Công tác cốt thép, cốp pha cột, dầm, sàn

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH TRƯỜNG TIỂU học NAM ĐỒNG (Trang 138 - 141)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

A: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

II: THI CÔNG PHẦN THÂN

3. Công tác cốt thép, cốp pha cột, dầm, sàn

3.1.1. Yêu cầu chung đối với công tác cốp pha

- Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế.

- Đảm bảo độ bền vững, ổn định trong quá trình thi công.

GVHD: ThS. LÊ BÁ SƠN

SVTH : VŨ TRÍ TÂN – LỚP 2016X9 131 - Đảm bảo độ kín khít để không gây mất nước gây ảnh hưởng đến cường độ của bê tông.

- Lắp dựng và tháo dỡ một cách dễ dàng.

3.1.2. Biện pháp gia công, lắp dựng cốp pha kết cấu a. Biện pháp lắp dựng cốp pha cột.

-Trước tiên truyền dẫn trục tim cột.

-Vận chuyển ván khuôn, cây chống lên tầng 2 bằng máy tời sau đó vận chuyển ngang đến vị trí các cột.

-Lắp ghép các tấm ván khuôn định hình (đã được quét chống dính) thành mảng thông qua các cốt chữ L, móc thép chữ U. Ván khuôn cột đựoc gia công ghép thành hộp 3 mặt, rồi lắp dựng vào khung cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí độ thẳng đứng rồi dùng cây chống để đỡ ván khuôn, sau đó lắp ván khuôn mặt cồn lại.

Dùng gông thép để cố định ván khuôn, khoảng cách giữa các gông dặt theo thiết kế.

b. Lắp dựng cốp pha dầm, sàn.

- Sau khi đổ bê tông cột xong 1-2 ngày ta tiến hành tháo dỡ cốp pha cột và tiến hành lắp dựng cốp pha dầm sàn. Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng cốp pha sàn.

- Lắp dựng ván khuôn dầm:

+Ta dùng các giáo chống để chống đỡ đáy dầm

+ Sau khii đã lắp đặt đà ngang xong thì tiến hành lắp dựng ván khuôn đáy dầm, rồi tiếp mới lắp dựng ván khuôn thành dầm

- Ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên. Tiếp đó tiến hành lắp dựng cốp pha sàn theo trình tự sau:

+Đặt các thanh đà dọc lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp

+Tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh xà gồ với khoảng cách 60 (cm).

+Lắp đặt các tấm ván sàn, liên kết bằng các chốt nêm, liên kết với ván khuôn thành dầm bằng các tấm góc trong dùng cho sàn.

+Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của đà dọc, khoảng cách các đà dọc phải đúng theo thiết kế.

+Kiểm tra độ ổn định của cốp pha.

3.2. Công tác cốt thép cột, dầm, sàn 3.2.1 Gia công cốt thép cột, dầm, sàn.

a. Làm thẳng cốt thép.

-Làm thẳng bằng thủ công: áp dụng cho các thanh cốt thép có đường kính nhỏ dùng búa đập thẳng hoặc dựng vam tay kết hợp với bàn nắn để nắn thẳng.

- Dùng máy uốn cốt thép để nắn thẳng những thanh thép có đường kính 12mm trở lên.

- Dùng tời: với thép ở dạng cuộn

GVHD: ThS. LÊ BÁ SƠN

SVTH : VŨ TRÍ TÂN – LỚP 2016X9 132 b.Cạo gỉ cốt thép: Khối lượng nhiều nên đánh gỉ bằng máy.

c.Cắt cốt thép : Có thể cắt bằng máy hoặc bằng kéo cắt sắt d. Uốn cốt thép : Uốn các chi tiết thép theo đúng thiết kế 3.2.2. Biện pháp lắp dựng cốt thép.

a.Biện pháp lắp dựng cốt thép cột:

-Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng cần trục đưa cốt thép lên sàn tầng 5.

- Kiểm tra tim, trục của cột, vận chuyển cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng dàn giáo…

- Nối cốt thép dọc với thép chờ. Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế - Cần buộc sẵn các viên kê bằng bê tông có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60cm.

b. Biện pháp lắp dựng cốt thép dầm, sàn:

- Sau khi đã lắp dựng cốp pha dầm, sàn xong thì tiến hành lắp dựng cốt thép dầm, sàn.

- Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt cốt thép sàn.

- Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn.

- Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn.

3.3. Công tác nghiệm thu cốp pha, cốt thép 3.3.1. Nghiệm thu cốp pha, cốt thép cột.

a. Nghiệm thu cốp pha cột.

- Sau khi lắp dựng xong ta tiến hành nghiệm thu cốp pha cột chuẩn bị cho công tác bêtông cột.

- Công tác nghiệm thu phải có các bên liên quan tham gia

- Tiến hành nghiệm thu về tim, cốt, hình dạng và kích thước, độ thẳng đứng cho từng cột sau đó nghiệm thu về tim cốt, độ thẳng đứng, thẳng hàng cho từng trục theo cả hai phương ngang, dọc

b.Nghiệm thu cốt thép cột.

- Nghiệm thu: đường kính cốt thép, hình dạng, kích thước, mác thep, vị trí chất lượng nối buộc, số lượng cốt thép, khoảng cách cốt thép và chủng loại cốt thép theo thiết kế.

- Hồ sơ nghiệm thu phải đựơc lưu giữ để làm hồ sơ thanh quyết toán cũng như hồ sơ pháp lý

3.3.2. Nghiệm thu cốp pha, cốt thép dầm, sàn.

a. Nghiệm thu cốp pha dầm, sàn.

- Hình dáng, kích thước coppha các kết cấu,độ bền vững, ổn định, kín khít, không bị cong vênh, đúng tim trục, thẳng đứng…

b.Nghiệm thu cốt thép dầm, sàn.

- Việc nghiệm thu cốt thép phải làm tại chỗ gia công

- Sai số kích thước không quá 10 mm theo chiều dài và 5 mm theo chiều rộng kết cấu.

Sai lệch về tiết diện không quá +5% và -2% tổng diện tích thép.

GVHD: ThS. LÊ BÁ SƠN

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH TRƯỜNG TIỂU học NAM ĐỒNG (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)