Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 28 - 32)

Bài 5: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự

a.

b.

- Các câu văn trong đoạn văn 1 đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn văn tự sự thường dùng những từ, cụm từ gì?

+ Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu có hai ý tương đương với hai ý giới thiệu về nhân vật: Câu "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu." giới thiệu hai ý, một ý về Hùng Vương và một ý về Mị Nương. Câu "Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng." cũng gồm hai ý, giới thiệu về tình cảm của vua Hùng đối với con gái và ý định kén rể.

- Giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, vẻ đẹp bên ngoài.

- Các câu văn giới thiệu thường dùng từ: "Là, có".

* Đoạn văn 2 đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào?

- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...

- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào:

đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... → nước ngập...

- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).

c. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

- Thảo luận nhóm đôi. GV quan sát, giúp đỡ HS thực hiện.

Đại diện các nhóm trình bày.

1) Lời văn tự sự có đặc điểm gì?

- Lời văn tự sự là lời giới thiệu nhân vật và lời kể sự việc.

+ Lời văn giới thiệu nhân vật: cung cấp thông tin về nhân vật (tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng,...); bày tỏ thái độ khen chê; cung cấp những dữ kiện về tính cách, lí

lịch nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình về sau của sự việc.

+ Lời văn kể sự việc: Nói rõ thứ tự của hành động, sự việc;

thể hiện quan hệ (sự thay đổi, kết quả) của hành động, sự việc; dùng nhiều động từ.

2) Tìm một đoạn văn giới thiệu nhân vật và một đoạn văn kể sự việc trong các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào. Gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề.

- Để diễn đạt ý chính ấy người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

VD: Đoạn văn: " Một hôm, có 2 chàng trai đến cầu hôn….vua phán"

- Đoạn văn giới thiệu 2 chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn.

- Câu 1 biểu đạt ý chính (câu chủ đề). Vì là câu văn diễn đạt ý chính của một đoạn văn.

- Các ý phụ: Giới thiệu tài năng của Sơn Tinh và tài năng của Thủy Tinh.

- Để diễn đạt ý chính ấy người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý theo trình tự trước sau. Các ý phụ thường xoay quanh giải thích chứng minh hay bình luận cho câu chủ đề.

GV: Câu chủ đềlà câu thâu tóm toàn bộ tư tưởng nội dung của văn bản, và thường mang ý nghĩa khái quát.

Các câu còn lại thường xoay quanh giải thích chứng minh hay bình luận cho câu chủ đề.

Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề mà ta có các kiểu đoạn khác nhau :

* Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn : ta có kiểu đoạn Diễn dịch

* Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn : ta có kiểu đoạn Qui nạp

* Nếu câu chủ đề đứng ở giữa đoạn : ta có kiểu đoạn Song hành

* Ngoài ra, trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề có thể đứng ở đầu và cuối đoạn , sẽ tạo nên kiểu đoạn Tổng - Phân - Hợp

- (Dự kiến hết tiết 3) Hoạt động nhóm:

- Nhóm trưởng chỉ đạo các thành viên trao đổi với bạn trong nhóm.

C. Hoạt động luyện tập.

- Nhóm trưởng điều hành lần lượt từng thành viên trong nhóm trình bày ngắn gọn các ý.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động và đến gần những nhóm cần giúp đỡ.

- GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung.

?Xác định nghĩa của từ:

a) Hãy chỉ ra nghĩa của từ chạy trong các ví dụ dưới đây:

(1) Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (Tú Xương).

(2) Chạy nhanh như sóc.

(3) Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời (Huy Cận).

(4) Con đò chạy dọc bờ sông.

- Giải nghĩa:

(1) Khẩn trương tìm kiếm, lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, rất muốn.

(2) (người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh.

(3) (Vật) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt.

(4) (Vật) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt.

b) Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ minh họa:

(1) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa → cưa gỗ

+ mưa rào → trời đang mưa rào + cái quạt → bà quạt cho em

+ cái điện thoại → bạn điện thoại cho tôi nhé

(2) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đi gánh củi

→ một gánh củi

+ nắm cơm → một nắm cơm + củi lại → hai củi + vốc gạo → hai vốc gạo

c) Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.

- Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…).

- (Hoạt động cá nhân)

1.Xác định nghĩa của từ:

?Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật hoặc một sự việc trong các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh trong đó có sử dụng ít nhất một từ được dùng với nghĩa chuyển.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- Gọi 1-2 HS trình bày. Cho HS các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

2.Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật hoặc một sự việc trong các truyện

Hoạt động cá nhân:

1. Trong các trường hợp sau đây, từ "bụng" có nghĩa gì:

- Ăn cho ấm bụng.

Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".

- Anh ấy tốt bụng.

Bụng được dùng với nghĩa "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung".

2. Tìm hiểu nghĩa của từ chân trong đoạn thơ sau:

Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã.

Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xoè trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân.

Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước.

(Vũ Quần Phương, Những cái chân) Gợi ý:

- Nghĩa của từ chân: 1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng. 2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật. 3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. 4) Địa vị, chức vị của một người. (...)

- ngã, vẽ, đứng, quay, võng,...

- Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng.

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w