A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Câu 2. Phân biệt các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về sự phân bố
mưa trên Trái Đất?
Ý kiến Đúng Sai
A. Lượng mưa phân bố đồng đều theo vĩ độ.
B. Ôn đới có lượng mưa nhỏ hơn nhiệt đới.
C. Nơi có áp thấp mưa nhiều, áp cao mưa ít.
D. Ở cực Bắc có mưa nhiều hơn ở cực Nam.
Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở
thành một câu có nội dung đúng.
1. Gió phơn A. Gió hình thành ở vùng ven biển, có hướng thay
đổi theo ngày và đêm.
2. Gió đất, gió biển B. Gió thổi theo mùa, hướng ngược nhau giữa lục
địa và đại dương.
3. Gió núi - thung lũng
C. Gió thổi quanh năm từ áp cao cận nhiệt về về
ôn đới.
D. Gió hoạt động theo ngày đêm ở khu vực miền
núi.
E. Là loại gió thổi từ trên núi xuống, nóng và khô.
Câu 5. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải các
nội dung tương ứng nội dung cột bên trái.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
Nhân tố Ảnh hưởng
Khí áp Gió Frông Dòng biển
Địa hình
Câu 6. Phát biểu sau đây về sự phân bố mưa trên thế giới đúng hay sai?
Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.
“Từ vùng Xích đạo về chí tuyến Bắc do diện tích đại dương nhỏ hơn diện tích đại dương từ Xích đạo về chí tuyến Nam nên có lượng mưa lớn hơn. Ngược
lại, từ chí tuyến Bắc về cực Bắc có đại dương Bắc Băng Dương nên mưa ít hơn từ vòng cực Nam về cực Nam là nơi có lục địa Nam Cực”.
Câu 7. Nơi có lượng mưa lớn nhất trên thế giới là
A. Xích đạo. B. chí tuyến. C. ôn đới. D. hai cực.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về khí áp và gió trên Trái Đất?
A. Gió Mậu dịch (Tín phong) thổi từ chí tuyến về Xích đạo, khô nóng.
B. Gió Tây ôn đới thổi từ cao áp chí tuyến về ôn đới tính chất ẩm ướt.
C. Gió mùa mùa đông thổi từ các lục địa ra đại dương có tính chất ẩm ướt.
D. Gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào lục địa mang tính chất rất ẩm ướt.
Câu 9. Nhiệt lực là nguyên nhân trực tiếp gây ra
A. áp thấp ôn đới và áp cao chí tuyến.
B. áp thấp Xích đạo và áp thấp ôn đới.
C. áp cao hai cực và áp thấp Xích đạo.
D. áp cao chí tuyến và áp cao hai cực.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về mưa?
A. Ở khu vực áp cao không khí co lại nén xuống không gây mưa.
B. Phía trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước thường mưa nhiều.
C. Ở dải hội tụ nhiễu loạn không khí lớn mưa nhiều hơn tại frông.
D. Cùng một sườn núi, càng lên trên cao lượng mưa càng rất lớn.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.
- Sự hình thành các đại áp trên Trái Đất có nguồn gốc từ nhiệt động lực.
- Tại Xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra bốc lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp Xích đạo. Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên dồn xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.
- Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt đất tạo nên đai áp cao cực.
- Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau bốc lên cao, tạo nên đại áp thấp ôn đới.
Câu 2.
- Gió Mậu dịch (Tín phong) + Thời gian hoạt động: Quanh năm.
+ Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp Xích đạo.
+ Hướng: đông bắc (ở Bắc bán cầu), đông nam (ở Nam bán cầu).
+ Tính chất: Khô nóng.
- Gió Tây ôn đới + Thời gian hoạt động: Quanh năm.
+Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp ôn đới.
+ Hướng: tây nam (ở Bắc bán cầu), tây bắc (ở Nam bán cầu).
+ Tính chất: Ẩm ướt.
- Gió mùa + Thời gian hoạt động: Theo mùa.
+ Nguồn gốc: Do sự khác nhau về khí áp giữa lục địa và đại dương về mùa hạ và mùa đông liên quan đến nhiệt độ không khí ở hai nơi vào hai mùa trong năm. Mùa đông lục địa bị mất nhiệt, hạ thấp nhiệt độ hình thành áp cao, mùa hạ lục địa bị đốt nóng nhiều tăng cao nhiệt độ hình thành áp thấp. Đại dương vào mùa đông ấm hơn lục địa nên có áp thấp, mùa hạ mát hơn lục địa nên có áp cao.
+ Hướng: Mùa đông, gió thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ, gió thổi từ đại dương vào lục địa. + Tính chất: Gió từ lục địa thổi ra đại dương có tính chất khô, gió từ đại dương thổi vào lục địa có
tính chất ẩm.
Câu 3. A - sai, B - sai, C - đúng, D - đúng.
Câu 4. 1 - E, 2 - A, 3 - D.
Câu 5.
Nhân tố Ảnh hưởng
Khí áp
Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.
Gió
Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn. Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.
Frông
Dọc các frông nóng hay frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Ở dải hội tụ nhiệt đới, không khí bị nhiễu loạn dữ dội nên mưa lớn.
Dòng biển Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều,
những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít.
Địa hình
Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều sẽ không còn mưa nữa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa và khô ráo.
Câu 6.
- Phát biểu sai.
- Đúng: “Từ vùng Xích đạo về chí tuyến Bắc do diện tích đại dương nhỏ hơn diện tích đại dương từ Xích đạo về chí tuyến Nam nên có lượng mưa nhỏ hơn. Ngược lại, từ chí tuyến Bắc về cực Bắc có đại dương Bắc Băng Dương nên mưa nhiều hơn từ vòng cực Nam về cực Nam là nơi có lục địa Nam Cực”.
Câu 7 - A, 8 - C, 9 - C, 10 - D.
CHƯƠNG 4. THỦY QUYỂN BÀI 10. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA
A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Nêu khái niệm thuỷ quyển. Tại sao tài nguyên nước được xem là
loại tài nguyên không hao kiệt?
Câu 2. Trình bày đặc điểm và các nhân tố tác động đến nước ngầm.
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về nước băng
tuyết trên Trái Đất?
Ý kiến Đúng Sai
A. Băng và tuyết là nước ở thể rắn, chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất.
B. Nước băng tuyết góp phần giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
C. Tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.
D. Nguồn gốc hình thành do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.
Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở
thành một câu có nội dung đúng.
1. Hồ móng ngựa A. hình thành ở các vùng trũng trên các đứt gãy
kiến tạo.
2. Hồ kiến tạo B. hình thành ở miệng núi lửa đã tắt.
3. Hồ băng hà C. do con người tạo ra.
D. do quá trình xâm thực của băng hà lục địa.
E. do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng.
Câu 5. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội
dung tương ứng với nội dung
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
Nhân tố Ảnh hưởng
Chế độ mưa Băng tuyết tan Hồ, đầm Địa hình Đặc điểm đất, đá và thực vật
Câu 6. Phát biểu sau đây về các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt đúng
hay sai? Nếu sai thì hãy chính sửa thành phát biểu đúng.
“Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giữ sạch nguồn nước.
- Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn”.
Câu 7. Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là
A. nước mặt. B. nước ngầm. C. băng tuyết. D. nước mưa.
Câu 8. Nguồn gốc hình thành băng là do
A. nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt.
B. tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định.
C. tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài.
D. nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm.
Câu 9. Nguồn nước ngầm không phụ thuộc vào
A. nguồn cung cấp nước mặt.
C. đặc điểm bề mặt địa hình.
B. khối lượng lớn nước biển.
D. sự thấm nước của đất đá.
Câu 10. Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong
bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất?
A. Nâng cao sự nhận thức.
C. Giữ sạch nguồn nước.
B. Sử dụng nước tiết kiệm.
D. Xử phạt, khen thưởng.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.
- Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển; trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn. Nước trên Trái Đất ở dạng lỏng (ở sông, hồ,...), dạng rắn (băng tuyết), dạng hơi (hơi nước trong khí quyển).
- Nước luôn luôn được sinh ra trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ nên được xếp vào loại tài nguyên không hao kiệt. Tuy nhiên, do sử dụng nước ngọt quá mức và làm nhiễm bẩn nước sông hồ nên nguồn nước ngọt bị ô nhiễm không sử dụng trong sinh hoạt được.
Câu 2.
- Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước. Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu do nước trên mặt đất thấm xuống.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nước ngầm:
+ Nguồn cung cấp nước: Nước mưa hay băng tuyết thấm xuống dưới bề mặt đất tạo nên nước ngầm.
+ Tính chất của đất, đá: Đất, đá dễ thấm nước có lượng nước ngầm lớn hơn đất, đá khó thấm nước.
+ Địa hình dốc nước chảy trượt trên mặt nên có nước ngầm ít hơn địa hình thấp trũng.
+ Thực vật: Nơi có lớp phủ thực vật dày, rậm rạp có nước ngầm nhiều hơn nơi mất lớp phủ thực vật.
Câu 3. A – đúng; B – đúng; C - Sai; D - đúng
Câu 4. 1 – E; 2 – A; 3 - D
Câu 5.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
Nhân tố Ảnh hưởng
Chế độ mưa Quy định chế độ dòng chảy của sông.
Băng tuyết tan Làm tăng lưu lượng dòng chảy của sông về
mùa đông khi băng tuyết tan nhanh.
Hồ, đầm Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông.
Địa hình Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông.
Đặc điểm đất, đá và thực vật Góp phần điều hòa lưu lượng nước sông.
Câu 6.
- Phát biểu sai.
- Đúng: “Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giữ sạch nguồn nước.
- Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn”.
Câu 7 – B; 8 – C; 9 – B; 10 - A