Phương hướng phát triển của SGD trong thời gian tới về huy động vốn tín dụng gồm một số hoạt động sau:
- SGD triển khai thêm nhiều sản phẩm mới về huy động vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng lãi suất và các chính sách maketing với khách hàng. SGD sẽ tiến hành thực hiện mở tài khoản cá nhân và thu chi tiền mặt trên tài khoản VND của các tổ chức
- SGD cũng thực hiện kế toán quản trị về quản lý tài sản, thu chi nhằm đánh giá kết quả kinh doanh đến từng phòng ban.
- Rà soát lại các tài khoản đã mở nhằm quản lý chặt chẽ các tài khoản, đồng thời kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh
- Thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu hành chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của SGD nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. SGD cũng thực hiện tốt công tác lễ tân, công tác tiếp đón khách hàng nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và thể hiện một hình ảnh SGD thân thiện, hết mình vì lợi ích của khách hàng. Bên cạnh đó, SGD cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên
- Tiếp tục nghiên cứu để có thể sớm triển khai dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng đặc biệt. Đồng thời tích cực đa dạng hoá các loại sản phẩm, phát triển nhiều loại sản phẩm mới cho khách hàng cá nhân, nghiên cứu tăng hạn mức bán ngoại tệ
cho khách hàng cá nhân, có quy định về việc mua bán ngoại tệ theo quy chế linh hoạt cho các khách hàng mua bán với số lượng nhiều, giá trị lớn
2.1.2 Hoạt động tín dụng
Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng của SGD được phát triển theo một số phương hướng sau:
- Tăng cường tiếp cận các đơn vị hoạt động sản xuất trực tiếp, các đơn vị, hãng đại lý, đặc biệt là các đại lý độc quyền, các cửa hàng có tên tuổi trong và ngoài nước … nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài
- Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để phát triển tối đa dư nợ đối với những đơin vị này mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro. Đồng thời hạn chế hạn mức tín dụng dư nợ đối với các đơn vị kinh doanh không hiệu quả hoặc đạt hiệu quả thấp. SGD cũng tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính tốt, kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn lưu động và đầu tư dự án
- SGD cũng hết sức quan tâm tới việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng, tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề suất nhằm tăng dư nợ, hạn chế rủi ro
- Một mục tiêu quan trọng của SGD trong thời gian tới là phối hợp tốt giữa các phòng ban, đặc biệt là phòng Quan hệ khách hàng và phòng Đầu tư dự án. Để làm được điều này cần phân biệt chức năng mỗi phòng, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt
2.1.3 Hoạt động thẩm định dự án và quản trị rủi ro
Chủ trương của Ban giám đốc SGD trong thời gian tới là tiếp cận các đơn vị vừa và nhỏ một cách tốt hơn. Vì thế phương hưóng hoạt động của SGD trong lĩnh vực thẩm định dự án phát triển theo các mục tiêu sau:
Ngoài việc thẩm định các dự án xin vay vốn, SGD đẩy mạnh công tác tìm kiếm các dự án tốt để cấp tín dụng. Đốivới các dự án mang tính khả thi cao, đòi hỏi vốn lớn SGD có thể đồng tài trợ và coi đây là hướng hoạt động mới, tạo thêm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của SGD
SGD cũng đẩy mạnh liên minh với các ngân hàng khác nhằm tìm kiếm các dự án tốt để đồng tài trợ. Việc liên minh này cũng tạo thuận lợi cho việc tham khảo, khai thác thông tin khách hàng để công tác thẩm định ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro
SGD cũng chú trọng tới việc nâng cao công tác thẩm định dự án cả về thời gian, nội dung và quy trình thẩm định. Cụ thể như áp dụng quy trình thẩm định mới vào công tác thẩm định, dựa vào thực tiễn để kiểm tra các thông số của dự án nhằm hoàn thiện hơn nội dung, quy trình thẩm định cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. SGD cũng chủ động quy định và công bố thời gian tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng kể từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết
Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thẩm định cũng là một nội dung được SGD hết sức quan tâm trong thời gian tới. Trong thời gian tới SGD cũng có các chính sách bồi dưỡng và đào tạo phù hợp, cử cán bộ tham gia các khoá đào và đào tạo lại trong và ngoài nước
Đặc biệt, SGD quán triệt phương châm cho vay trên cơ sở tính khả thi, tính hiệu quả của dự án là chủ yếu, chứ không cho vay chỉ dựa trên tài sản đảm bảo và uy tín của khách hang
Đối với công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn của SGS:
Yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án của SGD trong điều kiện hiện nay là phải đảm bảo độ chính xác, kịp thời, khách quan và hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu đó, phương hướng cụ thể của SGD như sau:
- Tính khách quan là một yêu cầu quan trọng cần được đảm bảo trong suốt quá trình đánh giá rủi ro của dự án. Dự án đầu tư được đánh giá rủi ro một cách khách quan sẽ tránh được các quyết định đầu tư sai lầm. Quan điểm khách quan cần được quán triệt và nhận thức sâu sắc cho cán bộ thẩm định ở SGD và được thực hiện nghiêm túc. Để làm đựoc điều này yêu cầu cán bộ thẩm định phải bám sát với
thực tế, không có những ý kiến chủ quan, đặc lợi của riêng cá nhân hoặc của một nhúm khi tiến hành phõn tớch, đỏnh giỏ dự ỏn, cần phõn định rừ chức năng, nhiệm vụ của cán bộ thẩm định, gắn kết quả công việc với trách nhiệm để tránh tiêu cực.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một dự án chậm đi vào triển khai sẽ làm mất đi cơ hội tốt, có triển vọng và có thể phát sinh nhiều chi phí không cần thiết như tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí trả lãi vay.... Quan điểm này yêu cầu đối với vấn đề thời gian đòi hỏi công tác đánh giá rủi ro vừa phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật vừa phải kịp thời đánh giá rủi ro, hỗ trợ việc ra quyết định cho vay. Nếu thời gian đánh giá rủi ro quá ngắn thì khi đó không đảm bảo chất lượng đánh giá, ngược lại, nếu thời gian đánh giá rủi ro quá dài, vượt quá quy định, khi đó một mặt không đảm bảo thực hiện theo đúng các văn bản quy định, mặt khác làm chậm tiến trình thực hiện đầu tư dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Do vậy, để đảm bảo thời gian cho công tác thẩm địnhvà quản lý rủi ro theo đúng yêu cầu cần phải có kế hoạch bố trí sắp sếp các công việc hợp lý, logic, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong quá trình thực hiện.
- Yêu cầu quan trọng nhất của công tác quản trị rủi ro là sự hiệu quả và chính xác. Có như thế việc quản trị rủi ro mới đảm bảo được độ an toàn khi ra quyết định cho vay. Để làm được điều đó, trong thời gian tới SGD không ngừng đổi mới, hoàn thiện các nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá rủi ro theo hướng: nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro