Công tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 88 - 91)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.3.2. Công tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Quy hoạch cán bộ, công chức là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương, ban, bộ, ngành với nhau. Những yêu cầu đối với công tác quy hoạch cán bộ, công chức:

- Phải đánh giá đúng cán bộ, công chức trước khi đưa vào quy hoạch.

Quy hoạch cán bộ phải theo phương châm “mở” và “động”: Giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch những CBCC có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, đơn vị khác. Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để chủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự. Cán bộ trong quy hoạch ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch. Đảm bảo số lượng, yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ trong quy hoạch và thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ, tránh tình trạng nghi ngờ, hạ thấp uy tín lẫn nhau.

- CBCC cấp xã đã nhận thấy có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc qua công tác quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy trình, tuần tự các bước nên tạo được sự thống nhất cao. Kết quả quy hoạch CBCC cấp xã thể hiện được phương châm “động” và “mở” nghĩa là một chức danh đã quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh. Trên cơ sở quy hoạch, lãnh đạo huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng CBCC, khắc phục dần tình trạng quy hoạch mang tính hình thức.

Bảng 3.14. Kết quả công tác quy hoạch từ năm 2016 – 2018

ĐVT: Người

STT Nội dung

1 CBCC nữ

2 CBCC trẻ (dưới 30 tuổi)

3 CBCC đạt chuẩn chuyên

môn

4 CBCC đạt chuẩn trình độ

lý luận chính trị

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng 2016-2018” Bên cạnh đó, để tăng cường đội ngũ CBCC cấp xã trong các năm 2016-2018, và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch huyện Mường Ảng đã luân chuyển 07 cán bộ là lãnh đạo của các cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện về làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND tại 07 xã.

Đa số các cán bộ tăng cường đều phát huy được khả năng đã góp phần vực dậy những cơ sở Đảng từ yếu kém, mất đoàn kết nội bộ trở thành những tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Cán bộ được luân chuyển là người có năng lực lãnh đạo, quản lý nên tháo gỡ được những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội tại địa phương góp phần củng cố lòng tin của nhân dân địa phương vào sự lãnh đạo của Đảng. Sự bổ sung cán bộ về các xã vừa thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng CBCC cấp xã bởi đa số họ được đào tạo cơ bản.

Nhìn chung, việc quy hoạch, đào tạo CBCC cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác quy hoạch cán bộ được coi là quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nhưng nhiều địa phương trong huyện quy hoạch vẫn còn hình thức, chưa coi đây là việc làm thường xuyên, trực tiếp và là trách nhiệm của mình.

Khi lựa chọn cán bộ kế cận chưa đi sâu nghiên cứu phát hiện những năng

khiếu, sở trường của cán bộ để đưa vào quy hoạch. Nhân sự quy hoạch cán bộ xã còn khép kín trong phạm vi từng xã. Hằng năm, xem xét, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ còn hạn chế. Chưa dựa vào chức danh quy hoạch để xác định con người. Trong quá trình làm quy hoạch còn giản đơn, hình thức. Quy hoạch chưa gắn với thực trạng đội ngũ cán bộ và nhu cầu thực tế, nên hiệu quả quy hoạch không cao. Quy hoạch cán bộ nhìn chung chưa bảo đảm yêu cầu về cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, chưa gắn với quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Tỷ lệ cán bộ được bầu cử, bổ nhiệm từ nguồn quy hoạch thấp. Cán bộ sau khi được đưa vào diện quy hoạch chưa được cấp ủy thực sự quan tâm giúp đỡ, đào tạo vào bảo vệ khi có những thông tin sai lệch do tính chất phức tạp của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w