LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nhữngvấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 4: NHỮNG KIẾN NGHỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO KHU

4.1. LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO CÁC KIẾN NGHỊ

Bất cứ một kiến nghị về bảo vệ môi trường nào thì đều phải có các luận cứ khoa học cho các kiến nghị đó. Kết quả ĐGTĐMT là luận cứ căn bản nhất cùng với các luận cứ khác về kinh tế xã hội làm cơ sở cho các kiến nghị về bảo vệ môi trường.

Qua kết quả ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn, chúng ta thấy rằng vấn đề đáng chú ý nhất để đưa ra những kiến nghị bảo vệ môi trường là môi trường không khí. KCN Tiên Sơn đã tác động vào môi trường không khí nặng nề hơn cả chủ yếu từ các hoạt động trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khi hoạt động này không còn nữa thì sự tác động này được chấm dứt. Vấn đề còn lại đối với các tác động vào môi trường không khí là vận hành máy móc, hoạt động giao thông vận tải, khí thải công nghiệp, chất rắn sinh hoạt và tiếng ồn. Tất cả các tác động đó cần phải có các biện pháp giảm thiểu, hạn chế khí thải tại nguồn trước khi thải vào môi trường.

Đối với môi trường đất: Khi tất cả các nhà máy hoạt động thì chỉ còn tác động về vận hành máy móc (xả thải dầu mở), nước thải công nghiệp và sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt. Để giảm thiểu các tác động có hại này, thì điều quan trọng nhất là phải hạn chế đến mức tối đa các chất thải kể trên bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý tại nguồn, hạn chế tối đa việc để đất tiếp xúc với nguồn ô nhiễm .

Đối với môi trường động vật: Động vật bị tác động gây hại ở đây chủ yếu là các loại động vật nhỏ như giun đất, côn trùng, ếch nhái , cua đồng… chúng chịu tác động từ các hoạt động như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sơ hạ tầng, nước thải công nghiệp và một số hoạt động khác. Nhưng khi các nhà máy đi vào hoạt động thì động vật chủ yếu chịu tác động của nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Do đó để giảm sự ảnh hưởng này cần phải hạn chế thải các chất thải kể trên vào kênh mương và đồng ruộng

Đối với môi trường nước mặt: Nước mặt chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các hoạt động vận hành máy móc (xả thải dầu mỡ), nước thải công nghiệp và một số hoạt động khác. Do đó để hạn chế ô nhiễm nước mặt cần áp dụng các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp tại nguồn và hạn chế đổ dầu mỡ vào kênh mương.

Đối với môi trường nông nghiệp : Cũng chịu ảnh hưởng từ hoạt động san lấp mặt bằng, khí thải công nghiệp, tập trung công nhân làm giảm lực lượng lao động nông nghiệp và một số hoạt động khác. Luận cứ bảo vệ môi trường cho nông nghiệp là bắt buộc phải giảm thiểu khí thải công nghiệp, bụi công nghiệp vào môi trường.

Đối với môi trường nước ngầm: Nước ngầm chịu ảnh hưởng ô nhiễm do sự thấm xuống của nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rác từ chất thải rắn độc hại và sinh hoạt. Do đó việc ngăn chặn, hạn chế các chất thải vừa kể trên thấm xuống đất là việc cần phải làm .

Trên là những luận cứ căn bản nhất để làm cơ sở cho các kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên Sơn.

4.2. CÁC KIẾN NGHỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO KCN TIÊN SƠN.

4.2.1. Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí.

Theo bảng đánh giá các tác động gây ô nhiễm môi trường không khí là các hoạt động trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động công nghiệp, chất thải rắn…Do đó để giảm thiểu ô nhiễm không khí thì biện pháp phù hợp nhất là khống chế ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh ra chúng.

Đối với các họat động phát triển như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu thì cần phải che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông và bề mặt sân bãi khi san lấp mặt bằng.

Đối với các nhà máy hoạt động thì các biện pháp cơ bản để thực hiện là.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật hạn chế ô nhiễm bằng cách lắp các hệ thống xử lý khí thải như lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ sinh hoá…Đối với mỗi loại hình công nghiệp cần áp dụng một phương pháp thích hợp.

Bảng 4-1: Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong sản xuất công nghiệp.

TT Các ngành sản xuất

Đặc trưng các nguồn gây ô

nhiễm không khí Phương án khống chế

1 Gia công chế tạo cơ khí và kho bãi

Khói hàn, bụi kim loại, HCl, hơi dung môi hữu cơ pha sơn, bụi sơn, tiếng ồn.

- Thông thoáng nhà xưởng.

- Hấp thụ hơi axit bằng kiềm

2 Vật liệu xây dựng

Bụi nguyên liệu (SiO2, Al2O3...), bụi silicat, hợp chất Fluor từ vật liệu đất nung, tiếng ồn.

- Tổ cyclon để thu bụi tinh.

- Hấp thụ HF bằng dung dịch kiềm, lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp.

3

Công nghiệp chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc

Bụi nguyên liệu (bột cám, bột thuốc lá...), mùi hôi, tiếng ồn...

- Thông gió cưỡng bức.

- Lọc ướt bụi bằng tháp phun, xử lý mùi hôi bằng hấp thụ lớp đệm.

4 Công nghiệp Dệt-

May mặc Bụi vải, bụi bông, tiếng ồn...

- Thông thoáng nhà xưởng.

- Lọc bụi tay áo.

5 Công nghiệp hàng tiêu dùng

Bụi nilông, khói, dung môi, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao.

- Lọc túi vải.

- Thoáng nhà xưởng

6

Khói thải từ các nguồn đốt nhiên liệu: lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện

Bụi than, SOx, NOx, CO, CO2, tiếng ồn...

- Thay đổi nhiên liệu.

- Phát tán qua ống khói.

- Các nguyên vật liệu sử dụng tạo thành một chu trình kín, sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc.

- Xây kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nhằm tránh rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ cháy nổ.

- Tăng cường bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy và KCN theo thiết kế.

4.2.2. Phương án khống chế ô nhiễm do nước thải.

Theo bảng đánh giá thì nước thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước mặt, môi trường động vật, môi trường nông nghiệp và sức khoẻ công nhân viên. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp xử lý hoặc hạn chế nước thải thải vào môi trường tự nhiên.

- Đối với khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng cần có các công trình xử lý nước thải tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm).

- Xử lý nước thải công nghiệp: Biện pháp tối ưu là xử lý nước thải tại nguồn.

Tuỳ thuộc vào tính chất và lưu lượng nước thải của các nhà máy mà chúng ta sẽ có phương án xử lý thích hợp. Một số biện pháp xử lý sau:

+ Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp cơ học: Các loại rác, cặn cơ học từ các nhà máy có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học.

+ Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp hoá học: Nếu nước thải có tính axit hoặc bazơ thì việc sử lý bắng biện pháp trung hoà nhờ các phản ứng axit - bazơ trong bể điều hoà. Hoá chất thường được sử dụng trong xử lý hóa học thường là HCl, H2SO4, CaO, Ca(OH)2…sau khi xử lý sơ bộ, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của KCN.

+ Xử lý nước thải sản xuất nhiễm dầu: Phát sinh chủ yếu từ việc vận hành máy móc thiết bị, sự cố rò rỉ…tuỳ thuộc vào hàm lượng dầu và tính chất cũng

như dạng phân tán của dầu, chất béo trong nước thải mà có thể áp dụng loại bỏ dầu mỡ bằng bể tách dầu.

+ Xử lý nước thải sản xuất ô nhiễm chất hữu cơ cao: Nước thải có chứa nồng độ các chất hữu cơ cao phát sinh chủ yếu từ ngành sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, rượu bia…có thể xử lý bằng phương pháp sinh học như:

Bể lọc sinh học hiếu khí (biophin), bùn hoạt tính hiếu khí (aerotank), lọc sinh học kỵ khí.

- Xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh của công nhân, viên chức trong KCN. Phương pháp tối ưu được sử dụng hiện nay là dùng bể phốt 3 ngăn đặt chìm dưới đất.

4.2.3. Xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại.

Theo kết quả đánh giá thì chất thải rắn và chất thải độc hại tác động nhiều đến môi trường không khí, sức khoẻ, môi trường đất, môi trường nước mặt, môi trường động vật…Do đó cần hạn chế lượng chất thải này vào môi trường bằng một số biện pháp sau:

- Tái sử dụng: Một trong những biện pháp giảm thiểu lượng chất thải là phân loại và tái sử dụng chất thải rắn và hoá chất độc hại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như các kim loại nặng (Fe, Cu, Zn, thuỷ tinh…).

- Thiêu đốt: Chất thải rắn được phân loại sơ bộ để tách các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, giấy vụn… và các tạp chất trơ. Phần còn lại được đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao. Lò đốt cũng phải trang bị hệ thống xử lý khí thải nhằm khống chế ô nhiễm không khí ra môi trường xung quanh do quá trình thiêu đốt gây ra.

4.2.4. Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn .

Theo bảng đánh giá tác động của tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khoẻ công nhân viên. Do đó các giải pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn cho các hoạt động trong KCN cần được thực hiện như sau: sử dụng đệm chống ồn được lắp tại chân của quạt và máy nén khí, lắp ống giảm thanh

cho các thiết bị nổ và các chi tiết gây ồn, thường xuyên bôi trơn và kiểm tra độ mòn chi tiết.

4.2.5. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong KCN.

Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong các nhà máy của KCN chính vì vậy cải thiện yếu tố vi khi hậu là điều hết sức cần thiết. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường thì cần tiến hành các biện pháp sau: Lắp đặt hệ thống chống nóng trong các nhà xưởng, vệ sinh nhà xưởng, kho bãi cần được tiến hành thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi và tạo môi trường trong sạch, tăng cường trồng cây xanh xung quanh KCN để che nắng, giảm bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của KCN và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường KCN.

Một phần của tài liệu Nhữngvấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w