Bài học kinh nghiệm trong TĐTCDAĐT và những giá trị tham chiếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 21 - 25)

Thẩm định tài chính các dự án đầu tư là nhiệm vụ mà mọi tổ chức tin dụng trên thế giới và Việt Nam. Do hạn chế giới hạn và tài liệu nghiên cứu, chúng tôi đề cập đến hai bài học về quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư và từ đó rút ra những giá trị tham chiếu cho hoạt động của Vietcombank:

Thứ nhất: hỗ trợ thẩm định các dự án cho các chính phủ các nước hoặc những dự án do Liên hợp quốc thực hiện.

Bên cạnh vai trò một tổ chức quốc tế lớn nhất, bên cạnh mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, Liên hợp quốc đang chủ đầu tư hoặc nhà đồng tài trợ cho rất nhiều các dự án kinh tế, văn hóa, xã hội cho các nước đang và chậm phát triển. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, chúng tôi trình bày một số đặc điểm nổi bật và cũng bài học cho quá trình thẩm định dự án của các chuyên gia Liên hợp quốc:

Một là: hoạt động thẩm định được tiến hành theo suốt cả chu trình thực hiện dự án. Nói cách khác, thẩm định dự án đều phải thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện dự án để có thể đánh giá một cách toàn diện về dự án và hiệu quả mà nó

mang lại. Trong quá trình thẩm định, bên cạnh thẩm định khía cạnh tài chính, kinh tế của dự án thì tiến hàng đồng thời các hoạt động thẩm định khác như: kỹ thuật, xã hội...

Hai là: xác định tỉ lệ chiết khấu cho các dự án. Tỷ lệ chiết khấu là một chỉ số khó xác định nhất, việc áp dụng một tỷ lệ chiết khấu chung cho mọi dự án theo lãi suất cho vay gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Do đó, trong quá trình tính toán lãi suất chiết khấu, các chuyên gia Liên hợp quốc khuyến nghị các quốc gia sử dụng tỷ lệ hạch toán quốc tế.

Thứ hai: Kinh nghiệm tổ chức thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Chúng tôi lựa chọn ngân hàng BIDV vì có một sự tương đồng trong quá trình phát triển giữa BIDV và Vietcombank, bởi hai ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện những nhiệm vụ do nhà nước giao và cùng được tiến hành tái cơ cấu theo hướng hiện đại nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển. Hơn nữa, trong hoạt động của BIDV, cho vay các DAĐT chiếm hơn 90% dư nợ tín dụng trung và dài hạn, do đó hoạt động đánh giá, thẩm định dự án đầu tư luôn được ngân hàng ưu tiên, nâng cao hiệu quả.

Một là: Thiết lập một hệ thống thẩm định độc lập với phòng tín dụng thống nhất từ Hội sở chính cho đến chi nhánh các tỉnh và các phòng giao dịch. Bên cạnh đú, tiến hành phõn cụng nhiệm vụ, trỏch nhiệm và sự phối hợp rừ ràng giữa cỏc bộ phận. Cùng với đó, ban hành quy trình thẩm định dự án làm căn cứ cho hoạt động phối hợp giữa các phòng/ ban trong hệ thống ngân hàng.

Hai là: xem xét đánh giá nội dung các dự án một cách toàn diện bao gồm:

- Đánh giá sơ bộ thông tin hồ sơ DAĐT của khách hàng;

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của dự án: từ phân tích nhu cầu thị trường đối với sản phẩm dịch vụ, xác định nhu cầu hiện tại và dự đoán ở tương lai để tính toán thu nhập dự án; đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ;

- Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính một cách hợp lý: xác định tổng vốn đầu tư và nhu cầu về vốn theo suốt chu trình dự án; sử dụng các nhóm chỉ tiêu về lãi suất như IRR, NPV, PP, PI, B/C...

Chính nhờ có những biện pháp tổ chức thực hiện thẩm định, trong những năm qua mặc dù trước những biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, tỷ lệ dư nợ quá hạn tại hệ thống BIDV luôn nhỏ hơn 5%, trong mức an toàn.

Từ quá trình nghiên cứu kinh nghiệm thẩm định của tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra một số giá trị tham chiếu có ý nghĩa tham khảo đối với hoạt động thẩm định của ngân hàng Vietcombank:

Một là: Xây dựng quy trình thẩm định thống nhất chặt chẽ. Vòng đời của một dự án đầu tư là khá dài nên trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện dự án, công tác thẩm định luôn phải được tiến hành song song cùng lúc để đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết để dự án được thực hiện thành công. Do đó, cần nhấn mạnh việc xõy dựng một quy chế thẩm định rừ ràng, với nội dung bỏm sỏt hoạt động đầu tư.

Hai là: công tác thẩm định có ý nghĩa và vai trò độc lập, quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, việc xây dựng một bộ phận thẩm định độc lập là điều cần thiết.

Ba là: Sử dụng hợp lý các chỉ tiêu hiệu quả thẩm định tài chính. Như đã phần tích, các chỉ tiêu thẩm định tài chính đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, trong từng dự án cần linh hoạt sử dụng các chỉ tiêu để kết quả thẩm định là khách quan, khoa học nhất.

“Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ % giám đốc tài chính các công ty lớn sử dụng các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

STT Chỉ tiêu Thường xuyên sử dụng

1 IRR 75,6%

2 NPV 79,4%

3 PP 56,7%

4 PI 11,9%

5 khác 30,3%

Nguồn: John R.Graham and Cambel R.Harvey, “The theory and practice of corporate finance: evidence from field”. Journal of finacial economics”.[8, tr.24]

Bốn là:Nội dung thẩm định phải toàn diện. Hiện nay các hầu hết cán bộ thực hiện công tác thẩm định tài chính mới chỉ chú trọng hoạt động thẩm định khía cạnh tài chính của dự án mà ít khi đánh giá một cách tổng thể năng lực của nhà đầu tư,

môi trường kinh tế, những chính sách phát triển ngành của các cơ quan nhà nước.

Do đó, hoạt động thẩm định đòi hỏi phải có sự đồng bộ.

Tiểu kết chương 1

Như đã đề cập, thẩm định dự án đầu tư bao gồm thẩm định tài chính các dự

án không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng, mà đó còn là biện pháp góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thẩm định tài chính hiện nay là công việc khó khăn do tính chất của các dự án ngày càng phực tạp và quy mô dự án ngày càng lớn. Do đó, đảm bảo hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động điều hành hiện nay của các ngân hàng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w