Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương trong điều kiện ứng dụng phầm mềm kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn tokyo consulting luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.2. Nội dung cơ bản của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.9. Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương trong điều kiện ứng dụng phầm mềm kế toán

1.2.9.1. Mã hóa danh mục trên phần mềm kế toán:

Mã hóa danh mục trên phần mềm kế toán là việc hệ thống hóa các tài khoản

kế toán, đối tượng kế toán, … dưới dạng thông tin ngắn gọn bằng các ký tự chữ và

số để phục vụ cho việc phân loại và hạch toán dễ dàng

Hiện nay, công ty TNHH Tokyo Consulting đang sử dụng phần mềm Fast Accounting 11 để hỗ trợ trong việc hạch toán. Phần mềm Fast Accounting 11 có 1 phân hệ Hệ thống và 13 phân hệ nghiệp vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kế toán, thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể hạch toán với mô hình phức tạp như nhiều đơn vị cấp dưới, nhiều bộ phận hạch toán, nhiều ngoại tệ,…

Hình 1.1.Màn hình hệ thống của phần mềm Fast Accounting được sử dụng ở Công ty

TNHH Tokyo Consulting

Mã hóa đối tượng nhằm đảm bảo phục vụ được công tác quản lý, lên được các báo cáo cần thiết đồng thời dễ nhớ, dễ sử dụng. Việc mã hoá phải được lưu ý đặc biệt trong trường hợp số liệu được cập nhật ở nhiều nơi và sau đó được gửi và copy vào một cơ sở dữ liệu trung tâm.

Khi thực hiện mã hóa một danh mục cần lưu ý các điểm sau:

- Mã phải là duy nhất trong danh mục

- Mã phải dễ nhớ để tiện cho việc cập nhật và tra cứu

- Trong trường hợp danh điểm có phát sinh theo thời gian thì khi xây dựng

hệ thống mã phải tính đến vấn đề mã hóa cho các danh điểm sẽ phát sinh.

- Trong một số trường hợp hệ thống mã hóa phải được xây dựng cho sao cho thật tiện lợi cho việc xử lý và lên các báo cáo.

Việc mã hóa được thực hiện như sau:

▪ Xác định các danh mục từ điểm cần mã hóa: Danh mục tài khoản, Danh mục khách hàng, nhà cung cấp

▪ Lựa chọn cách thức xây dụng hệ thống mã hóa của các danh mục: có thể dùng phương pháp đánh số, mã hóa theo các dế gợi nhớ đến tên của danh điểm, hoặc nhóm theo tỉnh/ thành phố,…

Các bước khai báo danh mục như sau:

Danh mục tài khoản: Kế toán vào phân hệ Tổng hợp, chọn Danh mục tài khoản, nhấn F4 hoặc chọn “Mới” để thêm mới và bắt đầu nhập các thông tin: Số tài khoản, tên tài khoản, tên 2, mã ngoại tệ, tài khoản theo dõi công nợ, tài khoản sổ cái, nhóm tài khoản. Chọn “Nhận” để lưu tài khoản. Kế toán làm tương tự đến khi khai báo xong tất cả các tài khoản.

Hình 1.2. Màn hình Danh mục tài khoản trên phần mềm Fast

Danh mục Khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên: Việc khai báo khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên nhằm theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng. Để làm được điều đó ta chọn phân hệ Bán hàng/ Khách hàng/ Danh mục khách hàng, chọn “Mới” để thêm và bắt đầu khai báo các thông tin cần thiết:

Mã khách, tên khách, tên 2 (nếu có), địa chỉ, Mã số thuế, tài khoản ngầm định,… sau chọn “Nhận” để lưu.

Hình 1.3. Màn hình danh mục KH, NCC trên phần mềm Fast

Sau khi khai báo xong các danh mục, kế toán tiếp tục thực hiện vào số dư ban đầu của các tài khoản, Cập nhật các chứng từ phát sinh, Khai báo và tạo bút toán kết chuyển cuối kỳ.

1.2.9.2. Một số thao tác trên phần mềm kế toán Fast

Vào số dư ban đầu các tài khoản:

Từ giao diện chính chọn Tổng hợp → Số dư đầu kỳ → Vào số dư đầu kỳ các tài khoản → chọn dòng tài khoản cần vào số dư → Sửa → Nhập số dư đầu kỳ

Hình 1.4. Màn hình vào số dư đầu kỳ các tài khoản trên phần mềm FAST

Quy trình nhập chứng từ

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có

để nhập dữ liệu vào các phiếu hạch toán thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán. Theo quy trình, các thông tin được tự động nhập vào sổ nhật ký chung và các sổ cái, sổ kế toán chi tiết.

Công ty đã sử dụng hệ thống báo cáo tổng hợp do Bộ Tài chính ban hành gồm: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bảng cân đối kế toán.

+ Bảng cân đối số phát sinh

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Cuối tháng, cuối quý, kế toán thực hiện các bút toán phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ khấu hao, kết chuyển và lập báo cáo tài chính và kết xuất các sổ khi cần thiết, in báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của

kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp nhằm làm căn cứ

để nghiên cứu thực trạng kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công

ty TNHH Tokyo Consulting trong chương 2 và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện

kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương trong chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TOKYO CONSULTING

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn tokyo consulting luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)