1.4. Đánh giá thực trạng về quản lý CTR thành phố Hoà Bình
1.4.1. Đánh giá về công tác quản lý kỹ thuật
a. Đánh giá về công tác phân loại CTRSH
- Để giảm bớt khối lượng CTR phải chôn lấp, kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ, CTRSH hoạt cần được phân loại tại nguồn thành ba loại: Chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế tái sử dụng, chất thải khác.
- Hiện tại trên địa bàn TP Hoà Bình chưa áp dụng phân loại CTRSH tại nguồn, Rác thải được thu gom không được phân loại mà được vận chuyển lẫn với nhau.
Điều này có nghĩa là rất ít chất thải được thu hồi tái chế, tái sử dụng từ hoạt động thu gom chính thống. Hệ quả là làm tăng khối lượng CTR phải chôn lấp, dân đến tăng kinh phí cho công tác quản lý CTR (QLCTR) và làm giảm tuổi thọ của khu xử lý.
- Việc phân loại, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm từ CTRSH còn mang tính tự phát và chủ yếu do các cơ sở tự thực hiện. Các doanh nghiệp chưa thực hiện triệt để việc phân loại CTR tại nguồn, hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ thực hiện việc phân loại CTR đối với các loại chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, giấy,...còn các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ thải lẫn lộn cùng với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn và tốn kém trong quá trình xử lý.
- Đối với các bệnh viện và các cơ sở y tế, Bộ Y tế có quy chế riêng quy định các bệnh viện, các sơ sở y tế phải phân loại chất thải ngay tại nguồn thành chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. Hiện nay, ở các bệnh viện và các cơ sở y tế lớn trên địa bàn TP Hoà Bình CTR y tế đều được phân loại ngay tại các khoa phòng. Tại các cơ sở y tế tư nhân và các trạm xá hầu hết CTR y tế vẫn chưa được thực hiện theo đúng với quy trình của Bộ Y tế.
- Trong tương lai việc áp dụng phân loại CTRSH hoạt tại nguồn cho các đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ thành công nếu xây dựng được:
+ Một lộ trình phân loại CTR tại nguồn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi đô thị.
+ Một hệ thống cơ chế chính sách phù hợp
+ Có nguồn tài chính trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR sau phân loại phù hợp.
b. Đánh giá công tác thu gom vận chuyển CTRSH
- Những năm trước đây, hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn thành phố
Hoà Bình thực hiện thí điểm đối với Công ty Môi trường Xanh nhưng chưa được đảm bảo. Tỷ lệ thu gom không đạt yêu cầu, đời sống người lao động gặp khó khăn, xuất hiện cả hiện tượng nhân công bỏ tour, đình công tình, làm cho công tác thu gom xử lý CTRSH ở Hoà Bình gặp rất nhiều khó khăn. Trạng nêu trên được khắc phục kể từ sau tháng 9/2010 khi thành phố giao toàn bộ địa bàn cho Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình thu gom, xử lý rác thải. Với hoạt động tích cực của lực lượng nhân công thuộc Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình, kết hợp với đội vệ sinh môi trường tình nguyện các xã, phường, rác được thu gom đạt tỷ lệ ~100% lượng rác thải phát sinh. Hoạt động của các đơn vị này đã góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường đô thị sạch, đẹp hơn.
- Hiện nay chủ yếu rác được thu gom bằng xe đẩy tay, nhưng trong tương lai loại hình này không còn phù hợp do yếu tố mỹ quan đô thị và khả năng cơ giới hóa cũng như tốc độ thu gom. Tuy nhiên cũng không thể loại bỏ hình thức xe đẩy tay được vì TP Hoà Bình có nhiều khu hiện trạng không có cơ sở hạ tầng phù hợp với ô tô chuyên dụng. Tại các khu mới quy hoạch, hạ tầng đảm bảo thì cần bố trí xe thu gom vào giờ sáng sớm hoặc khuya để tránh ảnh hưởng mỹ quan đô thị và thuận tiện cho giao thông.
- Bên cạnh những thành tích đạt được thì công tác thu gom vận chuyển rác ở TP vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế cần khắc phục như:
+ Nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng còn yếu. Mọi người chưa có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Còn có hiện tượng rác thải bị vứt bừu bãi ra đường, phố, chợ và ven ao hồ.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chưa đỏp ứng được với tốc độ phỏt sinh chất thải. Tại một số đường, ngừ hẹp, khi lập quy hoạch không đề cập đến địa điểm tập kết rác do đó việc cẩu rác nên xe ô tô gặp khó khăn đồng thời làm cản trở giao thông.
+ Mất vệ sinh cục bộ bởi phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết về một số điểm tự phát tại
các góc đường không được xác định khi lập quy hoạch và đầu tư xây dựng đúng theo yêu cầu kỹ thuật rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng. Việc rác thải chưa được phân loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý.
+ Năng lực của các đơn vị làm công tác môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng chưa đáp ứng kịp các yêu cầu thực tế. Trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác còn thiếu thốn, đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ lao động. Thu gom rỏc thải từ trong cỏc ngừ hẻm,…hầu hết là lao động thủ công với hiệu xuất thấp, tình hình ứ đọng rác vẫn còn xảy ra thường xuyên. Vào mùa mưa, lượng rác ứ đọng này bị cuốn xuống các cống ngầm gây ô nhiễm môi trường và tắc cống. Ngoài ra, CTR thường được xúc thủ công vào các xe thu gom tại các điểm lưu giữ tạm thời. Công việc thu gom thủ công nặng nhọc gây các bệnh nghề nghiệp và vận hành không an toàn cho công nhân thu gom, tạo hiệu quả sử dụng xe cộ thấp.
+ Đối với khu vực ngoại thành (các xã ) thì có diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải phong phú hơn do hoạt động nông nghiệp (như các loại bao bì phân bón, vỏ hộp thuốc trừ sâu) khó thu gom do ý thức người dân chưa cao và hệ thống vận chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện. Đây là vấn đề nan giải cần tập trung giải quyết trong thời gian tới của thành phố Hoà Bình.
c. Đánh giá về công tác xử lý CTRSH
- Theo thống kê, hiện trạng xử lý CTR hiện tại trên địa bàn TP Hoà Bình đang gặp nhiều khó khăn do: Cơ sở xử lý CTRSH chưa được đầu tư xây dựng để phục vụ cho việc xử lý CTRSH, công nghệ xử lý rác ở Hoà Bình vẫn còn lạc hậu, hầu hết CTRSH ở Hoà Bình được thu gom, vận chuyển đổ đống cho phân huỷ tự nhiên và đốt thông thường tại BCL của thành phố; BCL dốc Búng có diện tích 2 ha đã đầy và quá tải. Trong khi đó, BCL Yên Mông đã xây dựng xong từ năm 2009, diện tích 20 ha, nhưng vẫn chưa đưa vào sữ dụng được vì vẫn còn một số hộ dân sống gần khu vực bãi chôn lấp chưa di dời giải toả được.
- Ðã nhiều năm trôi qua, nơi chôn lấp và xử lý rác thải tại thành phố Hòa Bình vẫn là việc gây nhức nhối trên địa bàn. Nguyên nhân là do bãi chôn, lấp rác tạm đã quá tải so với năng lực chôn, lấp và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân quanh vùng. Trong khi đó, khu xử lý rác thải được xây dựng quy mô hơn 20 tỷ đồng tại xã Yên Mông đã hoàn thành năm 2009, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang, không hoạt động được, đang có nguy cơ xuống cấp.
- Từ năm 2009, thành phố Hòa Bình đã chủ động triển khai xây dựng một khu xử lý rác thải với quy mô 20 ha có thể hoạt động trong vòng 20 năm tại xã Yên Mông, tổng mức đầu tư giai đoạn I khoảng 21 tỷ đồng. Nhưng hiện nay khu xử lý rác thải này vẫn "đắp chiếu", không đưa vào hoạt động được do người dân sống quanh vùng ngăn cản. Do hoàn thành đã lâu, không đưa vào sử dụng, các công trình như khu xử lý rác, bãi chứa rác, nhà điều hành, nhà làm việc, đường, điện...
bỏ hoang, cỏ mọc và đang có nguy cơ xuống cấp. Trong khi đó, bãi rác tạm vẫn hàng ngày phải nhận hơn 80 m3 rác của thành phố và các khu vực phụ cận.
- Những người dân ở đây cho rằng, theo văn bản của Nhà nước trước đây, phạm vi ảnh hưởng từ bãi rác đến nơi có dân sinh sống bán kính là 300 m thì trên địa bàn có 20 hộ nằm trong vùng ảnh hưởng và đã nhận tiền đền bù. Nhưng theo quy định mới, phạm vi ảnh hưởng là 500 m thì số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng hơn 200 hộ cần phải di dời. Tuy nhiên, hiện nay thành phố chưa đền bù, xây khu tái định cư, nên người dân không di chuyển và không cho đổ rác vào bãi rác này.
- Theo các cơ quan lãnh đạo của tỉnh cho rằng, mặc dù thành phố biết bãi rác tạm đã quá tải, nhưng vẫn chưa có cách nào xử lý triệt để. Bởi người dân sống quanh khu xử lý rác tại Yên Mông ngăn cản không cho đổ rác vào bãi mới. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải di dời các hộ dân trong vòng bán kính 500 m từ bãi rác đi nơi khác.
- Hiện nay, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã đồng ý để thành phố xây khu tái định cư ở cách xa 500 m so với bãi rác. Tuy nhiên, đây lại là đất trồng lúa, nên phải chờ Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Hơn nữa việc xây khu tái định cư mới cho
khoảng 220 hộ dân thì rất khó khăn do thành phố không đủ kinh phí. Muốn xây dựng khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, bảo đảm đời sống của các hộ dân thì sẽ cần nguồn vốn khá lớn, ngoài tầm tay của thành phố, trong khi đó ngân sách của tỉnh thì có hạn.