Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán giá trị thực tế (chi phí thực tế) của những sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) để loại ra khỏi giá thành sản phẩm.
1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Hoặc chi phí nguyên vật liệu chính)
Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn.
Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản chi phí NVL trực tiếp (hoặc chi phí NVL chính), còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau.
CPSX tính cho sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
CPSX dở dang
đầu kỳ +
CPNVLTT(NVL chính) thực tế phát
sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản
phẩm hoàn thành trong kỳ
+ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng.
- Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang có độ chính xác không cao vì trong sản phẩm làm dở chỉ tính toán một khoản mục.
1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. Các chi phí NVL chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí giờ công định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang.
Khoản mục CPSX nằm
trong SPDDCK
=
Khoản mục CPSX
nằm trong SPDDĐK + Khoản mục CPSX phát sinh trong kỳ
x
Số lượng SPDD quy đổi Số lượng SPHTTK + Số lượng SPDD
quy đổi
Giá trị SPDDCK = Tổng các khoản mục CPSX nằm trong SPDDCK
- Ưu điểm: Cho kết quả có độ chính xác cao và khoa học hơn phương pháp trước vì trong trị giá sản phẩm làm dở có đầy đủ các khoản mục.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn và đặc biệt xác định mức độ chế biến hoàn thành rất phức tạp.
- Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.
1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp này giống phương pháp “Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương”, nhưng với phương pháp này giả định chi phí chế biến hoàn thành ở mức độ 50%
1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức hoặc kế hoạch
Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức.
Đặc điểm của phương pháp này là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được, và tỉ lệ hoàn thành.
Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỉ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành.
Giá trị
SPDDCK =
CPSX định mức 1 đơn vị
sản phẩm
x Số lượng
SPDDCK x % mức độ
hoàn thành - Ưu điểm: Tính toán đơn giản, thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lập được bảng tính sẵn.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí thực tế phát sinh không đúng với chi phí định mức.