Nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tàỉ sản

Một phần của tài liệu Luận văn đấu tranh phòng chống tội phạm chiếm đoạt tài sản tại tp.hcm (Trang 45 - 80)

Tình hình tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những hiện tượng xã hội phát sinh và tồn tại do những nguyên nhân và điều kiện nhất định.

Xuất phát điểm của tình hình tội phạm được tội phạm học khẳng định: “Vì tồn tại trong xã hội có giai cấp (nhất là giai cấp đối kháng) những mâu thuẫn cần được giải quyết do những khó khăn về kinh tế - xã hội và cuối cùng do những khuyết điểm, nhược điểm, thiếu sót của các Cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”25

Để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phòng chống có hiệu quả tình hình tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng cần xác định đúng nguyờn nhõn và điều kiện của tỡnh hỡnh tội phạm. Việc phõn tớch rừ ràng đõu là nguyên nhân, đâu là điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là hết sức khó khăn, phức tạp. Bởi vì giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội có mối quan hệ khăng khít với nhau và do có mối quan hệ đặc biệt này mà trong thực tế khi giải thích tình hình tội phạm không được chỉ đơn thuần dựa vào cặp phạm trù nhân quả của nguyên nhân và điều kiện được tạo thành bởi vô vàn các hiện tượng xã hội tác động qua lại lẫn nhau và nằm ngoài ý thức của người phạm tội.

Vì vậy, có trường hợp có thể coi hiện tượng xã hội này là nguyên nhân, nhưng cũng có thể coi đó là điều kiện phạm tội, mặc dù theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nguyên nhân và điều kiện là hoàn toàn khác nhau. Ranh giới giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội chỉ là tương đối. Tuy nhiên, có thể hiểu nguyên nhân của tình hình tội phạm nói chung, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là tổng hợp các hiện lượng xã hội tiêu cực làm phát sinh tình hình tội phạm (tình hình tội phạm ở đây được coi là hệ quả của nguyên nhân đó).

25 Trường ĐH Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tội phạm học, NXB CAND, tr 175-178.

Nguyên nhân của tình hình tội phạm LĐCĐTS xét về bản chất bao giờ cũng có nội dung kinh tế - xã hội; nội dung về cơ chế quản lý; về tâm lý xã hội; nguyên nhân về những bất cập, yếu kém trong công tác tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm. Tội phạm học hiện đại xem xét, phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên cơ sở xem xét nó trong mối quan hệ tương tác giữa “môi trường - người phạm tội”. Vận dụng lý luận tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần được xem xét trên những khía cạnh kinh tế - xã hội; quản lý và công tác phòng chống tội phạm.

2.1.1 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

Tìm hiểu, xác định nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội của tội LĐCĐTS tại Tp. Hồ Chí Minh cần xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị; văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật, là một trong năm thành phố lớn nhất nước ta và là nơi tập trung các hoạt động giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 2.039,7 km2 phía Bắc giáp với tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Tây và Nam giáp với Long An, Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, Đông Nam thông ra biển Bà Rịa - Vũng Tàu, được chia thành 19 quận, 5 huyện, là một địa bàn trọng điểm có nhiều đầu mối giao thông thủy bộ và giao thông liên tỉnh.

Là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch lớn, trong những năm gần đây, Tp.

Hồ Chí Minh đang phát triển một cách mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc là một trong những đầư tàu về sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho nên càng thu hút được sự đầu tư liên doanh, hợp tác kinh tế, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, xí nghiệp, nhà máy với những ngành nghề đa dạng, hiện nay có hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh thu hút lớn lực lượng lạo động. Hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phải nói rằng, Tp. Hồ Chí Minh là địa bàn có sẽ lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ có đóng thuế và hoàn thuế lớn nhất cả nước. Từ thực tế này cũng dẫn tới tình trạng phức tạp trong công tác quản lý chuyên

môn của các cơ quan chức năng. Thậm chí khó kiểm soát hết những vấn đề mới phát sinh, có liên quan đến tội phạm lừa đảo thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng, tình trạng thành lập các “công ty ma”, thành lập công ty mà không hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ mua bán hóa đơn rồi giải tán, bán tư cách pháp nhân tiếp tay cho các hoạt động phạm tội trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân của tình trạng tội phạm trong lĩnh vực lợi dụng chính sách thuế giá trị gia tăng nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng.

Hiện nay dân số Tp. Hồ Chí Minh có 5.600.713 nhân khẩu thường trú, 240.973 nhân khẩu tạm trú có thời hạn và 498.723 nhân khẩu tạm trú vãng lai; số đối tượng thuộc hệ quản lý hành chính quản lý gồm: 103.774 đối tượng chính trị, 29.699 đối tượng hình sự, 819 đối tượng kinh tế, 3.185 đối tượng ma túy và 7.386 đối tượng tệ nạn xã hội26. Trong thời gian gần đây, thành phố có sự hình thành các khu dân cư tự phát như dân du lịch, tạm trú, thuê nhà trọ..., ngoài ra mỗi năm có khoảng hơn một triệu du khách nước ngoài đến du lịch, buôn bán làm ăn..., tình trạng này làm cho mật độ, dân cư đông, công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, dẫn đển các đối tượng lừa đảo càng có điều kiện hoạt động.

Đặc biệt, trong số dân cư tự do đến Tp. Hồ Chí Minh để tìm kiếm mưu sinh bằng các ngành nghề khác nhau, có một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với vị trí của một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, một đô thị có dân cư đông nhất nước và là một địa phương có lượng người nhập cư rất đồng (hơn 1 triệu người), Tp. Hồ Chí Minh có những lợi thế nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những lợi thế đó, những đặc điểm kinh tế xã hội nêu trên cũng tiềm ẩn những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS. Kết quả nghiên cứu phân tích tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TP. HCM cho thấy nổi lên một số nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội như sau:

- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế đều được bình đẳng tham gia thị trường, nhu cầu về vốn rất lớn để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tình trạng thiếu vốn đã trở thành áp lực đối các doanh nghiệp. Không ít người kinh 26 Công an Tp. Hồ Chí Minh - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (2007), Báo cáo tổng kết về chuyên đề đấu tranh chống tội phạm hình sự năm 2003-2007, Tp. Hồ Chí Minh.

doanh giải quyết tình trạng thiếu vốn bằng thủ đoạn gian dối chiếm dụng vốn của người khác.

- Trong điều kiện hội nhập quốc tế, xu hướng quốc tế hoá tội phạm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình tình tội phạm kinh tế nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở L/C mua bán hàng trả chậm thông qua bảo lãnh của ngân hàng đã bị phía nước ngoài lừa đảo. Ngược lại, một số người Việt Nam cũng dùng thủ đoạn này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến ngân hàng bảo lãnh bị thiệt hại rất lớn.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Mưu cầu một điều kiện kinh tế khá hơn, dòng người từ nông thôn ra thành phố hoặc vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm dịch vụ du lịch để tìm kiếm viêc làm ngày càng đông dưới các hình thức bán sức lao động, làm thuê. Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến của dòng người nhập cư từ các địa phương khác, đặc biệt là từ nông thôn. Phần đông trong số họ là những, người có trình độ văn hoá thấp, không có chuyên môn trong sản xuất công nghiệp, ít hiểu biết pháp luật, chưa quen lối sống đô thị. Một số người đã sa vào con đường phạm tội, trong đó có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, tình trạng thất học, mù chữ ngày càng gia tăng, văn hoá đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp đã hình thành lối sống thực dụng, coi giá trị đồng tiền là trên hết, chuộng lối sống xa hoa truỵ lạc, làm giàu không chính đáng, lười lao động... đã phát triển lây lan, nhất là trong tầng lớp thanh niên. Sự phân hoá xã hội sâu sắc đã vô hình chung khiến một bộ phận dân chủng trở thành “nạn nhân” của cơ chế thị trường do không có vốn, không có kiến thức, không có việc làm, thu nhập thấp, vị trí xã hội thấp. Họ làm tất cả từ cờ bạc, bụi đời, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo, giết người cướp của để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

- Trong nhóm nguyên nhân - điều kiện về kinh tế - xã hội của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thể không đề cập những nguyên nhân, điều kiện về xã hội như môi trường gia đình, trường học, lao động sản xuất và các môi trường xã hội khác. Gia đình là tế bào của xã hội có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách con người từ thời thơ trẻ như việc cha mẹ thiếu trách nhiệm với gia đình, với chăm sóc và nuôi dạy con cái, cha mẹ khuyến khích con cái phạm pháp; trong gia đình có thành viên có hành vi phạm tội; hoàn cảnh gia đình không bình thường... Trong khi đó, các thiếu sót sai lầm trong công tác giáo dục - đào tạo

trong nhà trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Ngoài ra, quan hệ xã hội giữa cá nhân trong tập thể lao động sản xuất, tổ chức, bạn bè cũng ảnh hưởng lớn đến việc phạm tội LĐCĐTS của cá nhân...

2.1.2 Nguyên nhân và điều kiện về cơ chế quản lý

Trong nhóm nguyên nhân điều kiện về cơ chế quản lý của tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm 3 nội dung chính sau:

- Quản lý xã hội: Thời gian qua, các chế độ chính sách quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế đã có nhiều cải cách, bổ sung hoàn thiện, tuy nhiên vấn đề còn nhiều bất cập, chậm khắc phục - sửa đổi, ban hành không theo kịp với việc phát triển kinh tế xã hội. Không ít các chế độ, chính sách kinh tế xã hội còn chồng chéo, lạc hậu và kém hiệu quả. Các chính sách kinh tế vĩ mô nhiều khi không phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tuy nhiên lại là điều kiện để bọn tội phạm thực hiện hành vi phạm tội, chúng lợi dụng sự không đồng bộ này trong chính sách kinh tế, lợi dụng sự quản lý chính sách kinh tế - xã hội, việc giám sát - kiểm tra quá trình thực hiện chính sách kinh tế - xã hội lỏng lẻo, không thường xuyên để phạm tội.

- Về công tác quản lý doanh nghiệp: Hiện nay chúng ta có hàng trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động trên hầu hết tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế27: cả nước có khoảng 350.000 doanh nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 98000 doanh nghiệp;

trong đó doanh nghiệp vừa, nhỏ chiếm 95%). Tuy nhiên, công tác quản lý doanh nghiệp còn nhiều bất cập, sơ hở. Chủ yếu chúng ta quản lý doanh nghiệp trên giấy tờ, quản lý thông qua việc thu thuế, thiếu sự giám sát, kiểm tra thực tế một cách chặt chẽ. Do đó số đối tượng thường lợi dụng sơ hở, sự lỏng lẻo trong quản lý để hoạt động phạm tội. Chúng sử dụng con dấu, tên doanh nghiệp để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, đưa ra lập hồ sơ dự án kinh doanh giả để vay vốn ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản, đứng tên doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động huy động vốn phục vụ dự án thực chất là lừa đảo, móc nối với các sàn chứng khoán để đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán lừa đảo người đầu tư...

- Về công tác quản lý tài chính ngân hàng: Những thiếu sót trong lĩnh vực này là những điều kiện thuận lợi để tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Hiện nay, về lĩnh vực tài chính ngân hàng có 8 ngân hàng thương mại nhà nước, 36 ngân hàng thương mại cổ phần; 44 chi nhánh ngân hàng 27 Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (2007), Báo cáo công tác năm 2007, Tp. Hồ Chí Minh.

nước ngoài, 3 ngân hàng 100% vốn nước ngòai, 5 ngân hàng liên doanh, 23 tổ chức tín dụng phi ngân hàng (10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính), 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 17 công ty tài chính khác đang được xem xét cấp phép hoạt động. Trong lĩnh vực bảo hiểm có 40 doanh nghiệp (1 doanh nghiệp nhà nước, 19 doanh nghiệp cổ phần, 4 doanh nghiệp liên doanh, 16 doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài), ngoài ra có 36 văn phòng đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Lĩnh vực chứng khoán có 2 sàn giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội với 295 mã chứng khoán được niêm yết với vốn hoá thị trường đạt 216.414 tỷ đồng (khoảng 18,98% GDP năm 2007); thị trường phi tập trung (OTC) ước đạt 654.904 tỷ (khoảng 57,3% GDP năm 2007); tổng mức vốn hoá thị trường khoảng 871.318 tỷ (khoảng 76,28% GDP)., Đã có 430.000 nhà đầu tư, trong đó có 10.038 nhà đầu tư nước ngoài, vốri đầu tư gián tiếp đạt 20,3 tỷ USD, vốn ODA từ 1,3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 6,2 tỷ USD năm 200728 các nguồn ngoại tệ khác từ vay nợ nước ngoài, chuyển tiền kiều hối, đầu tư chứng khoán... gia tăng mạnh mẽ. Cùng với việc bổ sung, sửa đổi hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng, tiền tệ và chứng khoán theo lộ trình cam kết WTO và theo nguyên tắc thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý là điều kiện cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động. Đó là việc buông lỏng quản Lý, giám sát, kiểm tra quá trình cho vay tín dụng tại các ngân hàng (có sự thông đồng của nhân viên ngân hàng): Cho vay sai thẩm quyền, nâng khống giá trị tài sản thế chấp, không đủ điều kiện cũng cho vay vốn, không kiểm tra xác minh chặt chẽ hồ sơ vay vốn dẫn đến tình trạng một tài sản thế chấp đi vay nhiều ngân hàng, lập hồ sơ thế chấp giả, lập báo cáo tài chính gian dối lỗ thành lãi... sử dụng vốn sai mục đích, làm sổ đỏ giả, lập dự án, hợp đồng kinh tế giả. Tình hình tội lừa đảo thồng qua giao dịch tài chính trên mạng có chiều hướng gia tăng, lợi dụng những kẽ hở của các quy định về kinh doanh tiền tệ (ngoại tệ) nhất là trên mạng, lợi dụng công nghệ tin học để sửa chữa số tiền gửi tiết kiệm từ số dư ít thành số dư nhiều, rồi đem thế chấp vay ngân hàng... (ở đây có sự thông đồng giữa nhân viên ngân hàng cổ phần, nhân viên ngân hàng thương mại nhà nước và người ngoài xã hội, có sự phân công thực hiện từng công đoạn).

28 Tổng hợp tình hình kinh tế, tài chính năm 2007 của Tp. Hồ Chí Minh đã đăng trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên...

Một phần của tài liệu Luận văn đấu tranh phòng chống tội phạm chiếm đoạt tài sản tại tp.hcm (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w