), độ phóng đại 40x
Khoáng vật graphit+sericit +calcit, nicol (+), độ phóng đại 40x
Khoáng vật phlogopit+calcit, nicol (+), độ phóng đại 40x
Hình 3.2. Cấu trúc đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Nguồn: Nguyễn Xuân Ân, 2015)
Phân tích thành phần hóa học và độ trắng của đá trắng tại huyện Lục Yên cho thấy: hàm lượng CaO dao động 53,03 - 55,01%, trung bình 54,18%; hàm lượng MgO dao động 0,18 - 0,98%, trung bình 0,47%; hàm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lượng T.Fe dao động 0,000 - 0,079%, trung bình 0,024%; hàm lượng SiO2
dao động 0,21 - 1,00%, trung bình 0,58%; hàm lượng Al2O3 dao động 0,000 - 0,014%, trung bình 0,008%; hàm lượng SO3 dao động 0,000 - 0,030%, trung bình 0,015%; hàm lượng MKN dao động 42,53 - 44,71%, trung bình 43,30%; độ trắng của tập đá hoa màu trắng dao động 86,70 - 96,30%, trung bình 91,95%.
Kết quả phõn tớch cho thấy xạ tổng 1,3 - 2,9àR/h, hàm lượng K: 0,4 - 1,3%, U: 1,0 - 3,1ppm, Th: 1,5 - 4,1ppm. Kết quả phân tích quang phổ bán định lượng ở khu vực Lục Yên cho thấy hoàn toàn vắng mặt các nguyên tố kim loại màu, kim loại quý hiếm.
3.2.2. Vị trí khu vực và các đơn vị được cấp phép khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, huyện Lục Yên đã xác định lấy công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản và nông lâm sản làm trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên địa bàn huyện Lục Yên hiện có 25 Giấy phép khai thác còn hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 23 Giấy phép, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp 02 Giấy phép. Tổng trữ lượng đá vôi trắng đã cấp: trên 64 triệu m3 đá làm ốp lát và 403 triệu tấn đá nghiền bột. Công suất khai thác theo Giấy phép:
2,225 triệu m3/năm đá làm ốp lát và 14,586 triệu tấn/năm đá nghiền bột.
Trong số 25 mỏ được cấp phép có 17 mỏ đang khai thác, 03 mỏ tạm dừng khai thác, 05 mỏ chưa khai thác, chi tiết tại Bảng 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Các đơn vị đang khai thác đá trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
TT Tên đơn vị Tên mỏ, xã Số Giấy phép
Diện tích (ha)
Công suất
1
Công ty Cổ phần Khoáng sản Phan Thanh
Xã Phan Thanh 312/GP-
BTNMT 26,60 107.300 109.620 2
Công ty Cổ phần LK&KK Việt Đức
Đá hoa Bản Nghè II,
xã Yên Thắng 342/GP-
BTNMT 26,80 148.800 533.696 3
Công ty TNHH Đá cẩm thạch An Phú
Đá hoa Nam núi Khau Ca, xã An Phú
313/GP-
BTNMT 16,10 80.725 346.136 4 Công ty TNHH
Quảng Phát
Trung Thành, xã Minh Tiến
198/GP-
BTNMT 7,98 48.600 280.800 5
Công ty TNHH XDSX& TMDV Hùng Đại Sơn
Đá hoa Bản Nghè, xã Yên Thắng
1738/GP-
BTNMT 12,40 500.000
6
Công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Yên Bái
Xã Liễu Đô 971/GP-
BTNMT 4,44 4.200 51.252 7
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thành Phát
Mỏ đá vôi dạng khối Nặm Ngập, TT. Yên
Thế (cấp lại)
993/GP-
UBND 0,50 2.000 8 Công ty Cổ phần
ĐTKS Kim Sơn Xã Vĩnh Lạc 761/GP-
BTNMT 11,44 64.840 321.541 9
Công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG
Mỏ đá vôi Đào Lâm TT. Yên Thế (cấp
lại)
1265/GP-
UBND 5,13 19.500 10
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương
Đá hoa Khau Tu Ka, xã An Phú
1528/GP-
BTNMT 5,91 25.582 66.378 11
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương
Làng Lạnh, xã Liễu Đô
1529/GP-
BTNMT 24,10 135.400 741.204 12
Công ty Cổ phần thiết bị điện và Khoáng sản Yên Bái
Đá hoa Minh Tiến 1, xã Minh Tiến
333/GP-
BTNMT 26,63 184.300 702.270
13
Công ty Cổ phần TM&SX Hùng Đại Dương (trước là Công ty TNHH)
Núi Chuông, xã Tân Lĩnh
1789/GP-
BTNMT 5,21 9.429 42.543
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 14 Công ty Cổ phần
VINAVICO
Núi Thâm Then, xã Tân Lập
466/GP-
BTNMT 24,00 173.630 641.812 15
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và chuyển giao công nghệ Thái Thịnh
Mỏ đá vôi trắng TT.
Yên Thế
866/GP-
BTNMT 7,27 17.566 105.103 16
Công ty sản xuất đá Granit TNHH - Granida
Đá hoa Đam Đình, xã Vĩnh Lạc
1343/GP-
BTNMT 75,00 296.600 1.920.28 2 17
Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam
Nà Kèn, xã Lâm Thượng
1237/GP-
BTNMT 42,40 166.406 458.773 18 Công ty TNHH
Đại Hoàng Long
Đá hoa Cốc Há I, thị trấn Yên Thế
300/GP-
BTNMT 5,30 43.200 124.549 19
Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá Tường Phú
Liễu Đô 4, xã Liễu Đô
1264/GP-
BTNMT 49,80 226.568 921.750 20
Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá Việt Long
Liễu Đô 2, xã Liễu Đô và xã Minh Tiến
1263/GP-
BTNMT 39,60 176.461 556.559 21
Công ty TNHH SX&TM Chân Thiện Mỹ
Làng Lạnh II, xã Liễu Đô
809/GP-
BTNMT 35,70 89.640 827.750 22
Công ty TNHH Thương mại Cửu Phú
Xã Vĩnh Lạc và xã Minh Tiến
1317/GP-
BTNMT 21,95 145.908 418.079 23
Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Phanxipăng
Đồng Phú, xã Yên Thắng
2122/GP-
BTNMT 2,18 15.000 50.000 24 Công ty TNHH
MTV Vạn Khoa Bà Nà, xã An Phú 1057/GP-
BTNMT 4,92 200.000
25
Công ty Cổ phần Đá cẩm thạch Dốc Thẳng
Dốc Thẳng, thị trấn
Yên Thế 221/GP-
BTNMT 11,12 43.272 108.730
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường)
Ngoài các khu vực được quy hoạch, cấp phép trong bảng 3.2. Hiện nay, có 03 đơn vị đang đề nghị được thỏa thuận, bổ sung Quy hoạch và cấp phép hoạt động khoáng sản: Công ty TNHH Một thành viên Đá trắng Bảo Lai (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh có báo cáo Thủ tướng Chính phủ); Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long TJC và Công ty TNHH Khai thác đá Hoàng Tuân (Ủy ban nhân dân tỉnh đang xem xét).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sơ đồ vị trí khu vực khai thác của các mỏ đá vôi trắng khu vực huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái chi tiết tại hình 3.3.
Hình 3.3. Sơ đồ vị trí các mỏ đá vôi trắng khu vực Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái)
3.2.3. Phương pháp và công nghệ khai thác đá vôi trắng
Công nghệ khai thác chủ yếu hiện nay là thủ công kết hợp cơ giới, trong đó sử dụng phương pháp nêm - tách, có sử dụng nổ mìn nhỏ để tách đá từ nguyên khối và vận chuyển xuống chân núi rồi đưa về xưởng chế biến (cưa, cắt, đánh bóng…) vẫn còn phổ biến. Tại một số vùng mỏ đá vôi trắng Lục Yên hiện nay đã áp dụng chủ yếu phương pháp cắt bằng dây kim cương để tách khối đá, vận chuyển xuống dưới chân núi hoặc xưởng chế biến. Trong đó 100% mỏ đá vôi trắng đều khai thác bằng phương pháp lộ thiên nhằm khai thác đá làm ốp lát, bột carbonat calci và vật liệu xây dựng. Các mỏ đá vôi có độ nguyên khối tốt, hoa vân đẹp được sử dụng làm đá ốp lát, với những mỏ đá
LÂM THƯỢNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vôi trắng có độ trắng cao, chủ yếu >85% được sử dụng làm bột carbonat calci.
Những mỏ đá vôi không đáp ứng được yêu cầu trên được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường; đá vôi trắng thuộc huyện Lục Yên có chất lượng tốt, không lẫn tạp chất và độ trắng cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất bột carbonat calci mịn và siêu mịn làm chất độn cao cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đối với các mỏ đá vôi trắng khai thác làm đá ốp lát, công nghệ khai thác được thực hiện gồm: Khoan và nổ kiểm soát; làm sạch bề mặt của mỏ;
xác định vị trí các lỗ khoan và thi công khoan; cắt bằng máy cắt dây kim cương; tách các tảng đá lớn; cắt các tảng đá theo kích thước cần; vận chuyển về nhà máy chế biến. Thông thường các mỏ đá sau khi khai thác được vận chuyển về xưởng chế biến gần khu mỏ.
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá ốp lát (Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế)
- Nước thải - Đất phủ - Chất thải rắn - Bụi, tiếng ồn, khí độc
Phân tích khảo sát độ khả thi của mỏ và lập kế hoạch
cho vùng khai thác
Khoan và kiểm soát nổ
Làm sạch bề mặt của mỏ
Xác định vị trí các lỗ khoan và thực hiện khoan
Cắt bằng máy cắt dây
Tách các tảng đá lớn
Đo và đánh dấu các tảng đá đã tách ra khỏi mỏ
Cắt các tảng đá thành các khối đá theo các kích thước khác nhau bằng
máy cắt tay, cắt dây
Khoan nổ kiểm soát đá làm bột carbonat và đá
làm VLXD
Chất tải đá các loại lên phương tiện vận tải
Chuyên chở các loại đá đến nơi tập kết, chế biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua đó có thể thấy, các mỏ có công nghệ khai thác, thiết bị cơ giới hoá theo quy mô công nghiệp. Nhìn chung, tại các mỏ này do đã có thiết kế khai thác, có cán bộ kỹ thuật đủ trình độ cùng với thiết bị khai thác có trình độ cơ giới hoá tương đối cao nên đã tiến hành cắt tầng khai thác, các thông số của hệ thống khai thác được mở rộng, tăng mức độ an toàn trong quá trình khai thác; các khâu công nghệ khai thác (khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải) được thực hiện trực tiếp trên tầng công tác.