Bình giảng bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa (Trang 66 - 69)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...

Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945, NB là một đại biểu xuất sắc với một phong cách thơ độc đáo, riêng biệt. Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời, chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bởi chính hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng, mang phong vị dân gian, thơ NB đã đem đến cho người đọc những hình ảnh

thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Và người thi sĩ của đồng quờ ấy dự đó đi vào cừi vĩnh hằng nhưng tờn tuổi của ụng vẫn cũn sống mãi trong tâm trí ng yêu thơ.

Đến với thơ Nguyễn Bính, người đọc chúng ta không thể không ấn tượng với tập thơ Lỡ bước sang ngang với những câu chuyện lỡ dở trong tình yêu của những chàng trai, cô gái thôn quê sau lũy tre làng. Và Tương tư là một thi phẩm tiêu biểu, xuất sắc của tập thơ đó, xứng đáng được xếp vào hàng những bài thơ tình đặc sắc của muôn đời.

Tương tư là nỗi nhớ niềm thương của tình yêu đôi lứa. Nhưng trong cuộc đời, tương tư thường là nỗi nhớ đơn phương. Người này nhớ mà đôi khi cứ ngỡ người kia vô tình lắm, chẳng hề biết, chẳng muốn biết rằng mình đang khổ sở vì tương tư. Thực tình, nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang yêu, một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu.

Cho nên kẻ nào yêu mà chẳng từng tương tư. Nguyễn Bính cũng thế! Chàng trai chân quê này tương tư và đã trải đến tận cùng những cung bậc của nỗi tương tư, nói khác đi là đã bị mọi cung bậc của tương tư dày vò đến khổ sở. Xem ra một chàng trai khi tương tư cũng khổ sở không kém phần ng con gái!

Đọc bài thơ, ta đặc biệt ấn tượng với khổ đầu bài thơ. Nỗi tương tư được mở ra với một không gian đậm cảnh sắc thôn làng:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một ng chín nhớ mười mong một ng

Thôn Đoài, thôn Đông là những hình ảnh quen thuộc gọi về một miền quê bình yên, thân thuộc với biết bao cuộc đời thôn quê mộc mạc, với những con người chất phác, thật thà. Biện pháp nhân hóa và hoán dụ hai hình ảnh thôn Đoàithôn Đông được sử dụng độc đáo đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: Chỉ vì có một chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông mà cuối cùng đã thành ra hai miền không gian chứa đầy nhung nhớ. Điều này đâu phải vô cớ. Bởi lẽ khi tương tư, cảnh vật xung quanh cũng bị cuốn vào nỗi tương tư, cũng nhuốm màu tương tư cả rồi. Và thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình, trong bài Thơ duyên cũng đã từng diễn tả thật hay cái cảnh sắc tình tứ trong con mắt của kẻ lần đầu rung động nỗi thương yêu:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Câu thơ thứ hai mới đặc Nguyễn Bính. Ấy là giọng kể lể. Trong ca dao, khi diễn tả nỗi nhớ của người con gái khi yêu, từng viết :

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai…

Biểu tượng cái khăn với những từ ngữ chỉ sự vận động trái chiều : rơi xuống, vắt lên đã vẽ ra cái không gian mênh mông vô tận để làm thước đo của nỗi nhớ. Tuy nhiên câu thơ của Nguyễn Bính không chỉ học hỏi cách đong đếm được chiều rộng của nỗi nhớ mà còn biết cách đo đạc thêm chiều dài, chiều sâu khôn cùng của nỗi tương tư. Một câu thơ được viết toàn bằng số từ: một, chín, mười…Những số từ chín, mười đã trở thành biểu tượng của số nhiều gợi ra một không gian vô cùng và chiều dài vô tận của nỗi nhớ. Kết cấu của dòng thơ cũng thật đặc biệt. Cụm từ một người bị cố tình đẩy và hai đầu dòng thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một khung trời diệu vợi của nỗi nhớ. Điều éo le là nỗi nhớ chỉ xuất phát từ một phía, khởi lên từ đầu này và chấp chới mơ mòng tới đầu kia. Ngăn cách giữa họ là một thành ngữ dân gian được vận dụng sáng tạo : nếu chín nhớ mười thương gợi ra sự đồng điệu về tâm hồn, là tình cảm trao đi đã được đáp lại thì trong câu thơ đã chuyển hóa thành chín nhớ mười mong. Chữ mong ấy là sự lạc điệu trong tâm hồn, là tình yêu trao đi chưa đượcc đáp lại, là tâm trạng mòn mỏi vì trông ngóng chờ đợi của chàng trai tương tư. Một thành ngữ giản dị quen thuộc đi vào thơ Nguyễn Bính lại đắc địa đến thế. Và thật dễ dàng lí giải cho điều này, bởi lẽ câu thơ của Nguyễn Bính ko chỉ được viết lên bằng tài năng mà còn bằng cả tâm hồn tinh tế, bằng cả tấm tình của người trong cuộc.

Nếu hai câu đầu chỉ là kể lể, giãi bày nỗi tương tư, thì đến hai câu sau đã có sự khát quát, nâng cấp lên thành quy luật của tâm hồn.

“Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.

So sánh mình với giời quả thật là ngông. Trước NB, thi sĩ Tản Đà cũng đã từng muốn lên tận Trời để khẳng định tài năng, giá trị đích thực của mình, để rồi bị phán quyết là một cái tôi lãng mạn ngông nhất trên thi đàn thì đến Tương tư, một chàng trai thôn quê mộc khi yêu cũng ngông ko kém. Nhưng là một cái ngông rất có lý và

dễ cảm thông, dễ chấp nhận. Bởi cả tôi và giời có cùng một căn bệnh, cả hai hóa ra là những kẻ đồng bệnh. Thế nhưng cái tôi ấy cho rằng thế vẫn là chưa đủ. Cái tôi này còn toan tính hạ thấp cả giời trong so sánh đó nữa. Gió mưa là bệnh của giời, thì bệnh đó là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra – một thứ bệnh nội sinh có sẵn, là quy luật phải chấp nhận. Còn tương tư là bệnh của tôi yêu nàng thì là căn bệnh mắc phải do ngoại nhập. Từ ngày yêu nàng, anh mới mắc phải bệnh này.

Căn bệnh ấy ko nằm trong quy luật nên mới càng éo le thay! Coi tương tư là một thứ bệnh mới kể lể hết nỗi khổ sở của cái tôi mang bệnh. Mà bệnh này đã mắc thì ngoài nàng ra vô phương cứu chữa. Trong câu thơ, ta thấy có cái giọng chấp nhận một thực tế, một sự thật tất yếu không thể cưỡng lại. Cái tôi hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối, vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào thân. Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hóa ra khôn ngoan thế chăng? Có phải thế là sự khôn ngoan …dễ thương?

Yêu nhau mà xa nhau tất sẽ nảy sinh nhung nhớ. Nhớ nhung, thực chất là khao khát đc gần nhau. Xa cách về ko gian, thời gian chính là duyên cớ để tương tư. Vì thế mà trong bản chất tình cảm, tương tư là một khao khát, một nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian bằng tinh thần. Nỗi tương tư của chàng trai thôn quê được diễn tả thật da diết và đẹp làm sao! Có phải vì thế mà bài thơ đã gợi được sự đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn và trái tim của bạn đọc bao thế hệ?

Đi suốt một đời thơ, Nguyễn Bính đã là một trong số ít những nhà thơ mới còn giữ được chút “hương đồng gió nội” cho thơ mình. Bằng giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm màu sắc ca dao, dân ca, Nguyễn Bính không chỉ mang lại cho người đọc một mối duyên quê chân tình đằm thắm mà còn đọng lại trên trang giấy một tấm lòng tha thiết với quê hương, dân tộc.

Đội III: bình giảng bài thơ Chiều Xuân của Anh Thơ

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w