Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng (Trang 45 - 49)

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG

B. Vốn chủ sở hữu

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 30,816.28 25,280.15 34,224.31

2.2. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền

2.2.1. Phân tích tình hình thanh toán 1. Phân tích khoản phải thu

2.2.2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Vốn lưu động ròng.

Bảng 10: Bảng phân tích Vốn lưu động ròng

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục

Năm 2010

Năm 2009

Năm

2008 2010/2009 (%) 2010/2008(%)

TSLĐ và ĐTNH 442,351 303,839 285,025 45.59 6.60

Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,965 -36.61 36.46

Vốn lưu động ròng 293,606 69,173 113,061 324.45 -38.82 (Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng )

Vốn lưu động ròng giảm từ 113,061 triệu đồng năm 2008 xuống 69,173 triệu đồng năm 2009 tương ứng với mức giảm 38.82% và tăng từ 69,173 triệu đồng năm 2009 lên 293,606 triệu đồng năm 2010 tương ứng với mức tăng 324.45% , vốn lưu động ròng tăng

SVTH: Nguyễn Thị Nhung GVHD: Th. S Hoàng Lan Hương42

giúp cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng lên, góp phần làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành.

Bảng 11: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành

ĐVT:Triệu Đồng Khoản mục

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

2010/2009 (%)

2010/2008 (%)

TSLĐ và ĐTNH 442,351 303,839 285,025 45.59 6.60

Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,965 -36.61 36.46

Hệ số thanh toán hiện

hành 2.97 1.29 1.66 1.68 -0.36

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng ) Tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008 là 0.36%.

Tỷ lệ này năm 2008 là 1.66 nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,66 đồng giá trị TSLĐ. Năm 2009 tỷ lệ này là 1.29 nghĩa là có 1.29 đồng TSLĐ tính cho một đồng nợ ngắn hạn phải trả. So với năm trước là 1.66 thì thấp hơn 0.36 đồng. Năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 2.97 đồng nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả được đảm bảo bằng 2.97 đồng giá trị TSLĐ, nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của khoản TSLĐ nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể là trong năm 2010, tốc độ tăng của tài sản lưu động là 45.59% còn nợ ngắn hạn giảm còn 36.61% . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.97 đồng tài sản lưu động bảo đảm cao hơn so với mức trung bình ngày 1.8 lần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng trang trải đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn thông qua việc tiền hóa các khoản phải thu hay hàng tồn kho nhưng chỉ số cao hơn nhiều như vậy là một điều không nên, như vậy thì mặc dù doanh nghiệp không phải lo gánh nặng về nợ nhưng doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn của các doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp cần vốn doanh nghiệp sẽ phải đi huy động như vậy sẽ làm doanh nghiệp tốn thêm nhiều chi phí. Điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã tăng trở lại chứng tỏ Doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thanh toán cho mình. Qua 3 năm thì ta thấy năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ này đều nhỏ hơn tỷ lệ

được chấp nhận 2:1 như vậy công ty sẽ gặp gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng lúc này tỷ lệ đã tăng lên công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đó, tình trạng mất khả năng thanh toán khó có thể xảy ra.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm

2010 Năm

2009 Năm

2008 2010/2009(%) 2010/2008(%)

Tiền mặt 29,705 140,377 103,739 -78.84 35.32

Khoản phải thu 104,920 91,463 88,157 14.71 3.75

Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,254 -36.61 37.03

Hệ số thanh toán

nhanh 0.91 0.99 1.12 -8.39 -11.83

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng ) Nhận xét: Trong năm 2008, cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 1.12 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh còn trong năm 2009, công ty có sẳn 0,99 đồng tài sản đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, giảm hơn so với năm trước, đến năm 2010, công ty chỉ có 0,91 đồng tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh toán,thấp hơn 11.83% so với năm 2010, điều này cho thấy tình hình thanh toán trong năm sau có khó khăn hơn, thông thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1(100%) thi tình hình thanh toán của công ty tương đối khã quan, công ty có thể đáp ứng đươc nhu cầu thanh toán nhanh. Nhưng xem xét tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty trên bảng phân tich cho thấy rằng, năm 2008 tỷ lệ thanh toán nhanh lớn hơn 1 công ty có khả năng để thanh toán nhanh, còn 2 năm sau thì tỷ lệ thanh toán nhỏ hơn 1 nên công ty không có khả năng để thanh toán nhanh, tình hình tài chính của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Qua phân tích ta thấy, hệ số khả năng thanh toán trong 2 năm đều nhỏ hơn 1, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân là do tiền mặt của Công ty giảm tới 78.84%. Khi công ty cần tiền để trả nợ gấp sẽ không đáp ứng kịp thời mặc dù khoản phải thu tăng 14.71%. Công ty cần lưu ý hơn vấn đề này.

Hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2008 giá trị hàng tồn kho là 89,353.65 triệu đồng, giảm xuống 69,289.09 triệu đồng năm 2009, số lượng hàng tồn SVTH: Nguyễn Thị Nhung GVHD: Th. S Hoàng Lan Hương44

kho tăng lên 1/3 đến 2 lần so với 2 năm trước đó, với giá trị là 125,627.99 triệu đồng.

Lượng hàng tồn kho dự trữ giúp tăng độ an toàn trong việc cấp hàng. Tuy nhiên de=ự trữ nhiều hang hóa lại làm phát sinh các chi phí mà công ty phải gánh chịu: chi phí lưu bãi, chi phí bảo quản… đồng thời làm tăng rủi ro trong thanh toán do các khoản phải trả tăng lên theo mức hàng hóa dự trưc của VTV. Trong trường hợp này khi găp khó khăn về tài chính, công ty sẽ bán gấp, bán rẽ hàng hoá dể lấy tiền thanh toán các khoản nợ , điều này ảnh hưởng rất lớn chính sách dự trữ hàng hoá của công ty. Tuy nhiên,trong phân tích chúng ta cần phải xem xét tỷ lệ thanh toán tức thời của công ty, để có đánh giá chính xác hơn về khả năng đảm bảo thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.

Bảng 13: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

ĐVT:Triệu đồng

Khoản mục Năm

2010 Năm

2009 Năm

2008 2010/2009

(%) 2010/2008 (%)

Tiền 29,705 140,377 103,739 -78.84 35.32

Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,254 -36.61 37.03

Hệ số thanh toán bằng

tiền 0.20 0.60 0.61 -66.62 -1.25

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng ) Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích trên, chúng ta thấy tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của công ty biến thiên qua các năm. Trong năm 2008 có 0,61 đồng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng qua 2009 tỷ lệ này giảm so với năm 2008 là 0,01 đồng, tức là công ty đã có đươc 0,60 đồng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay bằng tiền mặt. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm một cách đáng kể và chỉ còn 0,20 đồng tiền mặt để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Điều này nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra là tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 0,5 thì trong 2 năm 2008 và 2009 công ty đã đáp ứng được các khả năng thanh toán các khoản tiền đến hạn.

Đặc biệt trong năm 2010 tỷ lệ này lại giảm rất nguy hiểm nếu có các nhu cầu cần phải thanh toán ngay. Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.

Tóm lại, qua quá trình phân tích 3 hệ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền, ta thấy khả năng thanh toán nhanh và khă năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp giảm, trong khi đó khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp lại tăng. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên rất lớn của khoản đầu tư ngắn hạn. Mà thực chất, khoản đầu tư ngắn hạn tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nên nó phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Chính vì thế khả năng thanh toán bằng tiền phản ánh chính xác hơn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp do hệ số này được thể hiện thông qua lượng tiền mặt hiện có ở doanh nghiệp. Vì thế qua quá trình phân tích, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm qua có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp thu hồi nhanh vốn bị ứ đọng ở khâu khách hàng và khâu tồn trữ để có thể trang trải kịp thời các khoản này. Công ty vẫn đang duy trì được vị thế tương đối an toàn trong thanh toán, nhưng một mặt nào đó nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w