Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Trang 27 - 32)

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ nhận được sự quan tâm sâu sắc của ngành, của các địa phương cũng như của các doanh nghiệp và có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua.

* Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch

Hiện nay cả vùng có 25 cơ sở có các chương trình đào tạo du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên chỉ có trường Cao đẳng Du lịch Huế và Trung cấp du lịch miền Trung là đào tạo chuyên sâu.

Bảng 1: Tổng hợp các cơ sở đào tạo có chuyên ngành du lịch trong vùng.

S T T

Tỉnh, thành phố

Cơ sở đào tạo

1 Thanh

Hóa

+ Đại học Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thanh Hóa

+ Trường Đại học Hồng Đức

+ Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh

+ Trường Trung cấp Thương mại Trung ương 5

+ Trường dạy nghề Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

2 Nghệ

An

+ Đại học Công nghiệp Vinh

+ Trường Cao đẳng nghề Thương mại Du lịch Nghệ An

+ Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An

+ Trường Trung cấp Du lịch miền Trung + Trường Trung cấp Việt Anh

+ Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hồng Lam

3 Hà

Tĩnh

Trường Cao đẳng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Du

+ Trường Dạy nghề Kỹ thuật Việt Đức

+ Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên Hà

Tĩnh

+ Công ty TNHH Phú Thành Đạt

+ Trung tâm dịch vụ việc làm Công đoàn Hà Tĩnh

4 Quảng

Bình

+ Đại học Quảng Bình

+ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình + Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Liên đoàn Lao động Quảng Bình

5 Quảng

Trị

+ Trường Trung cấp dạy nghề số 9

+ Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình + Trường Trung cấp Bùi Dục Tài

+ Trường Trung cấp Mai Lĩnh

6

Thừa Thiên - Huế

+ Khoa Du lịch – Đại học Huế + Đại học Phú Xuân

+ Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế + Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

+ Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

+ Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Duy Tân

Hình thức đào tạo của các cơ sở đa dạng, bao gồm cả hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm, ngoài ra còn có các chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, liên kết đào tạo với các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo du lịch nhất trong vùng. Trong đó có khoa Du lịch trường Đại học Huế và trường Cao đẳng Nghề du lịch Huế có cơ sở vật chất và chương trình đào tạo đƣợc đánh giá cao. Chương trình giảng dạy đã kết hợp cả lý thuyết và thực hành tuy nhiên

vẫn còn nặng về lý thuyết, chương trình thực hành chiếm tỷ trọng thấp. Điều này dẫn đến việc học viên sau khi tốt nghiệp vào làm việc tại các doanh nghiệp du lịch vẫn cần đào tạo bổ sung. Một lý do của việc các học phần thực hành còn ít do cơ sở vật chất, kỹ thuật của các trường đào tạo còn yếu, chưa chú trọng liên kết với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo cũng đã được đầu tư nhưng trang thiết bị giảng dạy nhìn chung còn thiếu và không đồng bộ, đặc biệt đối với các cơ sở mới. Nhiều trường chưa có phòng thực hành cho các môn nghiệp vụ như buồng bàn, lễ tân... Các trường phần lớn xây dựng giáo trình và áp dụng các phương pháp đào tạo riêng do hiện nay chưa có chương trình khung chung cho đào tạo các ngành khách sạn, nhà hàng và du lịch. Công tác khảo thí, đánh giá trình độ của sinh viên tốt nghiệp ra trường vì thế cũng khó khăn do thiếu chuẩn đánh giá. Các cơ sở đào tạo đã có sự liên kết với các cơ quan du lịch của địa phương, các doanh nghiệp du lịch trong địa bàn để cung cấp các khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho các cán bộ, nhân viên du lịch. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong vùng có quy mô nhỏ, hoạt động theo thời vụ nên doanh nghiệp chưa coi trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề cao của mình. Với nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch, các cơ sở đào tạo trong vùng khó có thể đáp ứng được nguồn nhân lực thiếu hụt, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, trong những năm qua ngành du lịch khu vực Bắc Trung Bộ đã chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên và xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên. Nhiều đơn vị trong ngành đã tích cực, chủ động tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài; phối hợp với các Trường đào tạo du lịch, Hiệp hội Du lịch-Khách sạn tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ ngành du

lịch: như các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp, lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch, lớp tập huấn về văn hóa ứng xử trong du lịch và tổ chức các lớp thi tay nghề cho nhân viên tại các cơ sở lưu trú và nhà hàng du lịch...

Một số hoạt động cụ thể: Triển khai kế hoạch phát triển du lịch 2005-2010, du lịch Nghệ An tích cực đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đáng chú ý là các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cho các cán bộ quản lý du lịch tại các huyện thị; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức văn hóa du lịch cho cán bộ công nhân viên và nhân dân tại các trọng điểm du lịch của Tỉnh. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là ngoại ngữ hiếm trong đó có tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Nhật... Một số doanh nghiệp đã chủ động gửi cán bộ đi đào tạo. Tại Thừa Thiên - Huế, với hướng phát triển chủ đạo là du lịch di sản và du lịch biển, Sở VHTTDL đã chủ động tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về du lịch văn hóa, kiến thức về di sản và kỹ năng hướng dẫn tại các điểm du lịch di sản cho đội ngũ hướng dẫn viên. Bên cạnh đó, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đón tiếp khách du lịch tàu biển mở lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch tàu biển. Du lịch Quảng Bình đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các học viên là cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế, và đội ngũ hướng dẫn viên... Ngoài ra, Sở VHTTDL Quảng Bình cũng phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật du lịch, an ninh an toàn trong du lịch, quy trình đón khách, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch với thời gian 3 tháng, 6 tháng... Phát triển du lịch luôn phải gắn kết giữa hoạt động du lịch chuyên nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hoạt động hướng dẫn, thuyết minh du lịch và nghiệp vụ du lịch trên địa bàn.

Những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch làng quê đang được nhiều địa phương trong vùng ưu tiên phát triển vì vậy một số địa phương đã liên kết phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế, khoa Du lịch-Trường Đại học Huế và trường trung cấp nghề Saigontourist tổ chức đào tạo ngắn hạn thích ứng với hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa ở các địa phương như đào tạo đội ngũ thuyết minh du lịch ở khu di tích Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An), khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), quần thể di tích cố đô Huế, làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế), làng cổ Hội Kỳ (Quảng Trị)...

Học viên là con em của địa phương vừa lao động ngành nghề khác vừa có thể hướng dẫn khách du lịch tham quan hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống...

Nhìn chung, đội ngũ lao động ngành của khu vực thời gian qua đã tăng mạnh về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên một bước, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, nhất là các kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, marketing và tiếp thị sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w