CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên trong quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Mặc dù thời gian thực tập tại Công ty không nhiều và chỉ được tham gia vào các nhóm kiểm toán thực hiện công việc tại một số khách hàng là doanh nghiệp nên em chưa nắm bắt được tất cảichương trình kiểm toán tiền lương mà Công ty đã và đang áp dụng đối với tất cả các khách hàng. Trong khi đó, chương trình kiểm toán được áp dụng với mỗi khách hàng khác nhau, có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên,ivới những gì đã được chứng kiến, thu nhận và từ những ý kiến nhận xét ưu nhược điểm trên, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện như sau:
3.2.1. Về việc đánh giá HTKSNB
An Phú nên thiết kế bảng câu hỏiiđánh giá về HTKSNB ứng với từng phần hành, ngoài các câu hỏi Có/Không/Không áp dụng, kiểm toán viên nên thiết kế mở rộng bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở từ đó có những đánh giá sâu sắc và khách quan về HTKSNB của khách hàng. Ngoài việc thiết kế bản câu hỏi mở cho việc đánh giá HTKSNB, công ty có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp mô tả tường thuật, sơ đồ kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, Công ty cũnginên phân chia khách hàng của mình theo từng ngành nghề hoặc nhóm ngành tương đồng, theo cấp độ quy mô và theo loại hình sở hữu, theo đó thiết kế các bảng hỏi đánh giá HTKSNB theo các nhóm này để các câu hỏi sát thực hơn và thu thập được nhiều thông tin hữu ích hơn.
3.2.2. Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Công tyinên thiết lậpivà thựcihiện nhiều hơn nữa các phương pháp chọn mẫu kiểm toán, không nên chỉ chọn mẫu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Khi các công việc tìm hiểu, đánh giá HTKSNB cũng như việc xác định mức độ trọng yếu trên BCTC được thực hiện tốt thì kiểm toán viên có thể giảm số mẫu phải kiểm tra. Nhóm kiểm toán phải căn cứ vào thời gian thực hiện kiểm toán của từng khoản mục để xác định số mẫu cần lựa chọn cho phù hợp. Trong nhiềuitrường hợp, thời gian kiểm toán là rất hạn chế nên kiểm toán viên phải chọn lựa được mẫu không quá lớn nhưng vẫn phải
đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể, giúp kiểmitoán viên có thể đánh giá một cách đúng đắn về khoản mục mình thực hiện. Chính vì vậy một phương pháp chọn mẫu phù hợp có ý nghĩa rất lớn và việc chọn mẫu như thế nào cũng là vấn đề mà các kiểm toán viên cần quan tâm. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên của An Phú thường chọn các nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn vì chúngicó độ rủi ro cao. Mặt khác, kiểm toán viên cũng dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để chọn ra những nghiệp vụ bất thường để kiểm tra, điều này hoàn toàn mang tính xét đoán chủ quan nghề nghiệp của họ. Cách làm này rất dễ bị những khách hàng khách hàng thường xuyên và có kinh nghiệm của Công ty nắm bắt được. Ngoài ra, không phải chỉ những nghiệp vụ có số dư lớn, đối ứng bất thường mới có rủi ro cao, mà thực tế cho thấy nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ nhưng tần suất sai cao cũng cóithể xảy ra các sai phạm trọng yếu. Vì thế việc đa dạng hóa các phương pháp chọn mẫu là giải pháp cần thiết trước mắt. Về lâu dài Công ty nên xây dựng chương trình chọn mẫu qua máy tính, việc này sẽ giúp kiểm toán viên chọn được những mẫu kiểm tra mang tính đại diện cao.
Cơ sở pháp lý của kiến nghị:
Theo hướng dẫn Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và cỏc thủ tục thay thế” đó nờu rừ: Kiểm toỏn viờn cần lựa chọn được những mẫu mang tính đại diện cao cho toàn bộ tổng thể để hạn chế rủi ro kiểm toán có thể gặp phải. Trong khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thửinghiệm cơ bản, nếu số lượng mẫu kiểm tra quá lớn, kiểm toán viên có thể sử dụng những phân tích trong lý thuyết thống kê để lựa chọn mẫu kiểm toán. Việc tính toán tổng thể, kích cỡ mẫu, phân nhóm…nếu phụ thuộc nhiều vào những xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên sẽ không tránh khỏi rủi ro kiểm toán. Những rủi ro đó có thể do chọn mẫu hoặc không do chọn mẫu đem lại trong đó do chọn mẫu là việc kiểm toán viên sau khi kiểm tra mẫu chọn đưa ra kết luận không chính xác do mẫu không mang tính đại diện. Chuẩn mực cũng nêu các phương pháp chọn mẫu thường được sử dụng hiện nay như chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo hệ thống hoặc chọn mẫu bất kỳ nhưng phải đảm bảo không có sự thiên lệch hay định hướng chủ quan của kiểm toán viên.
3.2.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Trong quá trình kiểm toán các khoản mục nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên nói riêng, việciđánh giá sự tồn tại của HTKSNB và tính hiệu quả
của nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, các kiểm toán viên cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Trong những năm qua, An Phú đã chú trọng nhiều tới các thủ tục kiểm soát, Công ty đã xây dựng các thủ tục kiểm soát đối với các khoản mục trọng yếu trong đó có khoản mục tiền lương. Tuy nhiên, trong quá trỡnh thực hiện thủ tục này khụng cú sự tỏch biệt rừ ràng với cỏc thủ tục kiểm tra chi tiết khác. Vì thế trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong việc thực hiện những thủ tục kiểm soát đối với khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục liên quan tới tiền lương nói riêng. Điều đó có ý nghĩa tích cực trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra cơ bản khác, tăng cường hiệu quả công việc của kiểm toán viên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thủ tục kiểm soát chưa được thực hiện một cách đúng mực là thời gian của một cuộc kiểm toán của An Phú là tương đối ngắn vì vậy Ban lãnh đạo Công ty cần xem xét khi lập kế hoạch kiểm toán.
Cơ sở pháp lý của kiến nghị:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 500 “Bằng chứng kiểm toán”, “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra đểithu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệithống kiểm soát nội bộ”. Như vậy, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm kiểm tra sự tồn tại và khả năng hoạt động hiệu quả của HTKSNB của đơn vị khách hàng. Kết quả của thủ tục kiểm tra HTKSNB sẽ cho kiểm toán viên định hướng việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Chính vì vậy nếu không có sự tách biệt giữa các thửinghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản sẽ làm cho kiểm toán viên gặp khó khăn trong việc xác định những công việc cần thực hiện và hiệu quả công việc sẽ không cao. Sẽ rất tốn kém nếu như kiểm toán viên thực hiện nhiều trắc nghiệm cơ bản trong khi khách hàng có một HTKSNB hoạt động hiệu quả. Ngược lại nguy cơ rủi ro kiểm toán cao nếu kiểm toán viên thực hiện ít trắc nghiệm cơ bản khi thực hiện kiểm toán đơn vị có HTKSNB hoạt động kém hiệu quả.
3.2.4. Về vấn đề kiểm toán ngoài chứng từ
Một điều có thể dễidàng nhận thấy trong quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên của An Phú, phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ vẫn chưa được coi trọng. Kiểm toán viên mới chỉ dừng lại ở thủ tục phỏng vấn khách hàng về những vấn đề bất thường và các bằng chứng đã thu thập để lấy thêm thông tin, tạo cơ sơ vững
chắc. Đối với chu trìnhtiền lương và nhân viên kiểm toán viên có thể áp dụng phương pháp thực nghiệm để tăng độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được.
Cơ sở pháp lý của kiến nghị:
Khi nghiên cứu về đối tượng kiểm toán tainhận thấy đối tượng kiểm toán gồm hai phần riêng biệt là: thực trạng hoạt động tài chính đã được phản ánh trong các tài liệu kế toán của doanh nghiệp cụ thể là các BCTC và sổ sách kế toán và phần không được phản ảnh hoặc phản ánh không đúng trong các tài liệu này. Do đó khi tiến hành kiểm toán tình hình hoạt động của đơn vị khách hàng, để thu thập được những thông đầy đủ và chính xác kiểm toán viên không nên chỉ dừngiở việc kiểm tra, xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp mà cần thực hiện thêm các thủ tục khácinhư kiểm toán cân đối kế toán, đối chiếu các chỉ tiêu tài chính… Đối với phần thông tin ngoài chứng từ kiểm toán viên chưa có sẵn cơ sở dữ liệu vì vậy cần có những phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán như điều tra, kiểm kê hay thực nghiệm.
3.2.5. Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán
Một vấn đề cuối cùng mà cũng có ảnh hưởngilớn đến kết quả của cuộc kiểm toán đó chính là những sự kiện phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên việc xem xét những sự kiện này lại ít được quan tâm đến khi An Phú thực hiện kiểm toán tại các công ty khách hàng. Điều này có thể dẫn tới việc cung cấp thiếu thông tin về tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán cho người sử dụng BCTC.
Cơ sở pháp lýicủa kiến nghị
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành sối560 “Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán” quy định: “Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặcithuyết minh trong báo cáo tài chính”. Trongiquá trình thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên nói riêng, kiểm toán viên thường chỉ xem xét các sự kiện phát sinh đến ngày khóa sổikế toán. Bởi vậy các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán thường không thu hút được sự quan tâm của kiểm toán viên. Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với chu trình tiền lương và nhân viên thường là: Các khoản nợ ngoài dự kiến do đơn vị được kiểm toán bị công đoàn hoặc
người lao động kiện tụng. Do đó kiểm toán viên phải xem xét các sự kiện này, đánh giá ảnh hưởng của chúng đến tình hình hoạt động cũnginhư đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc công bố trênithuyết minh BCTC của đơn vị được kiểm toán.