Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
3.5. Trình độ kỹ năng đội ngũ giảng viên
Ban thường vụ huyện ủy phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tổ chức sắp xếp, luân chuyển cán bộ, giảng viên phù hợp với chuyên môn, năng lực, biên chế theo quy định. Ưu tiên nguồn lực cho phát triển đội ngũ quản lý, giảng viên. Quan tâm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chọn cử giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng đánh giá, phân loại giảng viên; giao nhiệm vụ cho các khoa, phòng trong quản lý, phát triển đội ngũ; tạo cơ chế, môi trường tốt cho giảng viên thâm nhập thực tiễn, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Bên cạnh đó, chủ động mời các nhà khoa học, các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, các địa phương trao đổi, báo cáo các chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, cập nhật kiến thức cho cán bộ, giảng viên của cơ sở đào tạo bồi dưỡng.
Trong ngành giáo dục nói chung, giảng viên là những người được đào tạo bài bản, có học vị cao và chuyên nghiệp. Nhưng trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn thì không hẳn đã là như vậy. Giảng viên trong bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn là người hướng dẫn cho học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn nói riêng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết và rèn tập kỹ năng đến mức có thể. Như vậy, giảng viên phải là những người có kiến thức, kỹ năng, đối với lĩnh vực mình giảng dạy phải tốt, sâu rộng và thành thạo. Giảng viên giảng dạy
trong các khóa học đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải là những người từng làm công tác tổ chức cán bộ, có nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, hoặc có kinh nghiệm tổ chức quản lý các khóa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ban thường vụ huyện Lập Thạch và các cơ sở trung tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cần có quy chế về việc tổ chức, sử dụng và bồi dưỡng quan tâm thường xuyên đối với các giảng viên kiêm chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Đội ngũ giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn huyện Lập Thạch phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn đồng thời có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng học viên tham gia vào các khóa đào tạo bồi dưỡng. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn theo yêu cầu của từng vị trí công tác cụ thể của các học viên. Ban thường vụ huyện Lập Thạch và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho đội ngũ giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại các cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ xát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện.
Bên cạnh đó, huyện Lập Thạch cần bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với đội ngũ giảng viên và các giảng viên kiêm chức.
Ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch cần xây dựng, hoàn thiện chế
đối với đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo, chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác).
3.6. Ngân sách đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành gồm kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo khác) các nội dung: Lý luận chính trị;
kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong huyện được giao chủ trì tổ chức các khóa bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ.
Bên cạnh nguồn ngân sách từ cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức cấp xã, ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch nên chủ động thiết lập những nguồn ngân sách riêng cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, có quy định, cơ chế rõ ràng về mức kinh phí thù lao đối với đối tượng giảng viên giảng dạy; mức kinh phí trợ cấp đối với đối tượng cán bộ công chức cấp xã tham gia đào tạo bồi dưỡng.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp lãng phí, đầu tư ngân sách nhiều nhưng kết quả thu lại không cao và xảy ra tình trạng đi học chỉ để nhận kinh phí hỗ trợ. Đối với mỗi đợt đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn, Ban thường vụ huyện ủy nên rà soát danh sách những cán bộ công chức cấp xã để chọn lựa những cán bộ xứng đáng và cần thiết tham gia đào tạo bồi dưỡng. Đồng thời, kinh phí đào tạo bồi dưỡng không thể chỉ từ một phía từ nhà nước, tỉnh ủy, huyện ủy mà nên có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, nguồn ngân sách cho đào tạo bồi dưỡng sẽ tăng lên, thái độ học tập của các cán bộ công chức cấp xã cũng tích cực hơn.
Để tiết kiệm, giảm kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công chức cấp xã và học viên ở xã, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn về thời gian, tài chính cần mở rộng các hình thức đào tạo bồi dưỡng hiện đại như: đào tạo từ xa, vừa học vừa làm tại nơi làm việc, hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo theo tín chỉ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc là một việc làm hết sức cấp thiết và mang tầm ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng quê hương Lập Thạch anh hùng ngày càng giàu đẹp, phát triển. Trong chương 3 này, căn cứ vào những nhân tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, căn cứ vào thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch. Đó là những giải pháp về: chính sách đào tạo và bồi dưỡng, nguồn và chất lượng đầu vào, nội dung chương trình phương pháp đào tạo, cơ sở đào tạo, trình độ kỹ năng của đội ngũ giảng viên, ngân sách đào tạo và bồi dưỡng. Có thể tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp cùng với sự đoàn kết nỗ lực, chủ động, sáng tạo đổi mới tư duy và cách thức hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Lập Thạch nói riêng, đội ngũ cán bộ công chức viên chức UBND huyện Lập Thạch nói chung sẽ đưa huyện Lập Thạch đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.