ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU tập HUẤNQUẢN lý rủi RO cơ BẢNvàQUẢN lý rủi RO (Trang 33 - 41)

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp)

2.2. Giá trị chịu rủi ro – Value at Risk (VAR): đo lường khoản tiền tối đa có thể bị mất trên một danh mục tài sản trong một khoảng thời gian nắm giữ với một độ tin cậy cho trước.

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Value at Risk

.005 .011 .016 .022

108.2 216.5 324.7 433

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

VAR được tính toán đặc trưng cho khoảng thời gian trong một ngày – gọi là thời gian nắm giữ (holding period) – và thường được tính toán với độ tin cậy 95%.

Độ tin cậy 95% nghĩa là có 95% khả năng (bình quân) xảy ra thua lỗ/mất mát đối với danh mục tài sản ở mức thấp hơn mức VAR đã tính toán.

Nói cách khác, VAR trả lời câu hỏi: “Giá trị lớn nhất ngân hàng có thể bị tổn thất trong khoảng thời gian xác định là bao nhiêu sao cho tổn thất thực sự cao hơn giá trị đó chỉ xảy ra với xác suất thấp, ví dụ 5%?”

VÍ DỤ: giá trị chịu rủi ro VAR tính theo ngày của một danh mục là 1.2 triệu USD với độ tin cậy 95%

ngĩa là chỉ có 5 ngày trong 100 ngày, tính trung bình, giá trị tổn thất tính theo ngày của danh mục sẽ cao hơn 1.2 triệu USD.

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

• Phương pháp tính VAR?

– Phương pháp phương sai – hiệp phương sai

(Variance-Covariance Method)

– Phương pháp Monte-Carlo (Monte-Carlo Simulation Method)

– Phương pháp mô phỏng lịch sử (Historical Simulation Method)

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

• Phương pháp tính VAR mô phỏng lịch sử:

VAR = Trạng thái x độ biến động giá trong quá khứ

- Độ dài thời gian dữ liệu lịch sử: thông thường 250 ngày làm việc (1 năm)

- Độ tin cậy: 95%, 97.5% hoặc 99% (độ tin cậy càng cao, giá trị chịu rủi ro càng cao, do đó xác suất xảy ra rủi ro lớn càng thấp)

- Thời gian nắm giữ: 1 ngày hoặc 10 ngày (1 ngày áp dụng để kiểm soát tuân thủ hạn mức).

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

TÓM LẠI:

 VAR được thiết kế dành cho các ngân hàng có hoạt động kinh doanh phù hợp, là công cụ để tổng hợp các rủi ro tài chính và báo cáo Ban Lãnh đạo về các rủi ro đó và kiểm soát các giới hạn hoạt động.

 VAR cũng được sử dụng để xác định xem liệu một ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu về vốn: năm 1996, Ủy ban Basel cho phép các ngân hàng sử dụng các mô hình VAR để tính toán yêu cầu về vốn đối với các rủi ro thị trường.

 Bản thân VAR không đủ hiệu quả để quản lý rủi ro: VAR phản ánh những điều kiện “thị trường bình thường”; VAR không thể cho biết tổn thất lớn nhất có thể xảy ra đối với một danh mục là bao nhiêu, như vậy VAR không được thiết kế để ứng phó với những thay đổi giá trị lớn “bất thường”.

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

2.3. Hệ thống hạn mức và kiển soát giao dịch (Limit Control and Structure - LCS):

Thiết lập các tham số quản lý rủi ro:

– Hạn mức-Limits (VAR limits, FX trading limits, position limits…)

– Kiểm soát giao dịch tiền tệ/phi tiền tệ: giới hạn phạm vi các sản phẩm hoặc hoạt động được phép thực hiện.

LCS cần phải được xem xét lại hàng năm.

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp):

2.4. Nâng cao hiệu quả/ý nghĩa đo lường rủi ro:

a> Thử nghiệm giả định (Back-testing):

Là quá trình đánh giá lại giả thuyết, phương pháp luận hay mục tiêu quản lý bằng cách sử dụng dữ liệu thực tế trong quá khứ để tính toán.

b> Thử nghiệm giới hạn (Stress-testing):

- Là phương pháp kiểm tra sự ổn định/sức chịu đựng/giới hạn của ngân hàng bằng cách áp đặt những thay đổi về giá (định trước) đối với trạng thái hiện tại trong danh mục (thời gian nắm giữ dài hơn, độ tin cậy cao hơn, giá thị trường biến động mạnh hơn ...)

- Stress testing được sử dụng bổ sung cho VAR để đánh giá tác động của những biến đổi bất thường về giá.

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

3. KIỂM SOÁT / GIÁM SÁT / BÁO CÁO RỦI RO: (Risk Control & Monitoring / Reporting):

• Báo cáo tổng trạng thái rủi ro của ngân hàng (VAR, các yếu tố rủi ro định tính)

• Giám sát tuân thủ chính sách quản lý rủi ro, trình tự thủ tục, hạn mức và giới hạn trong kiểm soát giao dịch.

• Báo cáo, giám sát và phân tích đánh giá những trường hợp vượt hạn mức.

• Minh bạch hóa công tác quản lý rủi ro.

• Áp dụng những thông lệ tốt nhất trong quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU tập HUẤNQUẢN lý rủi RO cơ BẢNvàQUẢN lý rủi RO (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(59 trang)