Thực trạng tổ chức hoạt động chất vấn của Quốc hội

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 104 - 109)

Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA

3.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động chất vấn của Quốc hội

Nhìn chung, việc chuẩn bị cho một phiên chất vấn của Quốc hội đã thực hiện đầy đủ theo các quy định trong nội dung kỳ họp của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội gửi các chất vấn của mình đến đoàn thư ký kỳ họp. Đoàn thư ký kỳ họp tập hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để gửi lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ dự kiến các câu chất vấn được thực hiện trong kỳ họp và người trả lời các câu hỏi đó, đồng thời gửi các câu hỏi này cho người trả lời chuẩn bị. Tuy nhiên, tại kỳ họp cũng không phải chất vấn nào của Quốc hội cũng được đưa ra trước phiên chất vấn của Quốc hội. Các chất vấn đưa ra được lựa chọn theo một trình tự được quy định trong nội quy kỳ họp của Quốc hội nhưng lại không có quy định nào xác định tiêu chí để Quốc hội đưa chất vấn của đại biểu Quốc hội này ra mà không đưa chất vấn của đại biểu Quốc hội khác ra. Thiếu quy định cụ thể này trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 cũng là một nguyên nhân của hiện tượng có đại biểu Quốc hội thực hiện chất vấn thường xuyên, có đại biểu Quốc hội có những kỳ họp không thực hiện quyền chất vấn một lần nào.

+ Điều hành chất vấn

Việc điều hành chất vấn của Quốc hội đã có nhiều cải tiến.

Các kỳ họp cuối khoá XI, đầu khoá XII bắt đầu có nhiều vị đại biểu giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương tham gia chất vấn Bắt đầu từ kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đăng đàn trả lời chất vấn đã tạo tiền lệ tốt cho đến nay. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội gắn chất vấn với phiên họp Báo cáo Chuyên đề tạo cơ sở để chất vấn và trả lời chất vấn sâu sắc hơn.

Bắt đầu từ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được cải tiến theo hướng không đọc báo cáo giải trình để dành thời lượng tối đa cho việc vấn đáp; thời gian không quy định câu nệ cứng

nhắc mà còn nới lỏng, tuỳ theo vấn đề. Một trong những đổi mới nổi bật trong điều hành phiên chất vấn là việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề. Từ Quốc hội khoá XII, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều khởi sắc theo hướng dân chủ, được dư luận đánh giá cao bởi phương pháp và kỹ năng giám sát của Quốc hội đã được đổi mới. Quốc hội đã triển khai chất vấn trên hội trường theo từng nhóm vấn đề cụ thể. Điều này giúp cho các đại biểu Quốc hội tập trung hơn vào những vấn đề quan trọng, vĩ mô của ngành, lĩnh vực mà người chất vấn phụ trách, tránh sa đà vào những sự vụ nhỏ lẻ, cụ thể, người hỏi và người trả lời có thời gian trao đổi, đi đến tận cùng vấn đề, cùng thảo luận để tìm ra giải pháp thích hợp cho những vấn đề nổi cộm, phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Và điều này cũng giúp cho lượng chất vấn và tham gia tranh luận được tăng lên.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, đã có sự cải tiến về hình thức chất vấn, các đại biểu Quốc hội có thể tranh luận khi không thấy thoả đáng;

đặc biệt tranh luận chỉ diễn ra giữa người chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian được Quốc hội cho phép.

Mặc dù có nhiều cố gắng đổi mới, song hoạt động điều hành phiên chất vấn chưa được chú trọng từ câu hỏi chất vấn đến việc đối tượng bị chất vấn trả lời đúng trọng tâm chất vấn. Về công tác tổ chức cho hoạt động chất vấn của Quốc hội còn có nhiều bất cập tập trung vào một số hoạt động như số lượng ý kiến chất vấn nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước, trong khi đó thời gian Quốc hội bố trí để chất vấn tại Hội trường chỉ có 2 đến 3 ngày cuối của kỳ họp đối với các bộ trưởng nên có nhiều chất vấn không được đưa ra công khai tại phiên họp toàn thể vì thiếu thời gian. Từ kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, riêng Bộ trưởng bộ tài chính Nguyễn Sinh Hùng nhận được 21 câu hỏi, Bộ trường bộ Giao thông - Vận tải Đào Đình Bình nhận được 15 câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát 15 câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường

Mai Trực Ái 13 câu hỏi, Bộ trưởng bộ Thương mại Trương Đình Tuyển 10 câu hỏi, Bộ trường Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung 8 câu hỏi. Bên cạnh đó, sau khi các bộ trưởng trả lời chất vấn, Quốc hội chưa bố trí thời gian để đại biểu Quốc hội trao đổi, thảo luận về nội dung của chất vấn và trả lời chất vấn.

Trong kỳ họp 8 Quốc hội XIV, có gần 250 lượt chất vấn và tranh luận đại biểu dành cho 3 vị Bộ trưởng trong 3 ngày tập trung vào 4 nhóm vấn đề, riêng Bộ trưởng Công Thương có 77 đại biểu đăng ký chất vấn, trong chiều ngày 6/11 có 33 đại biểu đặt câu hỏi.

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII, Quốc hội đã tiến hành chất vấn tổng thể về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ khoá XIII và chất vấn đối với toàn bộ các thành viên của Chính phủ. Hoạt động chất vấn đã nâng lên tầm khái quát, đánh giá hoạt động của Chính phủ trong toàn bộ nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí cho rằng nhiều vị bộ trưởng hứa nhưng chuyển trách nhiệm thực hiện lời hứa cho vị bộ trưởng kế nhiệm mình vì hết nhiệm kỳ. Chính vì vậy, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định "Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét thảo luận báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội". Như vậy, việc điều hành hoạt động chất vấn có bước đổi mới, không chỉ cuối nhiệm kỳ mà giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ chất vấn về việc thực hiện chất vấn của tất cả các đối tượng bị chất vấn.

+ Xử lý kết quả chất vấn

Hoạt động chất vấn của Quốc hội cũng có những tiến bộ trong xử lý kết

quả chất vấn. Đó là Quốc hội đã ban hành được nghị quyết về hoạt động chất vấn, theo dõi việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Nghị quyết chung về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, đây là một bước tiến tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Nghị quyết lần này đã được thông qua với 450 đại biểu QH tán thành trên tổng số 472 đại biếu có mặt, chiếm 91,28% tổng số đại biểu cho thấy mong muốn của đại biểu Quốc hội đối với hoạt động này.

Việc Quốc hội ra Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sau mỗi kỳ họp của Quốc hội là cơ sở pháp lý chủ yếu cho việc tổ chức các hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Số lượng nghị quyết ngày càng tăng. Ở Quốc hội khoá XIII, trước kỳ họp thứ 10 có 8 nghị quyết về chất vấn. Như vậy, hầu như kỳ họp nào Quốc hội cũng ra nghị quyết về chất vấn, trong đó chỉ rõ những vấn đề cần được sớm giải quyết và trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Hiến pháp 1992 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 có quy định trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn (điều 11 luật hoạt động giám sát của Quốc hội). Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản (điều 98 Hiến pháp 1992). Song trên thực tế, các đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời chất vấn nhưng cũng không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động điều tra để xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn (Trong phiên chất vấn Chánh toà án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện tại kỳ hop thứ 10, Quốc hội khoá XI, trả lời chất vấn của ông Hiện làm hầu hết các đại biểu Quốc hội có mặt trong phiên chất vấn cùng toàn thể

nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp bất bình, song đại biểu Đặng Như Lợi (người chất vấn) cũng không hề có đề nghị chất vấn gì thêm. Thậm chí, sau đó đại biểu Vi Đức Vượng chất vấn thêm nhằm xác định trách nhiệm của Chánh án, ông Vượng cũng như các đại biểu khác tuy không hài lòng về câu trả lời của Chánh án nhưng không ai đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận, hay đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội, Ngay đại biểu Nguyễn Văn Cuông mặc dù phát biểu "đồng chí Chánh án càng giải trình càng thấy cái dở của vấn đề giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành toà án thì Chánh án lại chẳng đề cập, trả lời", song ông Cuông cũng không đề nghị Quốc hội thảo luận về vấn đề trả lời chất vấn của Chánh án. Chỉ có đại biểu Nguyễn Văn Khá vì quá bức xúc với nội dung cũng như thái độ trả lời của Chánh án nên ngay trước khi phiên chất vấn kết thúc, đại biểu Nguyễn Văn Khá đề nghị Quốc hội có một nghị quyết riêng về phiên chất vấn của Chánh án. Ngay sau khi có đề nghị, Chủ tịch Quốc hội đã hội ý với 100% thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngay sau đó đã báo cáo Quốc hội xin ý kiến xem có tiếp tục chất vấn đồng chí Chánh án nữa không những Quốc hội nói là không nên đã chuyển sang chương trình tiếp theo).

Thực trạng này cho thấy, mặc dù Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định đầy đủ về hình thức chất vấn song các đại biểu Quốc hội đã không sử dụng đẩy đủ để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về chất vấn. Trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, những phiên chất vấn gây thất vọng cho cử tri như phiên chất vấn Chánh án toà án Hiện không phải là ngoại lệ. Song, trong các phiên chất vấn đó, các đại biểu Quốc hội hầu như chưa bao giờ thực hiện hết các quyền chất vấn của mình để xác định đến cùng trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn, các đại biểu có tư tưởng né tránh áp dụng. Đánh giá về thực trạng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Tráng A Pao khẳng định "chất vấn phải có trọng tâm, hiện Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề, nhưng không thảo luận sâu, không có

hiệu quả thực tế. Trước kia, dân thấy chất vấn rất hay, nhưng sau thấy không hiệu quả, các vấn đề nêu ra không được giải quyết, nên bắt đầu chán" [34]. Chính vì lẽ đó, hình thức và phương pháp chất vấn của đại biểu Quốc hội mặc dù đã được thực hiện một cách thường xuyên, tăng lên về số lượng song hiệu quả không cao, chưa đạt tới mục đích xác định cụ thể trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Bên cạnh đó, tính không rõ ràng trong các quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn dẫn đến thực trạng Quốc hội ít khi thể hiện thái độ của mình đối với kết quả giám sát. Ví dụ tính tùy nghi thể hiện trong việc Quốc hội chỉ ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn, ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)